fbpx

NĐT Edward Thorp: Bài học về hiệu ứng neo giữ trong đầu tư

Có lẽ cha đẻ của đầu tư định lượng, Edward Thorp xứng đáng với danh hiệu thiên tài thị trường ấn tượng nhất. Ông biến những quy trình tưởng chừng ngẫu nhiên thành các sự kiện có thể dự đoán được, chuyển đổi nghệ thuật đầu cơ thành bộ môn khoa học hàng thập kỷ trước khi trường phái định lượng trở thành xu thế chủ đạo ở phố Wall.

1. Edward Thorp chỉ ra hãy kết hợp kỹ thuật với cơ bản

Edward Thorp

Vào giữa thập niên 2000, Edward Thorp phát triển chiến lược hợp đồng tương lai theo xu hướng (trend-following futures strategy). Trong tiến trình đầu tư, ông khám phá ra việc kết hợp thông tin cơ bản với tín hiệu kỹ thuật ưu việt hơn so với chỉ dùng kỹ thuật.

Tại Hedge Fund Market Wizards:

Các yếu tố cơ bản chúng tôi đưa vào tài khoản khác nhau tùy vào khu vực thị trường. Trong các thị trường kim loại và nông sản, dù thị trường bù hoãn bán (backwardation) hay bù hoãn mua (contango), cấu trúc chênh lệch cũng như khối lượng lưu trữ cân đối với kho chứa có thể đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở các thị trường như tiền tệ, các loại yếu tố này không thích hợp.

Kết hợp kỹ thuật với các nguyên tắc cơ bản có thể nâng tỷ lệ chiến thắng của bạn. Tìm các yếu tố cơ bản chính trong thị trường của bạn rồi bổ sung chúng vào tiến trình.

2. Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring)

Hiệu ứng mỏ neo

Trong sách “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường, Edward Thorp mô tả lần giao dịch đầu tiên của ông là mua công ty Electric Autolite. Hai năm tiếp theo, cổ phiếu giảm 50%. Ông quyết định giữ, hy vọng nó trở lại điểm ban đầu để có thể hòa vốn. Cuối cùng cổ phiếu hồi phục và Thorp thoát khỏi vạch xuất phát, nhưng sau đó ông nhận ra mình đã trót dại. Thorp phản ánh qua câu sau:

Những gì tôi làm là tập trung vào một mức giá có ý nghĩa lịch sử duy nhất đối với tôi và chỉ riêng tôi, cụ thể là dựa vào giá mua vào của tôi.

Sai lầm ban đầu của ông có tên là hiệu ứng mỏ neo. Con người có khuynh hướng đặt một ý nghĩa đặc biệt lên mức giá họ gia nhập/ tiếp cận lúc đầu. Nhưng thực tế, những mức giá này không có ý nghĩa bao nhiêu. Đừng bao giờ vì cảm xúc mà gắn bản thân với bất kỳ giá nào.

3. “Giải phẫu” các tít báo tài chính

Edward Thorp, ed thorp, người đàn ông đánh bại mọi thị trường

Cánh nhà báo luôn biết thêm thắt các tiêu đề sao cho thu hút vì công việc của họ là viết bài tường thuật sau mỗi bước chuyển thị trường. Edward Thorp đưa ra cảnh báo để tránh bị cuốn vào tin đồn:

Báo cáo tài chính định kỳ cũng đánh lừa các nhà đầu tư. “Chứng khoán sụt giảm bất thường do những lo ngại về thu nhập” chễm chệ trên dòng tít mục Business Day của tờ New York Times. Bài báo tiếp tục, “Giá cổ phiếu giảm khi các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về kết quả quý ba.” Một sụt giảm? Cùng nhìn xem. “Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones
(DJIA) giảm 2,96 điểm, xuống còn 10.628,36.” Con số đó tương đương mức giảm 0,03%, so với mức thay đổi bình quân mỗi ngày khoảng 1%. Dựa vào lịch sử thay đổi dao động của chỉ số DJIA, một sự thay đổi kiểu như trang báo giật tít có xác suất xảy ra tới 97% trên tổng thời gian giao dịch của lịch sử DJIA. Khả năng chỉ số Dow chạm tới mức này (0.03%)
thậm chí còn thấp hơn tám ngày trong một năm.

Xem thêm ở chương 18: LỪA ĐẢO VÀ NHỮNG SỰ ĐỘC HẠI sách “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường

Một cách tách tín hiệu khỏi tin đồn là theo dõi dịch chuyển dự kiến của thị trường trong ngày. Để tính toán tỷ lệ phần trăm dịch chuyển dự kiến của S&P 500, hãy lấy chỉ số dao động VIX chia cho căn bậc hai của 252. Nếu giá nằm trong phạm vi đó, dường như bất kỳ “tin tức” nào trong ngày cũng không đáng chú ý.

Nguồn: macro-ops/Dịch: Happy.Live

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề