fbpx

[Đầu tư 4 chữ M] Mua tích trữ nhờ phân bổ vốn theo tháng (MAC – Monthly Allocation of Capital)

Bắt đầu mua công ty khi chúng ta có biên độ an toàn về giá – MOS – nghe thật dễ dàng, nhưng trong thực tế chúng ta sẽ gặp vấn đề.

Nếu ta cứ canh ngày có giá MOS là mua, chúng ta sẽ nhanh chóng mua hết số tiền chúng ta đã phân bổ để mua tích trữ công ty đó, do đó bỏ lỡ cơ hội mua với giá giảm sâu hơn trong tương lai cũng như lỡ cơ hội tích lũy. Nhưng nếu chúng ta không mua hàng ngày cho đến khi hết vốn, làm sao chúng ta biết được khi nào mua tích thêm khi chúng ta đã hoàn thành ngay tổng số vốn cần giải ngân đúng lần mua đầu?

Phân bổ vốn theo tháng (MAC – Monthly Allocation of Capital)

Một khi chúng ta đã mua vào khoảng 25% vốn định phân bổ, chúng ta có thể chọn ngày 5 hàng tháng làm “ngày mua tích trữ” và mua 25% tiếp theo vào ngày này mỗi tháng nếu giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá mua tích trữ. Tôi gọi phương pháp này là MAC.

Nhưng bạn phải nhớ rằng: bạn chỉ mua khi bạn có giá thấp hơn giá bạn đã mua tích trữ, không phải cứ có vốn là lại mua. Nếu giá không tốt, hãy đợi tháng sau.

Hãy giả định rằng chúng ta đang thêm 1.000 đô la mỗi tháng vào tài khoản để rót vốn mua tích trữ cho một doanh nghiệp đã vượt qua vòng kiểm tra với 4 chữ M (Có ý nghĩa, có ban lãnh đạo tốt, có “con hào kinh tế”, có biên độ an toàn về giá thoả đáng). Sau 6 tháng, chúng ta sẽ có cả vốn khởi điểm 10.000 đô la đã đầu tư (giả định rằng Ngài Thị Trường hợp tác và giữ giá ở mức thấp), cùng với 5.000 đô la vốn mới. Khi có vốn mới vào tài khoản của chúng ta từ bất cứ nguồn nào, chúng ta sẽ dành dụm và đầu tư vào một khoản tiền bằng với lần đầu bằng cách sử dụng phương pháp mua tích trữ hàng tháng MAC. Hãy nhìn vào bảng để hiểu rõ hơn:

Phương pháp MAC hoạt động hiệu quả nhất nếu bạn khởi đầu với một số vốn nhỏ và vun vén vào thật đều đặn như phần minh họa trên.

Sức mạnh chính yếu của ở đây là nó không đòi hỏi bạn phải có một chiến lược cụ thể nào về thời điểm mua tích trữ. Bạn sẽ mua tích trữ khi bạn có biên độ giá an toàn MOS mà bạn đã tính toán (tôi gọi nó là giá mua tích trữ – stockpilling price) và đủ tiền trong tài khoản để mua bằng với số tiền mua tích trữ đã ấn định (ví dụ, nếu bạn đặt 2.500 đô la vào công ty bạn đã mua tích trữ trong tháng trước, vậy bạn sẽ lại mua 2.500 đô la số cổ phiếu của nó vào tháng này nếu giá vẫn tốt).

Phương pháp mua tích trữ theo tháng MAC có thể sử dụng rất tốt để loại trừ việc đoán mò khi mua cổ phiếu của chúng ta. Bạn được lập trình cho việc mua tích trữ khi bạn sở hữu một số vốn và cổ phiếu ở mức giá tốt để tích trữ hàng tháng. Nếu giá mua tích trữ là 50 đô la và giá cả hiện tại trên thị trường dao động giữa 25 và 50 đô la, bạn không cần phải đối mặt với quy luật cảm xúc đầu tư ERI (Emotional Rule of Investing): Nếu bạn chờ đợi và hy vọng giá xuống, theo quy luật ERI, giá sẽ tăng. Mặt khác, nếu bạn đoán rằng giá sẽ lên và bạn mua vào, ERI bảo rằng trong vòng hai tuần tiếp theo, giá sẽ hạ và bạn không có vốn để mua tích trữ nữa.

MAC là phương pháp ngăn cho bạn không bị lệ thuộc vào cảm xúc, vốn rất mong manh. Nếu bạn áp dụng phương pháp MAC và vào ngày 5 tháng này, bạn mua ở giá 50 đô la và vào ngày 15, giá cổ phiếu ở mức 25 đô la, bạn sẽ tự nhủ rằng tháng sau bạn sẽ mua ở giá 25 đô la. Nếu vào ngày 5 của tháng sau, đến lúc mua vào thì giá lại tăng đến 60 đô la, chà, bạn chỉ cần tự bảo với mình rằng trong dài hạn cổ phiếu của bạn mua tích trữ sẽ giữ giá.

Tuy nhiên phương pháp mua tích trữ theo định kỳ hàng tháng MAC cũng gặp vấn đề 

Nếu vào ngày 5 hàng tháng, giá cổ phiếu của doanh nghiệp bạn dự định mua tích trữ nằm dưới mức giá biên độ an toàn MOS, tuy nhiên nó lại đang rơi tự do như không có điểm dừng. Nếu bạn mua theo lịch trình của phương pháp MAC thì có thể sau khi mua xong, giá cổ phiếu sẽ giảm đi 30%. Bạn nhận ra rằng nếu bạn đợi một thời gian bạn có thể đã mua giữ ở mức giá tốt hơn nhiều.

Nhưng làm sao để bạn có thể biết được vào thời điểm đó rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm? Có một phương pháp xác định thời điểm mua vào dựa vào tình hình giá cổ phiếu mà tôi gọi là FACs, viết tắt của Floors and Ceilings – tạm dịch là Sàn và Trần.

Nguồn: sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ/Happy.Live tổng hợp và biên tập

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề