fbpx

Ken Fisher và 8 “nỗi khổ” chỉ người giàu mới hiểu!

Có cha là NĐT nổi tiếng Phillip Fisher, cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng, Ken Fisher luôn tôn trọng và tự hào về cha mình, đó cũng là một trong những lí do khiến ông quyết tâm lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. 

Ken Fisher là nhà sáng lập, CEO của quỹ đầu tư Fisher Investments và cũng được biết đến qua vai trò phụ trách chuyên mục đầu tư của tạp chí Forbes danh tiếng. Dưới đây là 8 điều ông rút ra được trong quá trình trở thành tỷ phú tự thân của mình.

Ken Fisher
Ken Fisher

1. Đó không phải là cuộc theo đuổi sự giàu có, mà là sự theo đuổi khát vọng tạo ra sự giàu có

Tập trung vào tiền sẽ không đưa bạn vào danh sách Forbes như Fisher. Ông khẳng định: “Nhiều người không đạt được sự giàu có bằng việc tích trữ tiền bạc. Họ đạt được sự giàu có bằng việc theo đuổi giấc mơ mà họ khao khát, cho dù đó là khởi nghiệp, hay trở thành một ngôi sao nhạc rock, hoặc một ông trùm giải trí”.

Ông chỉ ra rằng nhiều người giàu có theo đuổi mục tiêu cá nhân của họ, và họ bị thúc đẩy bởi tham vọng của họ. Những người giàu có biết rằng nếu bạn theo đuổi khát vọng của mình, tiền bạc sẽ đến.

2. Sau một ngưỡng tiền bạc nhất định, ham muốn không phải là kiếm nhiều tiền hơn, mà là có nhiều thời gian hơn

dùng thời gian mua tiền bạc

Có rất ít thứ mà những người siêu giàu không thể mua. Khi sự giàu có tiếp tục được tích trữ, tiêu xài ít hơn trở thành sự thích thú. Fisher giải thích, “Sau một thời điểm nhất định, không có nhiều hơn những thứ mà bạn nghĩ là bạn muốn”.

Những gì trở nên khao khát hơn là thời gian để tận hưởng cuộc sống. “Những căn nhà nghỉ dưỡng, xe, tàu và tủ đồ là những thứ cần phải sắm”, Fisher quan sát. “Những thứ đó chiếm dụng thời gian của bạn, vì thế vào một thời điểm nhất định, bạn càng giàu có thì bạn sẽ càng thèm muốn thời gian”.

3. Những người biết bạn lâu (ngoại trừ vợ của bạn) sẽ nghĩ bạn đã thay đổi

Có một quan niệm rằng sự giàu có thay đổi mọi người, và không phải lúc nào cũng tốt hơn. Fisher nói, “Chỉ có bạn biết bạn không thay đổi; động lực để theo đuổi giấc mơ không thay đổi”. Fisher giải thích theo cách này: “Quan niệm của mọi người về thay đổi như khi họ xem cuộc sống của bạn vào những thời kỳ khác nhau, thay vì xem nó một cách liên tục không thay đổi”.

4. Những người siêu giàu được bảo vệ ngay cả với những người thân cận nhất của họ

Rất khó cho những người giàu có biết được những người bạn thực sự của họ là ai. Fisher miêu tả hoàn cảnh này một cách chi tiết. “Tất cả mọi người đều nhắm vào tiền bạc của bạn và thường ra vẻ giả dối. Những tổ chức từ thiện tìm đến bạn như bạn là cô gái đẹp nhất trong đêm hội đầy những người đàn ông vây quanh bạn.

nỗi khổ người giàu

‘Người thân’ mà bạn chưa bao giờ có tìm đến bạn. Những người bạn cũ muốn nối lại tình bạn xưa. Bạn thấy mặt xấu của con người, chính là thế giới của sự giả dối dòm ngó tiền của bạn. Vì thế bạn chống lại nó và những gì bạn thực sự bảo vệ là thời gian và chỉ có một ít người mà bạn trân trọng.

Và bạn trở nên tốt với việc đó. Khi bạn đã đạt được như thế, bạn sẽ dường như trở nên lạnh nhạt với những người này. Tất nhiên, bạn chỉ lạnh lùng với các mối quan hệ khi mà bạn không có tiền”.

5. Nhiều người trong gia đình sẽ ghét bạn

Có một câu tục ngữ nói rằng một người giàu có trong bất kì gia đình nào là một sự khinh thường. Fisher nói rằng điều này là đúng, nhiều người thân không hiểu tại sao sự giàu có của một thành viên trong gia đình không thể được chia sẻ dễ dàng để giải quyết tất cả những rắc rối của họ.

nhiều người thân không hiểu tại sao sự giàu có của một thành viên trong gia đình không thể được chia sẻ dễ dàng để giải quyết tất cả những rắc rối của họ.
Nhiều người thân không hiểu tại sao sự giàu có của một thành viên trong gia đình không thể được chia sẻ dễ dàng để giải quyết tất cả những rắc rối của họ.

Fisher giải thích vấn đề này: “Không quan trọng bạn cho hay không cho bao nhiêu, tất cả sẽ không đủ”. Thường Fisher nghe những người khác nói rằng họ sẽ sử dụng sự giàu có khác đi, nhưng ông chỉ ra rằng nếu cách làm của họ hiệu quả họ đã trở nên giàu có, và nói rằng họ đơn giản đang tìm kiếm một con đường dễ dàng.

Fisher khẳng định, “Họ sẽ thắc mắc tại sao bạn không giải thoát cho họ khỏi sự cực khổ bằng tiền bạc, và không tìm bạn để xin lời khuyên trong việc làm cách nào để giải quyết nguyên nhân việc đó”. Nếu như họ đến xin ông lời khuyên, Fisher sẽ vui vẻ giúp họ hiểu làm thế nào để giải quyết vấn đề tiền bạc của họ bằng cách theo đuổi một điều gì đó.

6. Sự giàu có không làm hư hỏng con bạn, nhưng nó có thể hủy hoại cháu bạn

Tôi biết nhiều doanh nhân thành đạt lo lắng liệu con họ sẽ có động lực làm việc sau khi lớn lên trong điều kiện tốt. Fisher quan sát thấy rằng những đứa trẻ của những cha mẹ tự làm giàu lớn lên với những giá trị được dạy cho chúng trước khi cha mẹ chúng trở nên giàu có, vì thế sự giàu có không ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của chúng.

“Nhưng cháu của bạn sẽ không biết việc gì khác”, Fisher nói. “Và sự giàu có đó làm mất đi động lực của chúng – rất dễ dàng cho những người trẻ tiêu xài vì niềm vui thay vì tìm kiếm một tham vọng thật sự, như đã nói trước đó”.

7. Bạn càng già, tiền bạc càng vô nghĩa

tiền bạc vô nghĩa người già

Khi những người giàu có già đi, nhu cầu vật chất trở nên bình thường. Theo Fisher, “Những năm tháng hoàng kim nói tới một sự đơn giản và tập trung vào khát khao trong tất cả các tầng lớp người giàu có. Trong khi những người không giàu có sẽ không nhận ra nó, những người giàu có đã từ lâu mất đi nhu cầu vật chất trên mức cơ bản. Họ tiêu xài ít hơn cho bản thân và cho người khác bởi vì họ biết điều đó không tạo ra hạnh phúc cho bất kì ai”.

Thời gian một lần nữa là thứ được khao khát nhất. Chắc chắn nó quan trọng hơn trong việc dành thời gian cho những người yêu quý, và thời gian dùng cho việc đó được quý trọng hơn cả tiền bạc.

8. Sự sung túc có thể làm bạn thanh thản

Trong tất cả những quan niệm của Fisher, điều này là mạnh mẽ nhất. Với tất cả những thách thức mà sự giàu có đem tới, Fisher nói rằng nó đáng giá với sự tự do lý trí mà nó đem lại.

Ông nói rằng: “Bạn sẽ nghĩ rộng hơn và sáng tạo hơn bởi vì bạn không có giới hạn mà những người nghèo hơn phải đối mặt. Vì sao? Bởi vì bạn có thể. Bạn sẽ gặp những thứ như: Liệu sự giàu có của tôi có thể giải quyết vấn đề này? Tôi có thể tạo ra điều gì đó bằng việc cố gắng? Sẽ như thế nào nếu tôi làm điều không tưởng? Thực tế là một số những điều trên bạn sẽ ít theo đuổi vì những lý do trên, nhưng chúng sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn vì hầu hết các giới hạn của bạn giờ chỉ là do bạn tự đặt ra”.

Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm:

LINH HỒN CỦA TIỀN – ĐÁNH THỨC SỰ GIÀU CÓ TỪ NỘI LỰC CỦA CHÚNG TA

Linh hồn của tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề