fbpx

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff

Là một nhà đầu tư giá trị, John Neff cho rằng thay vì nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa phán đoán mạo hiểm thì nên tìm ra những cổ phiếu tốt theo những tiêu chuẩn riêng trong số các cổ phiếu đang bị thị trường “chê”. Đây là một công việc hết sức khó khăn, do phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra được giá trị thực sự của công ty mà chúng ta muốn đầu tư.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff

NĐT John Neff và chiến lược đầu tư đi ngược lại trào lưu

Theo NĐT John Neff, đầu tư chứng khoán không chỉ cần có kiến thức mà điều quan trọng là cần nhạy bén và có khả năng phân tích. Một chiến lược đầu tư hợp lý cùng danh mục đầu tư cân đối sẽ tối ưu hoá hoạt động đầu tư của bạn. Sau đây là một số lời khuyên của NĐT John Neff, đối với các hoạt động đầu tư của bạn trên thị trường.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)

Phân tán rủi ro như thế nào?

NĐT John Neff khuyên bạn nên đa dạng hoá, chia phần tài sản của bạn ra, điều này có nghĩa là phân chia số tiền của bạn trong nhiều kiểu đầu tư với những tỷ lệ khác nhau. Thực sự nguyên tắc này không sai, nhưng bạn nên đi ngược lại những kiến thức thông thường này, ngay cả khi nó có thể gây ra cho bạn đôi chút lo lắng ban đầu. Copy những gì tất cả mọi người đang làm trên thị trường có lẽ sẽ cho bạn cảm giác yên tâm, nhưng thực sự nó không phải điều đáng làm nhất.

Mục tiêu của bạn không chỉ là hành động đó, mà còn kiếm được những khoản lợi nhuận có giá trị khi bạn đúng. Điều này được thực thi một cách tốt nhất khi bạn nhốt tất cả trứng của bạn trong một vài cái giỏ, hiểu biết về chúng rõ ràng và theo dõi chúng một cách cẩn thận.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)
Tốt nhất khi bạn nhốt tất cả trứng của bạn trong một vài cái giỏ, hiểu biết về chúng rõ ràng và theo dõi chúng một cách cẩn thận.

Chẳng lẽ không có một chút giá trị nào trong việc đa dạng hóa?

Đa dạng quá nhiều sẽ dẫn bạn tới sự thiếu hụt về kiến thức cũng như trọng tâm về việc đầu tư của bạn. Nếu một người khuyên bạn nên đầu tư 45% vào cổ phiếu, 80% vào trái phiếu, 10% vào chứng khoán nước ngoài, 10% vào quỹ thị trường tiền tệ Money Market Fund, một dạng quỹ hỗ tương đầu tư mở rộng đầu tư vào thị trường huy động vốn ngắn hạn, 5% vào vàng, điều này có thể khiến bạn an tâm hơn nhưng đồng thời việc đầu tư rải rác này sẽ làm loãng đi lợi nhuận của bạn.

Có lẽ bạn không nên đầu tư vào vàng, chứng khoán nước ngoài, trái phiếu vì nó sẽ làm sụt giảm lợi nhuận chung.
Đồng thời bạn cũng không thể bỏ tất cả số tiền kiếm được vào một công ty nào đó, cho dù công ty ấy có là Microsoft chăng nữa. Sự sụp đổ của Enron vào cuối năm 2001 cho thấy ngay cả những công ty khổng lồ vẫn có thể phá sản như thường. Và bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp thiếu may mắn như thế. Tốt nhất bạn nên bỏ hết tiền bạc định đầu tư vào vài công ty hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này có vẻ như là một sự đa dạng hóa hợp lý hơn.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)Bạn nên sở hữu bao nhiêu loại chứng khoán?

Điều duy nhất cần nhấn mạnh ở đây là bạn chỉ nên đầu tư tối đa vào năm hay sáu loại cổ phiếu, không có lý do gì để nắm giữ 20 loại khác nhau, bạn sẽ không thể nắm bắt đầy đủ chúng và những loại cổ phiếu hoạt động kém trong nhóm sẽ giảm lợi nhuận chung.

Với số tiền của mình bạn nên quyết định số cổ phiếu bạn sẽ sở hữu và đừng vượt quá chúng. Nếu bạn giới hạn là sáu và bạn đã sở hữu đủ số, đừng mua loại thứ bảy, ngay cả khi chúng đang rất quyến rũ bạn.

Nếu cổ phiếu mới quá tuyệt vời, hãy bắt buộc mình bán đi loại cổ phiếu kém hấp dẫn nhất trong sáu cái cũ để thay thế. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu bạn tuân theo điều này.

Cách xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất

Hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư 100.000 USD vào năm loại cổ phiếu, mỗi loại sẽ được đầu tư 20.000 USD. Bạn không cố gắng mua một số lượng cổ phiếu nào đó, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu.

Nhưng đừng bao giờ quá hồ hởi trong việc mua cổ phiếu, đừng mua cả năm loại cổ phiếu một lần. Hãy thi hành từng bước một, hãy để cổ phiếu của bạn tự chứng minh chúng bằng cách chỉ ra một sự phát triển nào đó trước khi bạn đầu tư 100% số tiền.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)

Chiến lược mua các loại cổ phiếu đơn lẻ

Chỉ mua một nửa trong tổng số tiền 20.00 trong lần mua đầu tiên. Nếu cổ phiếu đi xuống nữa, nếu nó rớt tới 8% so với số tiền mua, bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ.

Nhưng nếu cổ phiếu tăng giá khoảng 2% tới 3% so với giá mua ban đầu, và nếu bạn thấy chúng vẫn đang có dấu hiệu tốt, mua thêm 6500 USD. Lúc này bạn đã mua hết 16.500 USD trong tổng số 20.000 USD định dành cho cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng khoảng 2% tới 3% nữa, mua nốt 3500 USD còn lại. Bạn đã thành lập xong vị thế của bạn trong tổng số tiền là 20.000 USD trong khoảng thời gian nó tăng giá 5%. Lúc này hãy cho cổ phiếu một ít thời gian và cơ hội để chúng phát triển.

Khái niệm mua thêm những khối lượng nhỏ hơn trong quá trình cổ phiếu tăng giá khoảng 5% từ giá mua ban đầu được gọi là tiến hành mua theo kiểu kim tự tháp. Chỉ mua với chiến lược trung bình tăng, không thi hành chiến lược trung bình giảm. Không bao giờ thêm tiền vào những loại cổ phiếu đang có những kết quả tồi tàn.

Bạn cần biết thêm những gì khi mua cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư của mình?

Bạn nên dùng đồ thị để xác định thời điểm mua bán thêm chính xác. Đừng theo đuổi những loại cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều khi chúng đã ở phía bên kia những mô hình cơ bản. Điều này tuy đúng với phương pháp trung bình tăng nhưng nó sẽ làm cho giá trung bình quá cao, và bạn sẽ chịu rắc rối trong những đợt điều chỉnh tình hình của thị trường.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)
Đừng theo đuổi những loại cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều khi chúng đã ở phía bên kia những mô hình cơ bản

Nếu giá cổ phiếu rớt 8% từ giá mua ban đầu của bạn, bạn hãy bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ, bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ bản thân. Bạn sẽ dễ dàng bị những thua lỗ trầm trọng làm gì trong trường hợp này. Nếu bất ngờ chúng ta giá trở lại, đừng tiếc nuối và hoang mang, hãy coi 8% ấy như phí bảo vệ để tránh khỏi sự khủng hoảng.

Và một điều quan trọng vẫn cần nhắc lại, tất cả các cổ phiếu bạn mua cần phải hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản. Chúng nên là số 1 trong lĩnh vực của chúng, lợi nhuận mỗi cổ phần phải tăng liên tục trong vòng ba năm qua. Doanh số và lợi nhuận của chúng cũng cần tăng những tỷ lệ đáng kể qua các quý và các năm gần đây. Tìm kiếm sự tăng trưởng của lợi nhuận biên, lợi nhuận vốn cổ đông phải trên 17%, chỉ số sức mạnh tương đối phải trên 80. Cổ phiếu cần được những tổ chức tài chính lớn quan tâm.

Những gì bạn nên làm khi đã sở hữu vài cổ phiếu

Sau khi bạn sở hữu năm hay sáu loại cổ phiếu, bạn phải theo dõi chúng một cách thận trọng, và tính toán xem loại nào phát triển nhất. Đó có thể là loại cổ phiếu tốt nhất của bạn và là một người dẫn đường thực sự của thị trường. Bạn sẽ chờ những thời điểm thích hợp để mua thêm những cổ phiếu này.

Bạn có thể mua khi lần đầu cổ phiếu bị kéo trở lại giá trung bình 50 ngày. Giá trung bình năm chục ngày sẽ giải quyết những dao động hàng ngày hay hàng tuần và cho một cái nhìn chính xác hơn về xu hướng giá cả. Hoặc bạn có thể mua thêm khi cổ phiếu bắt đầu hình thành một mô hình cơ bản mới, vào thời điểm nó phá vỡ mức giá cơ bản của mô hình tầng thứ hai này. 

Con đường để bạn điều hành danh mục đầu tư của mình 1 cách trôi chảy nhất là nhận ra những cổ phiếu di động tốt nhất, đổ thêm tiền vào những loại cổ phiếu này và có lẽ nên giảm bớt một ít vị thế của những loại cổ phiếu đang động kém nhất trong nhóm.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)
Bạn có thể mua cổ phiếu mình đang theo đuổi ở thời điểm thich hợp

Nhìn chung, khi kỹ năng lựa chọn cổ phiếu của bạn phát triển, một ngày bạn sẽ nhận ra những Microsoft mới. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để có thêm tiền đầu tư vào nó và biến nó thành loại cổ phiếu số một trong danh mục đầu tư của mình. Để điều khiển danh mục đầu tư của mình một cách chính xác, bạn cần có những quy luật mua và những quy luật bán, nhưng bạn cũng cần biết tất cả những điều có liên quan tới cổ phiếu, thêm chúng vào khi thích hợp và cuối cùng bán đi khi chúng đã chạm đỉnh và chuẩn bị theo chiều hướng đi xuống. Nếu bạn tuân theo phương pháp như trên có lẽ bạn sẽ sở hữu những cổ phiếu tốt nhất trong và hai năm. Một số ít có thể được bán sớm hơn khi chọn những dấu hiệu xấu rõ ràng.

Bạn không thể đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình và điều này cũng không cần thiết. Nhưng khi bạn phạm sai lầm bạn phải dũng cảm thừa nhận nó và tìm cách sửa chữa. Ngay cả khi sở hữu những cổ phiếu hàng đầu bạn cũng cần biết cách điều khiển nó, chuyển nó thành tiền mặt vào những thời điểm hợp lý để tránh sự khủng hoảng. Có như thế thì hoạt động đầu tư của bạn sẽ có được những thành công như bạn mong muốn.

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)
Bạn không thể đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình và điều này cũng không cần thiết.

Từ khi NĐT John Neff trở thành người lãnh đạo Quỹ đầu tư Windsor vào tháng 6 năm 1964 cho đến khi về hưu vào cuối năm 1995, Quỹ đầu tư Windsor luôn đạt được mức lợi nhuận trung bình hằng năm là 13,7% so với mức 10,6% của S&P 500. “Tôi không bao giờ để phí thời gian đối với các hoạt động đầu tư của mình”, đó là lời phát biểu của NĐT John Neff tại lễ kỷ niệm 24 năm thành lập Quỹ Windsor. Đó dường như là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động đầu tư của NĐT John Neff.

Có thể nói với những thành công trong sự nghiệp của mình cùng với việc là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về đầu tư chứng khoán, NĐT John Neff xứng đáng là một trong những cây đại thụ lớn của phố Wall.

Và nếu bạn muốn có một lời khuyên của NĐT John Neff nữa thì đó sẽ là: “Nếu bạn ở trong một tổ chức mà cần rất nhiều sự trợ giúp đỡ thì nguyên tắc cho sự thành công là làm cho bản thân trở nên giá trị.”

Học được gì từ chiến lược phân tán rủi ro của NĐT John Neff (Phần 2)

>> Phần 1NĐT John Neff: Từng được “tung hô” như Warren Buffett

Theo Trần Phương Minh và Finance Times, Bwportal 

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề