fbpx

Chúc Hoàng: doanh nhân Việt nổi tiếng với thương vụ “mua lại tháp Eiffel”

Chúc Hoàng là một doanh nhân Việt khá kín tiếng trên đất Pháp. Ông được báo chí Pháp và trong nước quan tâm bởi các thương vụ “nổi đình nổi đám” như mua lại tháp Eiffel và khách sạn Nikko (một trong ba khách sạn lớn nhất tại Pháp). Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, Chúc Hoàng vẫn luôn tìm kiếm, mua lại và giúp vực dậy những công ty làm ăn thua lỗ.

Hoàng Chúc
Chúc Hoàng

Triệu phú chuyên đi “thâu tóm”

Ông Chúc Hoàng vốn được xem là vị đại gia kín tiếng nhất nhì ở Pháp, nắm trong tay khoảng 40 công ty lớn nhỏ và nằm trong top 200 người giàu nhất của nước Pháp với tổng giá trị tài sản khoảng 300 triệu euro. Con số ước tính này có thể còn thấp hơn thực tế rất nhiều do người ta chưa thống kê được những phần tài sản “ngầm” khác của ông.

Ông Chúc Hoàng là người quê gốc Thái Bình, qua Pháp từ năm 1961, đã được học ở những ngôi trường danh tiếng nhất như Saint-Louis, Polytechnique Paris và còn từng được nhận huân chương Bắc đẩu Bội tinh danh tiếng của nước này.

HUân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp
Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp

Trong nhiều thập kỷ qua, ông Chúc Hoàng được biết đến như một đại gia khá “đỉnh” trong việc chuyên đi thâu tóm các công ty làm ăn thua lỗ rồi gây dựng làm ăn khấm khá trở lại.

Thương vụ đình đám nhất trong vài năm trở lại đây của ông đó là mua lại 19% cổ phần của công ty phân phối thiết bị trò chơi điện tử hàng đầu châu Âu Bigben Interactive và thương vụ mua lại khách sạn Nikko, một trong ba tòa nhà khách sạn lớn nhất Paris.

Khách sạn Nikko (tòa nhà màu đỏ bên phải)
Khách sạn Nikko (tòa nhà màu đỏ bên phải)

Còn thương vụ “mua tháp Eiffel” vào giữa năm 2014, tuy được biết đến là thương vụ đặc biệt nhất trong 70 năm cuộc đời của vị đại gia này nhưng cuối cùng lại không thành công.

Thương vụ “mua tháp Eiffel” bất thành

tháp Eiffel

Cha đẻ của tháp Eiffel là kỹ sư Gustave Eiffel đã lập riêng ra một công ty có tên là Socíeté de la Tour Eiffel – Công ty Tháp Eiffel (STE) để chuyên thực hiện việc quản lý công trình này, tuy nhiên làm ăn càng ngày càng bết bát do những khoản nợ lớn chồng chất.

Vốn đúng nghề, ông Chúc Hoàng đã bắt đầu “quan tâm” đặc biệt tới Công ty Tháp Eiffel (STE) từ cuối năm 2012 và nhanh tay tham gia góp vốn từ năm 2013.

Cho tới tháng 7/2014, vị đại gia này gửi đơn lên cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) để xin được mua lại 4,3 triệu cổ phiếu của công ty và 113.400 quyền chọn khác với giá 55 euro/cổ phiếu. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh của ông khi đó là Công ty bảo hiểm các tòa nhà và công trình công cộng SMABTP đã thắng thế hơn khi nâng mức giá của mình cao hơn 21%, lên thành 58 euro/cổ phiếu.

Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh của ông khi đó là Công ty bảo hiểm các tòa nhà và công trình công cộng SMABTP đã thắng thế hơn khi nâng mức giá của mình cao hơn 21%, lên thành 58 euro/cổ phiếu.
Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh của ông khi đó là Công ty bảo hiểm các tòa nhà và công trình công cộng SMABTP đã thắng thế hơn khi nâng mức giá của mình cao hơn 21%, lên thành 58 euro/cổ phiếu.

Ông Chúc Hoàng cho biết, dù không thành công nhưng ông vẫn sẽ không từ bỏ thương vụ mua lại STE do tại thời điểm đó ông vẫn đang nắm giữ khoảng 30,74% cổ phần của công ty này.

Những thông tin về việc ông Chúc Hoàng “mua lại tháp Eiffel” cũng đã được đính chính lại. Theo thông tin trên website chính thức của tháp Eiffel, quyền quản lý và khai thác kinh doanh tháp Effiel đang thuộc về một công ty nhà nước có tên là Société d’Exploitation de la Tour Eiffel – Công ty Khai thác tháp Eiffel (SETE), còn Công ty Tháp Eiffel (STE) thì đã không còn liên quan gì tới công trình này.

Vì vậy thương vụ “mua lại tháp Eiffel” thực chất chỉ là… hiểu lầm do ông Chúc Hoàng chỉ mong muốn thâu tóm được công ty Tháp Eiffel (STE) mà thôi.

Không chịu ngồi yên

Không chịu ngồi yên, ngay sau đó ông Chúc Hoàng tiếp tục dồn sức đầu tư vào thương vụ tiếp theo, đó là khách sạn Nikko – một trong ba khách sạn rộng nhất thủ đô Paris vốn được coi là điểm tập trung của người Nhật giữa lòng nước Pháp.

Đến nay, ông Chúc Hoàng lại lần nữa gây bão dư luận khi vừa hoàn tất xong việc mua lại toàn bộ quyền thương mại và sở hữu đất của khách sạn này với giá 200 triệu euro thông tin trên trang Le Monde. Tòa nhà khách sạn Nikko cao khoảng 100 mét, bao gồm 764 phòng tiêu chuẩn 4 sao ( mức cao nhất của khách sạn Pháp), được chủ đầu tư chính là hãng hàng không Japan Airlines xây dựng vào những năm 1970.
bên trong khách sạn Nikko

bên trong khách sạn Nikko

bên trong khách sạn Nikko

Ông Chúc Hoàng sẽ sang tên mới cho tòa nhà này là Novotel, sau đó chuyển quyền khai thác cho tập đoàn du lịch khách sạn hàng đầu của Pháp, Accor – một tập đoàn sẽ có đủ kinh nghiệm và khả năng để vực dậy khách sạn trong thời gian sớm nhất.

Trong nhiều năm trở lại đây, công việc kinh doanh của Nikko đã gặp phải khá nhiều khó khăn và ông Chúc Hoàng cũng đã rất lao tâm khổ tứ để “theo đuổi” suốt mười năm trời để có được nó ngày hôm nay. Ông cho biết, mãi đến tuổi 71 ông mới có được một hợp đồng lớn nhất từ trước tới nay trong sự nghiệp làm ăn của mình.

Nguồn: Zing.vn