fbpx

Peter Lynch – Bạn chỉ cần đúng 6 trên 10 lần đầu tư là đã phi thường lắm rồi

Trong đầu tư, hay trong cuộc sống đi chăng nữa, ta phải học cách chấp nhận thất bại/sai lầm như một nhân tố tất yếu. Điều đó không có nghĩa rằng ta bất cẩn, vô trách nhiệm. Mà ta phải dám chịu rủi ro, song biết giới hạn chúng một cách thông minh…

Ngài Peter Lynch, trong quyển One Up On Wall St, đã từng có một câu châm ngôn vừa khiêm tốn, vừa chí lí vô cùng: “Trong đầu tư, nếu bạn thực sự giỏi, bạn cũng chỉ có 60% cơ hội chiến thắng. Bạn không bao giờ có thể đúng 9 trên 10 lần đầu tư cả.”

Peter Lynch

Thậm chí, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ cần 1 hoặc 2 lần ta “rất” đúng thôi, hay còn gọi là các “túi năm gang/túi mười gang”, thì cũng đủ để có thể làm nên một kết quả phi thường!

Câu châm ngôn này thật ra hữu dụng và thâm thúy vô cùng, nếu nhà đầu tư cá nhân chúng ta có đủ trải nghiệm và thất bại trên thị trường:

Thứ nhất, một nhà đầu tư kinh nghiệm sẽ hiểu rằng anh ta phải kiên nhẫn. Đó là do không bao giờ anh ta có thể sinh lợi trên mọi cơ hội, mọi lúc, mọi nơi được. Một tay chơi Poker lão luyện, cũng hiểu rất rõ bài toán về xác suất này: hắn ta không bao giờ đặt cược vào mọi ván bài, mọi thời điểm, mà chỉ chơi những ván mà hắn chắc thắng nhất, với những đối thủ mà hắn có thể thắng được nhiều nhất. Cùng chung quan điểm này NĐT định lượng vĩ đại Edward Thorp, người từng đánh bại mọi sòng bài Las Vegas và Phố Wall đã chia sẻ trong cuốn sách của mình rằng: “Chỉ đặt cược ở mức độ mà tôi cảm thấy thoải mái và không nâng thêm cho đến khi tôi sẵn sàng, nó cho phép tôi chơi theo hệ thống của mình với sự bình tĩnh và độ chính xác tối thượng. Bài học từ những bàn chơi BlackJack là vô giá cho tôi trong suốt cuộc đời đầu tư.”

Chỉ đặt cược ở mức độ mà tôi cảm thấy thoải mái và không nâng thêm cho đến khi tôi sẵn sàng, nó cho phép tôi chơi theo hệ thống của mình với sự bình tĩnh và độ chính xác tối thượng. Bài học từ những bàn chơi BlackJack là vô giá cho tôi trong suốt cuộc đời đầu tư. - NĐT định lượng vĩ đại Edward Thorp

Thứ hai, đối với những cổ phiếu mà ta thấy ta đã sai lầm rõ ràng, thì hãy mau chóng cắt lỗ (cut loss) nhanh đi! Chúng tôi từng thấy trên thị trường chứng khoán, nhiều cá nhân thông minh, tính toán phi thường, ấy vậy mà đều chịu thua lỗ thảm hại âu cũng bởi vì cái tánh cố chấp của họ: một, họ không tin rằng họ đã sai; hai, họ hi vọng rằng cổ phiếu có thể quay lại mức giá “tên lửa” mà họ đã sai lầm mua phải; ba, họ chối bỏ thực tại quá đau đớn, bám víu vào tất cả những điều tích cực mà họ muốn nghe thay vì nhìn nhận khách quan về doanh nghiệp. Rất nhiều cổ phiếu không hề đáp ứng chữ cái M nào trong bộ tiêu chí của ngài Phil Town, thậm chí có rủi ro đạo đức quản trị rất lớn như FLC, HAG, HQC, ITA, các công ty thủy sản … đều là nơi mà rất nhiều cá nhân bỏ hết vốn liếng của họ chôn vùi vĩnh viễn thay vì chịu cắt lỗ đúng lúc…

Cuối cùng, nếu ta tìm được một doanh nghiệp tuyệt vời, có triển vọng lớn, được bán với giá hấp dẫn, thì hãy nhanh nhẹn đầu tư và theo đuổi khoản đầu tư đó đến cùng thay vì kiếm lợi một vài % trong ngắn hạn. Đây chính là điểm khác biệt mà những nhà đầu tư thành công tột đỉnh như Peter Lynch khác với người bình thường: họ chỉ cần đúng 4,5 lần trong 10 lần đầu tư, song họ sinh lợi hàng nghìn % nhờ đức kiên nhẫn của họ. Họ sẵn sàng nắm giữ doanh nghiệp rất lâu, từ 5-10 năm, và dành phần lớn danh mục của họ trong các “túi mười gang” này. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi cần phải cảnh báo các nhà đầu tư cá nhân một điều rằng kỳ vọng của chúng ta phải thực tế. Liệu rằng một doanh nghiệp đã lớn đến mức 3-10 tỷ USD như VNM, HPG, VIC, SAB có thể tăng năm đến mười lần hay không, khi mà dân số và chi tiêu của người dân có giới hạn? Liệu rằng một công ty trong một ngành nghề ít tăng trưởng, quy mô nhỏ có thể tăng hàng nghìn % hay không khi mà thậm chí doanh thu của công ty còn bị thu hẹp? Để tìm được một cơ hội tuyệt vời, ta phải đánh giá khách quan 4 tiêu chí M của ngài Phil Town, đồng thời am hiểu rõ triển vọng ngành nghề của doanh nghiệp và cập nhật quan điểm ngược chiều liên tục.

Do đó, trong đầu tư, việc ta sai lầm là vô cùng phổ biến. Nhờ vậy, ta càng phải học cách khiêm tốn, chấp nhận thất bại tất yếu, sau đó hành động nhanh chóng, đồng thời biết cách trân quý nhưng cơ hội đầu tư quý báu, thay vì mất kiên nhẫn, kiếm lợi nhỏ nhặt với tầm nhìn đầu tư hạn hẹp.

Nguồn: newslettervietnam 

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề