fbpx

[Đầu tư 4 chữ M] Doanh nghiệp mà bạn đầu tư có “con hào kinh tế” hay lợi thế cạnh tranh gì?

“Con hào kinh tế” (Moat) nói lên tính bền vững của một doanh nghiệp, nó là lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cùng ngành. Giống như con hào quanh các lâu đài giúp bảo vệ tòa lâu đài, “con hào kinh tế” vững chãi giúp bảo vệ một công ty.

hào kinh tế

Hãy hình dung bạn sở hữu một công ty. Nếu bạn không có cách để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh, ví dụ một phân khúc nhỏ của thị trường mà riêng bạn độc chiếm hoặc một cách thức khiến cho sản phẩm của bạn nổi bật so với sản phẩm của những gã khác, điều gì sẽ xảy đến khi đối thủ đột ngột hạ giá? Bạn cũng sẽ phải lựa chọn, hoặc hạ giá hoặc mất khách. Đằng nào thì bạn cũng bị mất lợi nhuận. Bạn không nên, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, sở hữu một doanh nghiệp phải dùng giá cả làm yếu tố cạnh tranh, trừ khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó chuyên biệt về bán giá rẻ (Thí dụ như ở Việt Nam có chuỗi siêu thị Big C chuyên biệt về mô hình kinh doanh giá rẻ).

Nhưng tôi khuyên bạn nên tìm một doanh nghiệp nào đủ vững mạnh để có thể trả lương xứng đáng cho nhân viên, tăng giá mỗi năm, và không bao giờ bị đối thủ gây áp lực đến nỗi phải hạ giá.

Kế hoạch của Whole Foods là gia tăng phân khúc thực phẩm tươi sống của họ. Kinh doanh thực phẩm tươi sống thật ra khá là nguy hiểm bởi vì chúng rất dễ ôi thiu. Rất nhanh nữa là đàng khác. Nếu bạn có thể kiểm soát thất thoát do ôi thiu tốt hơn những công ty khác, họ không thể nào cạnh tranh lại với bạn về số lượng, chất lượng, hay giá cả, vì họ mất quá nhiều từ các thực phẩm bị ôi thiu, và phải bù lỗ bằng cách giảm số lượng hoặc giảm tính đa dạng, hoặc giảm chất lượng để có thể hạ giá, hoặc phải tăng giá để bù lỗ, tất cả những cách ấy không thể nào có thể giúp họ giữ chân khách hàng được.

Whole Foods đã chọn một cách tiếp cận thông minh và họ đã thành công.
Whole Foods có sức mạnh Lợi thế Bí mật kinh doanh với công nghệ bí mật giữ cho thực phẩm tươi sống đi từ nông dân đến khách hàng tốt hơn bất kỳ ai khác trên thế giới.

Whole Foods đã chọn một cách tiếp cận thông minh và họ đã thành công. Những cơ sở kinh doanh của họ tạo cho người mua cảm giác của những cửa hàng thực phẩm phong phú, đa dạng và đầy màu sắc. Giống như bạn lạc vào một rừng rậm giữa thành thị với đầy những thực phẩm trông hết sức tươi ngon. Không một loại hình chợ nào khác có thể so sánh được. Nếu họ tiếp tục tìm tòi cách thức thực hiện điều này mỗi ngày một tốt hơn, họ có thể tạo được một Lợi thế Thương hiệu (Brand Moat) rộng lớn đến nỗi khách hàng khó lòng rời khỏi họ và đối thủ khó lòng bén gót họ. Bí mật quản lý thực phẩm tươi sống dễ ôi thiu đã giúp tạo nên Lợi thế Thương hiệu – đích thực là một lợi thế lớn lao.

Hãy nhìn lại Coke. Những anh chàng này đã làm nước đường (ý nói là nước đường có ga) hơn 150 năm rồi. Vào những ngày sơ khai, sản phẩm của họ vẫn là duy nhất, nhưng qua năm tháng, khoa học đã tiến bộ và ngày nay có rất nhiều loại cola có hương vị khá giống Coke, nhiều loại thậm chí còn giống–y–chang Coke. Nhưng Coke vẫn nắm giữ một nửa thị trường và bán nước đường với giá đắt đỏ. Làm cách nào họ làm thế? Bởi vì họ có một thương hiệu mạnh đủ để tác động đến nhận thức của bạn, bạn không nghĩ “Tôi muốn một chai cola”, mà bạn nghĩ rằng “Tôi muốn một chai Coca-Cola”.

Những anh chàng này đã làm nước đường (ý nói là nước đường có ga) hơn 150 năm rồi.
Anh chàng bán nước đường tồn tại hơn 150 năm.

5 loại “con hào kinh tế”

Có năm loại “con hào kinh tế” lớn, bất kỳ loại nào cũng có thể cho bạn sức mạnh vừa nêu, và chúng là: Thương hiệu, Bí quyết kinh doanh hay còn gọi là bí phương, Chi phí sử dụng, Chuyển đổi, và Giá thấp (xem bảng để tìm hiểu định nghĩa).

Whole Foods có sức mạnh Lợi thế Bí mật kinh doanh với công nghệ bí mật giữ cho thực phẩm tươi sống đi từ nông dân đến khách hàng tốt hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Và từ thành công đó, họ xây dựng nên Lợi thế Thương hiệu.

Coke có Lợi thế Bí mật kinh doanh với công thức Coca Cola, và Lợi thế Chuyển đổi sản phẩm với hệ thống phân phối của mình, và Lợi thế Thương hiệu mạnh đến nỗi nó trở thành một “trạm thu phí” (Toll Bridge): bạn muốn Coke, bạn phải mua Coke, không gì khác có thể thay thế Coke thỏa mãn bạn. (Giống như bạn đi qua một trạm thu phí, bạn buộc phải trả tiền, vì không còn cách nào khác để đi đến điểm cần đến nếu không đi qua con đường có trạm thu phí đó – chú thích của người dịch).

Những công ty có “con hào kinh tế” lớn có những con số để minh chứng, chúng là năm chỉ số tài chính chủ yếu cộng với nợ. Nếu một công ty có “con hào kinh tế” lớn, những chỉ số ấy, cùng với nhau, thường cao đều trong suốt thời gian dài. Với những chỉ số tài chính ổn định và sản phẩm bền vững, chúng ta có thể đoán một cách hợp lý trên nền tảng kiến thức về khả năng công ty này đem tiền về cho chúng ta trong tương lai.

moat con hào kinh tế

5 chỉ số tài chính chủ yếu cộng nợ bao gồm

ROIC: hệ số thu nhập trên tổng vốn đầu tư (còn gọi là ROC – Return on Capital, thu nhập trên vốn) là lượng tiền mà công ty làm ra mỗi năm trên số vốn đã bỏ ra để đầu tư. ROIC nên lớn hơn hoặc bằng 10.

4 chỉ số phát triển: Tất cả nên tăng tưởng ít nhất là 10%.

– lợi nhuận (earnings)

– doanh số bán hàng (sales)

– giá trị sổ sách (equity)

– tiền mặt

Nợ: Không mắc nợ là lý tưởng, nếu có nợ, không để nợ lớn hơn lợi nhuận trong ba năm.

Nguồn: sách Ngày Đòi Nợ, Happy Live tổng hợp và biên tập

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề