fbpx

Huyền thoại đầu tư Bill Miller và sai lầm đắt giá

Bill Miller tốt nghiệp bằng cử nhân kinh tế tại Đại học Washington & Lee năm 1972. Sau khi tốt nghiệp, ông đã làm việc cho J.E. Baker, Co và trở thành thủ quỹ. Năm 1981, Miller rời J.E.Baker để về làm việc cho Legg Mason Capital Management, nơi mà ông dành phần lớn sự nghiệp của mình. Trong giai đoạn 2007 – 2016 Miller làm chủ tịch và giám đốc đầu tư của Legg Mason.

Sai lầm đắt giá trong đầu tư

Bill Miller từng được mệnh danh là vua của giới quản lý quỹ tương hỗ. Quỹ Legg Mason Value Trust mà ông quản lý đã đánh bại thị trường trong 15 năm liên tiếp (1991-2005). Nằm trong top 1% những nhà quản lý xuất sắc nhất, lúc đỉnh cao Miller quản lý trên 20 tỷ đô la.

Vào tháng 11 năm 2006, biên tập viên của tạp chí Fortune, Andy Serwer, đã mô tả phong cách đầu tư của Bill Miller: “Bạn không thể làm được những gì mà anh ấy đã làm trong một thế giới cực kì cạnh tranh và anh ấy làm việc cực kỳ hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu… Thực tế là Miller đã mất nhiều thập kỷ để nghiên cứu từ những người xung quanh và những người bước chung con đường, từ đó hình thành anh ấy độc nhất vô nhị.”

Ngoài ra, Bill Miller còn được Morningstar đánh giá là Fund Manager of the Decade và Barron xếp ông vào danh sách những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ.

Tuy nhiên, tất cả sụp đổ tan tành trong 1 năm ngắn ngủi. Quỹ Legg Mason Value Trust thua lỗ tới 58% trong năm 2008, còn một quỹ khác cũng do Bill Miller quản lý thì thua lỗ hơn 65%. Số tài sản mà ông quản lý giảm tới 90%.

Nguyên nhân của sự thua lỗ này là Bill Miller nắm rất nhiều cổ phiếu tài chính thời kỳ này: AIG, Bear Stearns, Merrill Lynch, JPMorgan Chase, Freddie Mac, and Countrywide Financial. Tệ hơn nữa là khi khủng hoảng xảy ra, Miller không bán mà còn mua thêm các cổ phiếu này. Càng giảm càng mua. Ông cho rằng các nhà đầu tư đã phản ứng thái quá trong khi cơ bản doanh nghiệp vẫn tốt. Rõ ràng ông đã đánh sai mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng xuất phát từ thị trường địa ốc ảnh hưởng qua thị trường tài chính.

Tiêu biểu nhất là vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bill Miller chỉnh chu lên TV giải thích vì sao ông đầu tư 200 triệu đô vào Bear Sterns. Ngay trong khi ông đang nói về sự tuyệt vời của cổ phiếu này thì ngoài thị trường giá cổ phiếu sụp đổ. Cổ phiếu Bear Sterns giảm 53% ngay trong ngày hôm đó khi công ty này thông báo rằng họ phải cần trợ giúp khẩn cấp từ JPMorgan và New York Fed.

(Cũng trong chương trình hôm đó, một người bán khống các khoản nợ dưới chuẩn là Steve Eisman đã nói (sau Bill vài phút) về quá trình deleveraging sắp bắt đầu và ông này đã kiệm bộn tiền chỉ vài ngày sau).

Tệ hơn nữa là trước khi khủng hoảng xảy ra, Bill Miller đã trải qua một vụ ly dị tốn kém (giảm một nửa tài sản). Khủng hoảng xảy ra, ông mất tiếp 80% của một nửa còn lại (một phần vì dùng đòn bẩy). Trải qua stress nặng, Bill Miller béo phì, tăng gần 20kg.

Đáng ngạc nhiên là Bill Miller đã vươn lên được từ sau sai lầm lịch sử này. Sau khủng hoảng, Bill Miller chỉ còn quản lý quỹ nhỏ Legg Mason Opportunity Trust (2007-2016).

 “Tôi tiếc vì không nghỉ hưu vào năm 2006,” Miller đùa. “Nếu vậy, tôi đã có thành tích phi thường mà chưa ai đạt được. Họ sẽ nghĩ tôi là thiên tài đây. Nhưng đến năm 2009, tôi trông như thằng ngốc.”

Đến năm 2019 hay 2029 thì sao? Miller đang cố gắng cải thiện thành tích của mình. Ông đang điều hành quỹ tương hỗ tại Baltimore. Với chưa đầy 20 nhân viên, Miller Value Partners không là bao so với những gì Miller từng quản lý tại Legg Mason, nhưng ông cười rạng rỡ khi chỉ cho vị khách đường chân trời của Baltimore.

Bill Miller và con trai

Triết lý đầu tư

Miller tự mô tả mình như là một nhà đầu tư giá trị, mặc dù quan điểm của ông về đầu tư giá trị có xu hướng khác với mô hình truyền thống. Cụ thể hơn, Miller cảm thấy rằng bất kỳ cổ phiếu nào cũng đều có thể là cổ phiếu giá trị, với điều kiện là nó có mức chiết khấu tương đối so với giá trị nội tại của nó.

Những thành công lớn đến với Miller trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 với hai yếu tố chính: phân tích cổ phiếu đầy đủ chi tiết và xây dựng danh mục đầu tư. Trong năm 2006, bức thư của Bill Miller gửi cổ đông giải thích về hai yếu tố này tác động như thế nào với Value Trust:

“Đầu tư giá trị (value investing) có nghĩa là luôn hỏi về giá trị tốt nhất là gì và không được giả định/giả sử rằng thứ này trông đáng giá đắt tiền hoặc giả định rằng bởi vì một cổ phiếu giảm giá và giao dịch ở mức thấp nghĩa là đó là một món hời… Đôi khi sự tăng trưởng nghĩa là giá rẻ nhưng giá trị đắt… Vấn đề đặt ra ở đây không phải là sự tăng trưởng hay giá trị, nhưng giá trị tốt nhất ở đâu?… Chúng ta xây dựng danh mục đầu tư bằng cách sử dụng “đa dạng hóa các yếu tố”…

Chúng ta đang sở hữu một loạt các công ty có các yếu tố định giá cơ bản khác nhau. Một số công ty trong đó có P/E cao và P/E thấp, giá cả cao và giá cả thấp. Hầu hết các nhà đầu tư khác có khuynh hướng không đa dạng về các yếu tố định giá này, với các nhà đầu tư thiên về giá trị truyền thống (traditional value investor) hay đi liền với các cổ phiếu giá trị thấp và các nhà đầu tư tăng trưởng (growth investor) tập trung trong việc định giá cao …

Vào giữa những năm 1990, chúng ta bắt đầu tạo ra danh mục đầu tư đa dạng hóa các yếu tố và điều đó đã trở thành điểm mạnh của chúng ta… Chúng ta sở hữu P/E thấp và cũng có P/E cao, nhưng chúng ta sở hữu chúng với cùng một lý do: chúng ta tin rằng chúng bị định giá sai. Chúng ta khác với nhiều nhà đầu tư khác trong việc sẵn sàng phân tích cổ phiếu đắt tiền để xem liệu họ có thực sự đắt tiền không. Nhìn thì thấy là đáng giá, trên thực tế thì nhiều cổ phiếu không. Trong khả năng của chúng tôi, chúng tôi sẽ mang lại lợi ích cho cổ đông và khách hàng.”

Trích dẫn nổi tiếng của Bill Miller

“Tôi thường nhắc nhở các nhà phân tích của chúng tôi rằng 100% thông tin bạn có về một công ty đại diện cho quá khứ và 100% giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào tương lai.”

“Thị trường phản ánh những thông tin sẵn có như các giáo sư nói với chúng tôi.Nhưng cũng giống như các tấm gương phản chiếu không phản ánh chính xác cân nặng của bạn, thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thông tin đó.Thường thì chúng quá bi quan khi chúng xấu và quá lạc quan khi chúng tốt.”

“Những gì chúng tôi cố gắng làm là lợi dụng lỗi người khác gây ra, thường bởi vì họ quá định hướng ngắn hạn hoặc họ phản ứng lại với các sự kiện kịch tính hoặc đánh giá quá cao tác động của các sự kiện,…”

Nguồn: TraderViet, dautugiatri, WP

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (xác định giá cả giá trị, đọc báo cáo tài chính và định giá như NĐT Warren Bufffett, Benjamin Graham)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề