fbpx

Ghé thăm vườn táo lâu đời nhất nước Mỹ

Gia đình Lyman trồng táo ở đây từ năm 1741, họ mua mảnh đất này trực tiếp từ vua George. Đến nay, cả 9 thế hệ nhà Lyman đều trồng táo trên mảnh đất này. Khu vườn rộng 40 ha, với 27.500 cây táo và hơn 30 giống táo khác.

Vậy người nông dân trồng cả khu vườn cùng một loại táo như thế nào?

1. Kỹ thuật trồng trọt của người Hy Lạp – ghép mắt

Đó là một gốc ghép, ta lấy một mắt ghép của loại cây mà ta muốn lai tạo. Nhưng trước đó phải lấy mắt ghép đã. Tiếp đến, tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép, rồi đặt mắt ghép vào, mắt ghép nằm trên bề mặt lớp thượng tầng của gốc ghép.
Sau đó chồi non sẽ mọc ra từ mắt ghép này và tạo ra cây mới.

2. Thụ phấn

Giai đoạn quan trọng tiếp theo là mùa xuân khi hoa táo nở. Cứ khoảng 4000 mét vuông đất trồng táo, nhà Lyman lại cho một đàn ong thụ phấn. Tổng cộng họ dùng 100 đàn ong. Để hoa ra quả thì cần trải qua bước thụ phấn, nghĩa là phấn hoa của loại hoa táo này sẽ kết hợp với loại hoa táo khác
Đàn ong có khoảng 7 ngày để thụ phấn cho cả vườn táo. Chúng thụ phấn mọi thời điểm trong ngày.

Vườn táo thường ra rất nhiều hoa, điều này là không cần thiết, nên người nông dân cần vặt bỏ một lượng táo nhất định trước khi chúng kịp lớn. Những quả táo to, tươi tốt trên cây được ví như cục nam châm hút sâu bệnh tới.

3. Hạn chế thuốc trừ sâu

Vườn táo nhà Lyman thường hiếm khi phun thuốc trừ sâu. Họ chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Họ dùng những quả cầu màu đỏ giống như táo thật để đánh lừa sâu và côn trùng gây hại. Nó được phủ lớp keo dính bên ngoài. Côn trùng sẽ bị thu hút và dính chặt vào quả cầu. Bẫy này thu hút rất nhiều ruồi giấm.

Một cách khác để kiểm soát côn trùng là ngăn cản giao phối hay kiểm soát sinh sản của côn trùng. Chúng tôi dùng những chiếc que xoắn có chứa chất pheromone. Bẫy sẽ tỏa ra mùi hương và khiến côn trùng nhầm lẫn giới tính của nhau, nên chúng không giao phối được với nhau.
Nguồn: howgrow.org

Các viết cùng chủ đề