fbpx

Bí mật của việc biến mất của tiền khi giá cổ phiếu giảm

Nhiều người cũng cảm thấy tương tự như vậy khi họ đột nhiên nhận ra rằng bảng cân đối tài khoản của họ tại các công ty môi giới chứng khoán bị sụt giảm nhanh chóng. Vậy số tiền đó đi đâu? Thật may mắn, số tiền tăng thêm hay mất đi – do một cổ phiếu tạo nên – không hề biến mất.

Sự biến mất của tiền

mất tiền

Trước khi bàn luận chuyện tiền biến mất như thế nào, chúng ta nên hiểu rằng ở đây không quan tâm tới trạng thái của thị trường (tốt hoặc xấu), cũng không bàn tới việc quy luật cung – cầu điều khiển giá cổ phiếu và những thay đổi về giá cổ phiếu khiến bạn có tiền hay mất tiền.

Vì vậy, nếu bạn mua một cổ phiếu với giá 10 USD và sau đó bán nó đi chỉ với giá 5 USD, (hiển nhiên) bạn sẽ mất 5 USD. Có thể bạn sẽ cảm thấy là tiền cần phải chạy qua túi người khác, nhưng sự thực không hẳn như vậy. Tiền đó không chạy qua túi của người đã mua cổ phiếu từ bạn. Công ty phát hành cổ phiếu không chiếm được nó. Và công ty môi giới cũng chẳng lấy một xu nào ngoài phí giao dịch (còn gọi phí môi giới). Do đó, câu hỏi vẫn là: Tiền đã đi đâu?

Giá trị danh nghĩa (implicit value) và giá trị thực (explicit value)

Câu trả lời dễ hiểu cho câu hỏi vừa nêu trên là: thực sự tiền đó đã biến mất trong không khí cùng với sụt giảm trong nhu cầu cổ phiếu, hoặc cụ thể hơn là đánh giá tốt của nhà đầu tư về cổ phiếu đó sụt giảm.

Tuy nhiên, câu trả lời này lại hoàn toàn trái ngược với bản chất của tiền. Có thể nói, tiền như một kẻ hay chòng ghẹo – lúc thì không thể sờ thấy được, đùa giỡn với những ước mơ của chúng ta, lúc thì hiện hữu rõ ràng giúp chúng ta có được miếng ăn hàng ngày. Chính xác nhất, tính hai mặt này của tiền đại diện cho 2 phần cấu tạo nên giá trị thị trường của một cổ phiếu: giá trị danh nghĩa và giá trị thực.

Tiền có thể tăng thêm hoặc mất đi do sự thay đổi giá trị danh nghĩa của cổ phiếu. Và giá trị danh nghĩa được xác định bởi sự đánh giá của từng cá nhân cùng với sự nghiên cứu của nhà đầu tư và giới phân tích. Ví dụ, một công ty dược phẩm có bằng sáng chế về điều trị ung thư có thể có giá trị danh nghĩa cao hơn nhiều so với một công ty cùng ngành khác không có điểm mạnh này.

Tùy thuộc vào đánh giá và dự báo của nhà đầu tư về cổ phiếu, giá trị danh nghĩa được tính trên doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Nếu giá trị danh nghĩa phải trải qua một sự thay đổi – thực sự thì thay đổi này được tạo ra bởi những quy định trên lý thuyết như lòng trung thành và tâm lý – giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo.

Ví dụ, khi giá trị danh nghĩa sụt giảm sẽ làm cho chủ sở hữu cổ phiếu đó bị thua lỗ vì tài sản của họ bây giờ có giá trị thấp hơn ban đầu. Một lần nữa, không ai khác nhất thiết đã nhận số tiền đó, nó đã bị mất do sự đánh giá của nhà đầu tư.

Bây giờ, khi đã biết cái gì là tính chất “không thực” của tiền, chúng ta không thể lờ đi rằng tiền cũng đại diện cho giá trị thực như thế nào. Giá trị thực là tài sản vững chắc của một công ty. Được ưa chuộng hơn giá trị kế toán (còn gọi giá trị sổ sách), giá trị thực được tính toán bằng sự tăng thêm tài sản và giảm bớt nợ. Vì vậy, đây là đại diện cho một lượng tiền được giữ lại về sau nếu một công ty bán tất cả tài sản, với một giá trị thị trường công bằng và sau đó thanh toán hết nợ.

Nhưng bạn nghĩ xem, nếu mà không có giá trị thực, giá trị danh nghĩa sẽ không tồn tại: cách hiểu của nhà đầu tư về việc một công ty sẽ có khả năng sử dụng giá trị thực của mình tốt như thế nào là yếu tố ẩn dưới giá trị danh nghĩa.

Bí mật của việc biến mất được bật mí

mất tiền

Ví dụ, vào tháng 2 năm 2009, Công ty Cisco Systems (CSCO) có 5,81 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, nghĩa là nếu giá cổ phiếu giảm 1 USD, điều này sẽ tương đương với việc giá trị danh nghĩa mất đi 5,81 tỷ USD. Nhưng, giá trị thực của CSCO không hề thay đổi vì CSCO có hàng tỷ đôla tài sản cố định vững chắc.

Theo đó, ý tưởng tiền biến mất vào không khí trớ trêu thay lại trở nên không thuyết phục chút nào. Thực chất, những gì đang diễn ra là: các nhà đầu tư, giới phân tích và các chuyên gia thị trường đang chứng tỏ rằng những dự báo của họ về doanh nghiệp đã xấu dần đi. Nhà đầu tư không còn sẵn lòng chi trả nhiều cho cổ phiếu như lúc trước.

Vì vậy, lòng trung thành và những mong đợi trong tương lai có thể gây ra tình trạng tiền bị “đông cứng”. Nguyên do rất thực tế liên quan đến khả năng tạo ra hàng hóa của công ty – liệu hàng hóa đó có phải là sản phẩm mọi người có thể sử dụng hoặc là một dịch vụ mà mọi người cần hay không. Một công ty càng làm ra nhiều thứ được tiêu thụ mạnh, lợi nhuận sẽ càng cao và nhà đầu tư sẽ càng trung thành với công ty.

Trong thị trường giá lên, toàn bộ đánh giá và nhận định đều có chiều hướng tích cực và mọi người lúc đó đều kiếm được lợi nhuận. Tất nhiên, điều trái ngược có thể xảy ra trong một thị trường giá xuống.
Tóm lại, bạn có thể ví thị trường chứng khoán như một phương tiện khổng lồ cho việc tạo ra và phá hủy tài sản.

Sự biến mất của những chiếc vớ

Không ai thực sự biết tại sao những chiếc vớ đưa vào máy xấy và không bao giờ được thấy lại. Nhưng những thắc mắc của bạn về việc giá cổ phiếu đã đến từ đâu hoặc đi tới đâu, ít nhất lúc này bạn có thể tạm biết rằng điều đó tùy thuộc vào nhận thức, đánh giá của thị trường

nguồn: vinabull

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (sách dành cho các nhà đầu tư giá trị kiểu Warren Bufffett)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề