fbpx

Làm giàu từ cơn lưỡng cực của Ngài Thị Trường

Khi thị trường sợ hãi, chúng ta sẽ mua, vì chúng ta dễ dàng đoán được là Ngài Thị Trường sẽ lại trở nên tham lam trong tương lai.

(*) Bài viết được trích từ sách “Payback Time – Ngày Đòi Nợ”Phil Town

Thị trường tài chính là một nơi ngập tràn hai đối cực cảm xúc căng thẳng của sợ hãi và tham lam, quá nhiều đến nỗi tạo nên một nhân vật có bệnh rối loạn lưỡng cực mà Benjamin Graham (thầy của Warren Buffett) gọi là “Ngài Thị Trường” – Mr. Market. Ông ta thường rất lý trí, do ông uống thuốc hàng ngày để trị bệnh. Khi các sự kiện trên thế giới diễn ra vượt ngoài dự đoán của ông ta, ông ta ngưng uống thuốc và lập tức rơi vào cơn lưỡng cực. Nếu tin tức tốt quá sức tưởng tượng, ông ta phát cuồng và tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng, nên sẵn lòng trả giá rất cao để mua vào – giá mua cao vượt hẳn giá trị. Mặt khác, nếu tin xấu quá sức tưởng tượng, ông ta trở nên trầm cảm và bán những doanh nghiệp tuyệt vời ở giá thấp hơn nhiều so với giá trị.

Vẻ đẹp của Ngài Thị Trường là ông luôn đóng vai trò người đồng hành của chúng ta cho dù ông đang ở trong tâm trạng thế nào. Nếu ông trầm cảm, ông bán cho chúng ta mọi thứ ta muốn mua ở giá thấp tuyệt vời. Nếu ông ta vui quá hóa rồ, ông ta muốn mua mọi thứ ta bán với giá cao tuyệt đỉnh. Ông ta là một người bạn đồng hành tuyệt vời nếu như chúng ta biết tận dụng tốt các cảm xúc của ông, mà không phải bị quay cuồng với chúng. Nếu ông ta chìm trong sợ hãi, đó là khi ta sẵn sàng đi săn. Nếu ông ta chìm đắm trong tham lam, đó là khi ta cân nhắc bán lại ông ta những công ty ta đang sở hữu. Chúng ta phải giữ vững lý trí khi Ngài Thị Trường cuồng điên với những cung bậc cảm xúc của ông ta.

Ngài Thị Trường

Một phản ứng lý trí khi thị trường tan vỡ, điều triệt tiêu đi yếu tố cảm xúc khi đầu tư, đó là xem xem liệu giá trị của cổ phiếu chúng ta đang nắm giữ có cao hơn vượt trội so với giá cả của nó hay không. Nếu đúng là như vậy, thì phản ứng lý trí lúc này đó là tích cực mua vào nhiều hơn cho dù chúng ta vẫn mong đợi giá cả sẽ tiếp tục xuống thấp hơn trong thời gian tới. Đó chính xác là cách bạn lợi dụng sự thất bại của hệ thống tài chính và bạn đang đảm bảo cho tương lai tài chính của mình. Nếu chúng ta đang sở hữu một vật trị giá 10 đô la nhưng nó lại đang được rao bán với giá chỉ còn 5 đô la, tại sao chúng ta lại không mua thêm, cho dù trong hai tháng nữa nó chỉ người ta sẽ bán nó với giá chỉ 4 đô la? Nếu như nó thực sự đáng giá 10 đô la, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục mua nó với giá chỉ bằng một nửa giá trị. Và nếu như Ngài Thị Trường rơi vào hoảng loạn và bán sản phẩm đó chỉ với 4 đô la trong một vài tháng, hãy nói cảm ơn Ngài và tiếp tục mua tiếp sản phẩm đó ở mức giá này.

Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ bán lại sản phẩm đó cho chính Ngài thị trường với giá 10 đô la hoặc có thể cao hơn. Việc trả giá cho sản phẩm đó ở mức 4 hay 5 đô la cũng chẳng ảnh hưởng gì đến một giao dịch lớn của bạn cả. Kiểu gì bạn cũng sẽ thắng đậm. Đây chính là cách đầu tư lý trí. Từ bây giờ bạn sẽ biết, đây chính là đầu tư bằng cách mua tích trữ. Hầu hết các nhà đầu tư lớn trên thị trường đều huyên thuyên về “giá trị” nhưng họ không có hành động đi kèm để hậu thuẫn cho lời họ tuyên bố. Nếu như giá của một cổ phiếu đang đi xuống, lẽ ra người ta nên thấy hứng khởi/ hào hứng vì có thể mua thêm vào nhiều cổ phiếu với giá giảm, thì những tay quản lý quỹ lại thực sự không nghĩ nhiều về giá trị của cổ phiếu. Anh ta nghĩ rằng, “Vì sao giá cổ phiếu lại đi xuống? Chắc chắn là phải có một vấn đề gì đó mà mình không nắm được. Vậy đây chính là lúc mà mình phải đánh bài chuồn rồi”. Đây chính là lập luận và luận điệu của lý thuyết Thị trường hiệu quả (Efficient Market Theory – EMT). Giả thuyết này quả thật khó mà dùng được, khi cổ phiếu mất giá, các quỹ đầu tư lại phát hoảng – thường chẳng vì lý do tốt lành gì.

Giả thiết Thị trường hiệu quả
Giả thiết Thị trường hiệu quả

Đại ý của giả thiết Thị trường hiệu quả: Nhà đầu tư biết mọi thông tin về các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, và vì tất cả các nhà đầu tư hành động theo lý trí, nên giá giao dịch của cổ phiếu phản ánh mọi thứ được biết về nó và, do đó, giá và giá trị là một. Nói cách khác, cái bạn nhận được bằng đúng cái bạn bỏ ra, luôn luôn như vậy. Warren Buffett thì lại không đồng tình với điều này. Tôi cũng như bất kỳ nhà triệu phú nào đã thắng đậm trước sự sụp đổ của thị trường đều nghĩ vậy. Lý thuyết thị trường hiệu quả được dựa trên một sai lầm nghiêm trọng trong thế giới thực. Nó giả định rằng các nhà đầu tư luôn hành động theo lý trí. Nhưng rõ ràng là họ không như vậy. Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi có thể lấn át suy nghĩ lý trí trong thị trường chứng khoán, cũng như trong các tình huống khác của cuộc đời.

Trên thị trường, 85% lượng tiền đầu tư được quản lý bởi các quỹ lớn, tôi gọi các tay quản lý của các quỹ này là các tay to. Khi họ hoảng loạn, thị trường lao đao. Hầu hết các tay quản lý quỹ được đào tạo với mong đợi và giả định là Ngài Thị Trường sẽ hành động theo lý trí và mọi cổ phiếu đều được bán với giá bằng đúng giá trị. Do đó, khi Ngài Thị Trường không giữ được lý trí, những đợt sóng cảm xúc của ông sẽ kéo theo các nhà quản lý quỹ vào vòng xoáy vui sướng phi lý (đẩy giá lên cao) hoặc kéo họ chìm vào sự sợ hãi sẽ làm mọi thứ hỏng bét (lôi giá xuống) và cảm xúc của họ sẽ đẩy họ đến các hành động phi lý vì tham lam hoặc vì sợ hãi. Và họ kéo theo cả thị trường hành động giống như vậy. Chúng ta sẽ không vướng vào những con sóng cảm xúc này bởi vì chúng ta không tán thành với Giả thuyết về thị trường hiệu quả (EMT).

Chúng ta thật sự yêu quý Ngài Thị Trường, vì một khi chúng ta đã hiểu ý ông, ông ta trở thành một người bạn đồng hành dễ đoán định. Khi thị trường sợ hãi, chúng ta sẽ mua, vì chúng ta dễ dàng đoán được là Ngài Thị Trường sẽ lại trở nên tham lam trong tương lai. Mọi thứ chúng ta đã mua khi thị trường sợ hãi sẽ được chính ông mua lại với giá cao hơn trong tương lai. Ông ta cứ lặp đi lặp lại điều này và đó là lý do chúng ta yêu quý ông.

Ngài Thị Trường

Nhiệm vụ của chúng ta là hành động thật quyết liệt khi ông ta quá xúc động: chúng ta mua khi ông ta sợ và bán khi ông ta tham. Thời gian còn lại, chúng ta “phục kích trong bụi rậm”, chờ thời cơ tuyệt vời tiếp theo từ Ngài Thị Trường. Làm như vậy, ta có thể có được lợi nhuận đáng kể ngay cả khi thị trường chung đi ngang và không tăng. Giá cả sẽ phải trở về với đúng giá trị của nó, sau cơn sợ hãi, và lợi nhuận của chúng ta sẽ rất tuyệt vời.

Một khi bạn tìm được một cơ hội tiềm năng và bạn đã thực hành xong phần xác định giá trị, thì bước tiếp theo là hãy theo dõi nó. Bạn hãy theo dõi cho tới khi Ngài Thị Trường mất kiểm soát và trở nên điên cuồng.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (sách dành cho các nhà đầu tư giá trị kiểu Warren Bufffett)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề