fbpx

Chân dung những bố già châu Á thời hậu chiến (Phần 1)

Khi tình hình đã lắng dịu ở khu vực Đông Nam Á thời sau thuộc địa, các bố già* quay trở lại nơi mà họ luôn luôn có mặt, đó là duy trì việc nâng cao mối quan hệ chính trị để kiếm lợi từ các đặc ân có tính chất phân biệt đối xử, và do đó đã làm biến dạng nền kinh tế do chính phủ kiểm soát. Như vậy, loại người nào thực sự là bố già thời hậu chiến?

>> Xem thêm Chân dung những bố già

Phần 2: Xuất thân bần hàn của các bố già liệu có đáng tin?

Phần 3: Tính căn cơ có chọn lọc chảy trong máu các bố già

 

Xin mời ngồi lên ghế tràng kỷ

Chân dung những bố già châu Á thời hậu chiến

*Bố già là biệt danh của nhà báo Joe Studwell dành cho các ông trùm/ đại gia ở Đông Nam Á. Trong số họ, có 8 doanh nhân được Forbes ghi tên trong danh sách 25 người giàu nhất thế giới. 90% bọn họ đều là người có gốc gác Trung Hoa, đến làm ăn tại các nước Đông Nam Á, trải qua một quá trình “tiếp biến văn hóa” bằng bản năng của những “con tắc kè hoa” trở thành công dân địa phương, rồi trở thành các “bố già” thống trị nền kinh tế quốc nội, và thậm chí khuynh đảo nền chính trị của nước sở tại.

Nghiên cứu của G. William Skinner sau cuộc phỏng vấn với 130 đại gia gốc Hoa

Chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm về nguồn gốc xã hội và văn hóa của các đại gia Đông Nam Á trong nửa thế kỷ qua được hoàn thành, và thực sự hấp dẫn. Nghiên cứu này tự giới hạn trong số các đại gia có gốc gác Trung Quốc ở Thái Lan, nhưng cũng có không ít các kết quả nghiên cứu khá thú vị về những nhóm người nhập cư và các nhóm xã hội khác. Giữa thập niên 1950, một học giả người Mỹ là G. William Skinner đã tiếp cận được, ở một mức độ đặc biệt, với các đại gia của Thái Lan. Ông giành được cảm tình của hai nhà tư sản mại bản Trung Quốc hoạt động trong ngành ngân hàng nên có được các nguồn thông tin tốt để định ra 135 doanh nhân gốc Hoa hùng mạnh nhất ở Thái Lan, và ông đã thành công trong việc phỏng vấn 130 người trong số họ. Ông nói trôi chảy cả tiếng Thái và tiếng Quan Thoại, có kiến thức về phương ngữ miền nam Trung Quốc, cũng như có sự kiên trì đáng kinh ngạc. Từ trước đến nay, chưa có một học giả hay nhà báo nào thực hiện được một cuộc điều tra có chất lượng cao như vậy.

William Skinner
William Skinner

Nghiên cứu của Skinner nêu bật mọi sự phức tạp trong việc nhận diện các đối tượng, được chải chuốt kỹ lưỡng bởi những khuôn mẫu định kiến thông thường của “đại gia Trung Quốc”. Đã nổi lên một hiện tượng là, đại gia càng giàu và càng có ảnh hưởng lớn thì càng ít phục sức theo Trung Quốc. Skinner đã xây dựng các bảng biểu về sự giàu có và uy tín của các đối tượng mà ông nghiên cứu theo mức độ đồng hóa với văn hóa Thái. Không nghi ngờ rằng, muốn thành công thì điều phải làm là giảm “tính Trung Quốc” và hướng bản sắc văn hóa Thái của giới quyền lực chính trị. Đồng thời, cần có một mức độ “Trung Quốc” nhất định để duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo cộng đồng người gốc Hoa, cũng là để cung cấp đội ngũ hậu bị cho việc kinh doanh của các đại gia.

Tính cách được tô vẽ và đôi khi gây nhầm lẫn

Ở đây, có thể có sự mâu thuẫn khi đưa ra thông tin về nhân thân của các bố già trong toàn khu vực. Nếu không có một nghiên cứu thực nghiệm như của Skinner ở các quốc gia khác nhau, một luận văn như thế có thể không được chứng minh về mặt khoa học. Thế nhưng, những chứng cứ mang tính giai thoại, đã thu thập để viết cuốn sách này, ủng hộ ý kiến rằng, tính cách cá nhân của các bố già được tô vẽ và đôi khi gây nhầm lẫn. Hành vi của các đại gia nên được theo lăng kính của cuốn sách bán chạy nhất năm 1960 của Eric Berne có nhan đề Trò chơi người ta thường chơi (The Games People Play) và ông nói thêm: “Họ đều muốn có một sự thu mình… để được người đời tha thứ.”

Trò chơi người ta thường chơi (The Games People Play)
Cuốn sách Trò chơi người ta thường chơi (The Games People Play)

Chơi trò đóng vai – một phần tất yếu trong cuộc sống của các bố già – có thể giải thích sự mất an ninh dường như luôn làm họ khổ sở. Khía cạnh này là một nỗi ám ảnh với địa vị của họ. Các bố già châu Á thu thập và trưng bày các huy chương, danh hiệu danh dự, bằng tiến sĩ… một cách hào hứng đến nỗi khiến cho các tỉ phú người phương Tây phải xấu hổ. Ví dụ, Stanley Hà quả quyết rằng các thuộc hạ luôn gọi ông ta là “Tiến sĩ Hà”.

Tỷ phú cờ bạc Macao - Hà Hồng Sân
Tỷ phú cờ bạc Macao – Hà Hồng Sân hay còn gọi là “Tiến sĩ Hà”

Một chủ đề gây tranh cãi là các đại gia thường bị thu hút bởi giáo lý Cơ đốc Phúc âm. Thomas và Raymond Quách của Tân Hồng Cơ và Ronnie Trần của tập đoàn Hồng Long ở Hồng Kông, Khâu Gia Bành của MUI và gia đình Yeoh của tập đoàn YTL ở Malaysia, Riadys của tập đoàn Lippo và Soeryadjayas, người nắm quyền kiểm soát Astra ở Indonesia chính là những tỉ phú Đông Nam Á cải theo đạo Thiên chúa. Trong số những người tích cực cải đạo nhất có Khâu Gia Bình, người bạn và đối tác kinh doanh của nhà truyền giáo qua truyền hình người Mỹ Pat Robertson, người đã mua lại nhà hát Kuala Lumpur bỏ không để làm nhà thờ và bắt đầu xây dựng nhóm doanh nhân vì Chúa Kitô.

Anh em Thomas Quách và Raymond Quách
Anh em Thomas Quách và Raymond Quách

Các tín đồ bố già không gợi ý điều gì, nhưng cũng có thể đúng là đạo Cơ đốc Phúc âm cho phép họ có một niềm tin mạnh mẽ ở nơi mà cuộc sống hàng ngày của họ thể hiện không có niềm tin vào tất cả, trừ khi giới nắm quyền lực chính trị đưa ra một lời ám chỉ. Cũng có thể tin rằng, tôn giáo không làm cho các chính trị gia châu Á phải phiền não, trong khi nếu có những quan điểm độc lập về chính trị hay xã hội lại là thảm họa.

Các bố già người Trung Quốc ám ảnh với “tính Trung Quốc”. Điều này chỉ trở nên rõ ràng hơn trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc lại nổi lên với tư cách là một thế lực lớn trong khu vực. Nghiên cứu trường hợp nổi tiếng nhất là Lý Quang Diệu, một đại gia thuộc loại đức hạnh với một thực tế là ông ta đã quốc hữu hóa và nắm giữ nền kinh tế của Singapore sau năm 1959. Lý đã thụ hưởng nền giáo dục Anh. Sau khi đi du học về, ông ta được gọi là Harry Lý. Năm 1967, ông ta nói với một thính giả tại Hoa Kỳ: “Tôi không còn là người Trung Quốc nữa, cũng như Tổng thống Kennedy không còn là người Ai-len.”

Năm 1967, Harry Lý nói với một thính giả tại Hoa Kỳ: “Tôi không còn là người Trung Quốc nữa, cũng như Tổng thống Kennedy không còn là người Ai-len.”

Tuy nhiên, khi Singapore trở nên phồn vinh và Trung Quốc bắt đầu mở cửa vào thập niên 1980, Lý đã trở nên thực tế hơn bao giờ hết trong việc giải thích sự thành công của quốc gia thành bang này theo văn hóa Nho giáo và các giá trị “châu Á”.

Không thể hiểu hết được áp lực tâm lý xảy ra khi bị trói buộc giữa các nền văn hóa khác nhau. Một bố già điển hình cần phải là một người nói được nhiều thứ tiếng, có thể trình diện hơn một bản sắc văn hóa để thành công.

Trở lại công trình nghiên cứu của Skinner về các đại gia của Thái Lan, các đối tượng nghiên cứu của được giáo dục tốt hơn so với chương trình giáo dục phổ thông. Ông cho rằng: “Đối với kết quả giáo dục, không thể bác bỏ là các nhà lãnh đạo đã tạo nên một nhóm đặc quyền trong xã hội Trung Hoa ở Bangkok.” Và chỉ có một phần năm trong số họ có thể được mô tả là “tự thân vận động”. Điều che đậy đáng chú ý nhất của các bố già là lòng quyết tâm chứng minh có một quá trình biến chuyển từ nghèo khổ thành giàu có.

Nguồn: Sách Những bố già châu Á

>> Xem thêm Cấu trúc trong bộ máy làm việc của những bố già

Phần 1: Một ngày làm việc của một “bố già châu Á” bận rộn đến mức nào?

Phần 2: Nhiệm vụ của một “nô lệ trưởng”

Phần 3: Gweilo – Những “con chó tây theo đuôi ông chủ” 

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề