fbpx

Con đường làm giàu – Bài học bất hủ từ Benjamin Franklin (Phần 1)

“Con đường làm giàu” là một trong những tác phẩm đời đầu của “người cha khai quốc” Benjamin Franklin với bút danh Richard Saunders. Đó là một tác phẩm đầy tham vọng về con đường thành công và làm giàu được xuất bản như lời nói đầu trong cuốn “Niên lịch của Richard nghèo khổ năm 1758” và tái bản với hơn 100 ngôn ngữ dưới tựa đề: “Con đường làm giàu”.

(*) Bài viết được dịch và tóm tắt từ tác phẩm bất hủ “The Way to Wealth” (Con đường làm giàu) – Benjamin Franklin (1757)” 

con đường làm giàu, Benjamin Franklin

Poor Richard vô tình dừng ngựa tại một buổi đấu giá nơi mà một đám đông rất lớn tụ tập để chờ mua được những món hàng xa xỉ với giá phải chăng. Thời khắc bắt đầu buổi đấu giá chưa đến, và đám đông bắt đầu phàn nàn về những khó khăn của cuộc sống hiện tại.

Một trong số đó tìm đến sự thông thái của một quý ông đã đứng tuổi trong bộ đồ trắng: “Thưa cha Abraham, người nghĩ sao về cuộc sống hiện nay? Liệu những loại thuế quan sẽ tiêu diệt đất nước chúng ta? Làm thế nào chúng con có thể kiếm đủ để trả chúng? Xin người hãy cho chúng con lời khuyên.” Cha Abraham đứng dậy và từ tốn trả lời: “Nếu con muốn nhận được lời khuyên, ta sẽ trả lời thật ngắn gọn – bởi vì chỉ cần một lời nhờ vả đến người thông thái đã là quá đủ”. Sau đó mọi người bắt đầu vây quanh ông và lắng nghe.

“Hỡi các bạn”, ông nói, “những loại thuế quan đương nhiên là vô cùng nặng nhọc và nếu đó là loại thuế duy nhất phải trả, ta sẽ dễ dàng thanh toán nó. Nhưng đối với một số người trong chúng ta, có vô vàn những loại thuế khác còn đắt đỏ hơn như thế nhiều lần. Đó là bởi vì chúng ta bị đánh thuế gấp đôi bởi sự lười biếng, gấp ba bởi lòng tự cao và gấp bốn bởi sự ngu ngốc; và với những loại thuế này, ngài ủy viên không thể giúp chúng ta bằng cách cho giảm nhẹ chúng được.”

Tuy nhiên, hãy để đôi tai của chúng ta lắng nghe những lời khuyên hữu ích, và có thể điều tốt nào đó sẽ được thực hiện; ‘Chúa luôn giúp những kẻ biết tự giúp lấy hắn’ – như lời của Poor Richard đã nói.

I 

con đường làm giàu, Benjamin Franklin

Một chính phủ hà khắc sẽ đánh thuế 10% thời gian của người dân để phục vụ cho nó; tuy nhiên sự nhàn rỗi sẽ đánh thuế chúng ta vô cùng, bởi vì lười biếng, thứ đem lại căn bệnh đáng sợ, chắc chắn sẽ rút ngắn một đời người.
Bao nhiêu thời gian là cần thiết cho việc chúng ta say sưa giấc ngủ, lãng quên trách nhiệm. Bao nhiêu thời gian chúng ta đã đánh mất bởi vì chúng ta luôn nghĩ thời gian dư thừa. Hãy đứng dậy làm việc, và hãy làm việc với một mục đích nhất quán để khi đó sự siêng năng sẽ giúp chúng ta làm nhiều hơn với ít sự lúng túng hơn. Hãy tự lèo lái sự nghiệp của mình, đừng để nó kéo ta đi; và hãy lên giường sớm, thức dậy sớm, trở thành một người khỏe mạnh, giàu có và thông thái” – như lời của Poor Richard đã dạy.

‘Sự siêng năng là mẹ của may mắn, và Chúa sẽ giúp tất cả những gì Người có cho sự cần cù này’. Từ đó hãy cày sâu khi những kẻ chây lười còn say ngủ, và con sẽ có lương thực để bán và để giữ. Hãy làm việc khi mà ngày hôm nay vẫn còn đây, bởi vì con sẽ không thể nào biết trước được ngày mai sẽ ra sao. Nếu con là một kẻ giúp việc, liệu con có thấy xấu hổ khi một người chủ tốt bụng bắt gặp mình đang rảnh rỗi? Con có phải là chủ nhân của chính con hay không? Hãy cảm thấy tự xấu hổ khi tự bắt gặp bản thân nhàn hạ, bởi vì có rất nhiều thứ phải làm cho chính bản thân, cho gia đình, cho đất nước và cho đức vua của con.

con đường làm giàu, Benjamin Franklin

Có lẽ con cảm thấy bản thân mình thật yếu đuối và có quá nhiều thứ phải làm; tuy nhiên hãy kiên định với lý lẽ đó, con sẽ thấy dần thấy được những hiệu quả lớn lao vô cùng bởi vì ‘nước chảy thì đá sẽ mòn; bằng sự quyết tâm, một chú chuột có thể cắn đứt đôi một cọng cáp và nhiều cú chặt nhỏ có thể làm đổ một cây sồi vĩ đại.’

Ta nghe một số người thì thầm rằng ‘Liệu một người có nên sống mà không có chút giải trí nào?’. Hỡi các con, như lời của Poor Richard, ‘Hãy dùng thời gian của bạn hợp lí, và nếu bạn cần một phút cho sự giải trí, đừng để lãng phí một giờ’. Thời gian tiêu khiển là để làm những việc có ích; sự tiêu khiển này những người thông thái thì luôn biết nhưng những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ hiểu. Một cuộc sống đầy tiêu khiển và một cuộc sống lười biếng là hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Đừng để tâm đến những thú vui, rồi chúng tự động sẽ chạy theo con.

II

Đối với việc kinh doanh thì các con phải luôn nhất quán, ổn định và cẩn trọng; và hơn hết, trông nom công việc của con bằng chính mắt mình” bởi vì – như Poor Richard đã nói – ‘Không trông nom người làm công cho bạn thì chẳng khác nào để ví bạn mở ra trước mặt họ.’

“Tin tưởng vào sự tự giác của người khác là nguồn gốc của sự tàn lụi”; đó là do “Trong thế giới phàm này, con người không phải được cứu rỗi bởi niềm tin, mà bởi niềm ham muốn”. Nhờ vậy mà sự tự thân vận động của một người lại mang lại lợi ích nhiều hơn, chẳng hạn như nếu con có một người đầy tớ trung thành và một người đầy tớ con thích: hãy tự phục vụ lấy bản thân con. Một chút sơ hở thôi cũng có thể là mầm mống cho nhiều mối nguy sau này.

Con đường làm giàu – Bài học bất hủ từ Benjamin Franklin (Phần 2)

Nguồn: newslettervietnam

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề