fbpx

Cuộc chiến đơn độc của trường phái đầu tư dài hạn tại Nhật Bản – Hậu bong bóng tài sản (Phần 2)

Sau lần gặp gỡ đầu tiên với người sau này trở thành thầy của mình, ông Haruhino Nakano liên tục trở lại văn phòng của Atsuto Sawakami ở trung tâm thành phố Tokyo – một nơi nhìn giống như một lớp học thay vì là nơi làm việc của quỹ quản lý tài sản – để học hỏi nhiều hơn. (Lúc đó, tổng tài sản quản lý của ông Sawakami chỉ gần 9 tỷ Yên. Ngày nay, con số này đã vượt hơn 320 tỷ Yên).

Ông Sawakami tỏ ra ngạc nhiên và vui mừng khi ông Nakano cứ tiếp tục quay lại văn phòng của mình. Nhiều người trong ngành từng tới thăm ông một lần duy nhất và chẳng bao giờ trở lại. Ông Sawakami nhận ra rằng Nakano có chung tầm nhìn và hứa sẽ giúp đỡ hết mình. (Không ai trong 2 người nghĩ về việc ông Nakano làm việc cho ông Sawakami là một phương án lựa chọn, họ cho biết, bởi vì bằng cách làm việc riêng lẽ, họ có thể mở rộng ngành này nhanh hơn).

Ông Atsuto Sawakami
Ông Atsuto Sawakami

Cảm thấy tràn trề năng lượng vì lời khuyên vàng ngọc của ông Sawakami, Nakano chuẩn bị thành lập quỹ tương hỗ của chính ông ngay trong Credit Saison. Điều này có nghĩa là phải lôi kéo vị Chủ tịch bí ẩn của Credit Saison là Hiroshi Rinno lên chung thuyền với mình. Thế là Nakano gửi cho Rinno một lá thư, trong đó phác họa rõ tầm nhìn của mình. Ông Rinno (giờ đã 75 tuổi) nhớ lại khoảnh khắc đọc bức thư đó. Ông đã gọi Nakano tới văn phòng của mình ngay trong ngày hôm đó và chấp thuận kế hoạch.

Thời đó (đầu những năm 2000), việc được cấp phép quản lý tài sản cần có sự chấp thuận của Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Nhật Bản (FSA), thay vì sử dụng hệ thống đăng ký ngày nay. Đó là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp vì FSA hướng dẫn rất ít, theo ông Nakano. Ngay cả với sự giúp đỡ của ông Sawakami, quá trình đăng kí và được cấp phép mất tới 2 năm.

Mục tiêu của ông Nakano trở nên xa vời hơn khi ông gặp gỡ chú “sư tử” đầu tiên – một cựu binh trong ngành, người nói rõ quỹ tương hỗ chi phí thấp không có vé để trở nên giàu có, ông Nakano nhớ lại. Sau đó, ông Rinno đã thuê Joji Aonuma – một cựu nhân viên tại Citigroup và Mitsubishi Bank – để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tài chính của Credit Saison. Ông Aonuma cho biết sẽ không tham gia vào chiến lược đầu tư dài hạn vô nghĩa như thế. Ông nói thêm Công ty đã trả lại giấy phép khó khăn lắm mới có được.

“Ông ấy không biết mình nói những gì đâu”, ông Aonuma (74 tuổi) cho hay. Ông cho biết quyết định bác bỏ kế hoạch của ông Nakano là từ lệnh của cấp trên trong bối cảnh Credit Saison đã có những cuộc thảo luận với hai tổ chức tài chính – vốn đều có công ty quản lý tài sản của riêng mình. Ông Aonuma cho hay Nakano không biết những lý do dẫn tới quyết định trên. “Ông ấy không biết sự thật”. Ngay cả hiện nay, ông Aonuma cũng không công nhận thành công của ông Nakano: “Mọi hành động của Nakano rồi cũng sẽ lụn bại”.

Sau khi tranh cãi nảy lửa với Aonuman, ông Nakano đã được chuyển sang bộ phận kinh doanh thẻ tín dụng. Ông xem đây là động thái muốn loại ông ra khỏi cuộc chơi – người Nhật thường gọi là “window seat”. Do luật lao động nghiêm ngặt của Nhật Bản, người chủ sẽ gặp khó khăn khi muốn sa thải người lao động. Do đó, chủ doanh nghiệp sẽ đặt người lao động mà họ muốn sa thải vào một chỗ ngồi cạnh cửa sổ (window seat). Những người này thường được xem là dư thừa và sẽ đảm nhận những công việc hàng ngày vô nghĩa.

“Tôi muốn từ bỏ”, ông Nakano cho biết và tự mô tả mình đang ở đáy của sự nghiệp. “Tôi thực sự nghĩ rằng việc trở thành người làm công ăn lương ở một công ty lớn là rất quan trọng nhưng tôi cảm thấy tôi không thể làm việc ở đây sau khi chịu nhiều nhục nhã đến thế”.

Nhưng ông Nakano đã thể hiện sự bền chí bằng cách cứ ngồi lì ở đó, ông Ken Shibusawa – cháu của người sáng lập ra Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) – cho hay. Ông Shibusawa cũng là một trong những nhà đầu tư kiểu “ăn cỏ” hiếm hoi của Nhật Bản và cũng biết rõ ông Nakano. “Ông Nakano rất gầy, nhưng lại có ý chí mạnh mẽ”, ông Shibusawa nhận định. “Ông ấy đóng góp tầm nhìn này cho Saison Asset Management, nhưng mọi người xung quanh cứ nghĩ ông ấy bị điên vì chiến lược này không đem lại lợi nhuận nhanh chóng”, ông Shibusawa nói thêm. “Nếu là tôi thì tôi đã nói lời từ biệt”.

Đáng ngạc nhiên nhất, chính người thầy đáng kính Sawakami đã thuyết phục ông Nakano ở lại với Saison. “Ông ấy đã nói với tôi rằng một cơ hội khác chắc chắn sẽ đến”, ông Nakano nhớ lại. Nakano cho biết ông Sawakami đã sử dụng cách diễn đạt của người Nhật: “Giữ im lặng và ăn cơm lạnh đi” ( kiểu như cắn răng và chịu đựng).

Tình trạng hắt hủi ông Nakano diễn ra không được lâu. Năm 2004, ông Rinno tự tay lựa chọn người cho nhóm mới để xây dựng chiến lược mới cho hoạt động kinh doanh tài chính của Credit Saison và có cả ông Nakano. Người lãnh đạo đầu tiên của nhóm này đã sai lầm khi cho rằng Saison sẽ không bao giờ dẫn đầu về tài chính được. Thế là ông Rinno nổi cơn tanh bành. Nhờ vậy, ông Rinno chọn ngay Nakano cho bị trí lãnh đạo và nói ông phát triển một kế hoạch tích cực hơn. Nakano đã lập nên một công ty quỹ tương hỗ, đóng vai trò trọng tâm trong đề xuất của ông.

Một lần nữa, ông Sawakami lại đúng: Bằng cách không chấp nhận bỏ cuộc, ông Nakano có được cơ hội thứ hai để khởi đầu quỹ tương hỗ. Tuy nhiên, sau đó, ngay gần lúc chạm đến đích, giấc mơ của ông Nakano lại đổ vỡ. Cũng như trường hợp với ông Aonuma, ông Nakano lại thấy một vị “sư tử” khác chặn đường của mình. Người sếp trực tiếp của ông đã bị luân chuyển đi bộ phận khác và một cựu nhà điều hành ngân hàng đầu tư được bổ nhiệm vào vị trí đó.

“Lại thêm một người từ ngân hàng”, ông Nakano lên tiếng thở dài. “Ông ấy nói với tôi rằng Saison Group sẽ không có khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh quỹ tương hỗ – một điều mà đến các ngân hàng cũng làm không nổi. Ông ấy nhạo báng Saison Group”. Giấc mơ của Nakano lại đổ sông đổ bể.

Vào lúc bấy giờ, quay sang tìm kiếm lời khuyên từ ông Sawakami đã trở thành bản năng của ông Nakano mỗi khi gặp rắc rối. Thế là ông quay sang Sawakami. Sự thất vọng của người sếp mới thực ra là một trải nghiệm tốt vì nó đã phần nào dẫn tôi tới với ông Sawakami”, ông Nakano cho biết. Thế là ông Sawakami bắt đầu hành động. Ông cố gắng lọt vào ban giám đốc của Credit Saison để thuyết phục Công ty không được bác bỏ dự án của ông Nakano. Cuối cùng, ông Sawakami đã thuyết phục được 4/5 vị giám đốc. Sau đó, ông thúc giục ông Rinno khôi phục lại chức danh của ông Nakano. Ông Rinno – người luôn tin tưởng vào triết lý đầu tư của ông Nakano nhưng lại quá bận rộn để điều hành doanh nghiệp lớn hơn – tỏ ra đồng tình với lời khuyên của ông Sawakami.

Nỗi dày vò kéo dài 8 năm ấy đã chấm dứt. Tuy nhiên, việc tạo lập một quỹ tương hỗ chỉ mới bắt đầu. Ông Nakano quay sang Vanguard – nhà cung cấp quỹ tương hỗ lớn nhất của thế giới – để giúp ông phát triển quỹ tương hỗ đầu tiên của Saison Credit. Thành lập từ tháng 3/2007, quỹ Saison Vanguard Global Balance Fund đầu tư vào các quỹ chỉ số cổ phiếu và trái phiếu Vanguard từ các khu vực. Mối quan hệ đối tác với Vanguard có nghĩa là quỹ tương hỗ của Nakano phải tuân theo các chỉ số và không được đi theo con đường của quỹ ETF. Ngay cả như thế, ông Nakano có cảm xúc lẫn lộn về các quỹ ETF. Ông cho biết khả năng được giao dịch dễ dàng của chúng không hề có lợi ích cho hoạt động đầu tư dài hạn.

 Nakano phải tuân theo các chỉ số và không được đi theo con đường của quỹ ETF.
Nakano phải tuân theo các chỉ số và không được đi theo con đường của quỹ ETF.

Vào cuối tháng 6/2007, hơn 80% tài sản của quỹ Global Balance Fund được đầu tư ở Mỹ hoặc các quỹ chứng khoán và trái phiếu châu Âu, chỉ 10% được đầu tư ở Nhật Bản. Lúc đầu, quỹ tương hỗ này chẳng tính phí hoa hồng, và phí quản lý chỉ là 0.47%, chỉ bằng một nửa so với mức trung bình ngành. Tuy nhiên, thành quả thì lại vượt trội: Đánh bại 88% các công ty tương tự trong giai đoạn 5 năm.

Ngoài ra, ông Nakano cũng thiết lập một quỹ quản lý chủ động chỉ đầu tư vào chứng khoán, đồng thời lựa chọn các nhà quản lý – những người tính phí hợp lý và ủng hộ nắm giữ dài hạn. Thế là quỹ Saison Asset Building Tatsujin Fund ra đời, với 44% tài sản đầu tư vào chứng khoán Mỹ, 27% vào cổ phiếu châu Âu và 12% vào cổ phiếu Nhật Bản tại thời điểm cuối tháng 6/2007. Quỹ này thậm chí còn có thành quả tốt hơn quỹ Vanguard, đánh bại 90% đối thủ cạnh tranh trong cùng thời kỳ. “Khi tổng tài sản quản lý chạm mức 100 tỷ Yên, ông Sawakami và tôi đã mở chai rượu đắt tiền Château Latour (khoảng 30 năm tuổi)”, ông Nakano cho biết. “Chúng tôi đã uống hết chỉ trong vòng 10 phút”.

Thành quả thì lại vượt trội: Đánh bại 88% các công ty tương tự trong giai đoạn 5 năm.
Thành quả thì lại vượt trội: Đánh bại 88% các công ty tương tự trong giai đoạn 5 năm.

Cuộc chiến đơn độc của trường phái đầu tư dài hạn tại Nhật Bản – Người Nhật không chuộng đầu tư “ăn cỏ”? (Phần 1)

Cuộc chiến đơn độc của trường phái đầu tư dài hạn tại Nhật Bản – Đây thực sự là cơ hội cuối cùng (Phần 3)

Nguồn: FILI/Bloomberg

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề