fbpx

Nhận diện Ban điều hành tin cậy qua hình mẫu của Jack Ma

Warren Buffett đã từng nói – đừng bỏ những đồng tiền quý giá của mình đầu tư vào những công ty mà bạn không hiểu rõ. Đó tưởng chừng như là một việc làm vô cùng đơn giản nhưng đại đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều bị cảm xúc và thông tin từ các đội lái làm giá gây hoang mang dẫn đến những quyết định sai lầm.

Công thức đầu tư 3 CHỮ M của nhà đầu tư Phil Town là phương pháp giúp ta xác định được những công ty tuyệt vời để mua cổ phiếu.
 
Sau khi đã thông qua ý nghĩa (Meaning) và con hào kinh tế (MOAT), một doanh nghiệp sẽ có khả năng kiếm tiền trong thời gian dài… nếu ban điều hành không làm điều rồ dại. Nếu công ty vĩ đại của chúng ta không bị điều hành bởi một kẻ phản bội chỉ suy nghĩ về lợi ích của hắn, chứ không phải lợi ích của những cổ đông (chúng ta), nhân viên (đôi khi cũng là chúng ta), môi trường (cũng liên quan đến chúng ta), cộng đồng (có ta trong đó), hay bất cứ điều gì khác.
 
 
ĐÂY LÀ VÀI CÁCH ĐỂ NHẬN DIỆN KẺ PHẢN BỘI:
 
1. Họ trả cho mình mức lương cao ngất ngưởng
 
Khi tôi bắt đầu sự nghiệp đầu tư vào năm 1980, bình quân mức lương CEO của một công ty lên sàn cao gấp 40 lần mức lương của nhân viên trả lương thấp nhất công ty. Nếu người này được trả lương 30.000 đô la mỗi năm, CEO của anh ta sẽ nhận 1,2 triệu đô la. Tỉ lệ này ngày nay là 1:500, tức vị CEO của chúng ta sẽ nhận lương 15 triệu đô la mỗi năm. Tôi sẽ không đặt tương lai tài chính của tôi vào tay những CEO cư xử bất công như thế.
 
2. Họ thiết lập một “bãi đáp an toàn” cho mình
 
Khi bị sa thải họ sẽ được một khoản bồi thường khổng lồ. Ở đâu ra cái thể loại nhân viên làm những việc tào lao, bị sa thải, và đường đường chính chính cướp của công ty một khoản lớn đi cùng với sự sa thải đó? Chỉ có một CEO, hoặc một ai đó giữ chứng cứ một người trong ban điều hành làm điều sai trái. Quả thực không thể chấp nhận nổi.
 
Một CEO tôi biết đã điều máy bay Gulfstream Jet do công ty thuê để đón ban quản trị ở Bờ Đông và tự mình bay, một mình, về miền đông để đi săn. Chuyến đi săn và chiếc máy bay được những cổ đông của công ty trả tiền. Ở đâu ra cái quyền giám đốc công ty được moi tiền ra khỏi túi cổ đông? Nếu tôi là cổ đông của công ty, tôi sẽ rất nóng máu vì CEO đã cuỗm của tôi 60.000 đô la cho máy bay và 20.000 đô la cho chuyến đi săn. “Đó là tiền của ông đây, đồ phản bội!” “Mày xài tiền kiểu đó đó hả?”.
 
3. Họ mua thêm doanh nghiệp để làm công ty ngày càng lớn, hơn là làm cho công ty ngày càng tốt.
 
Hãy xem điều gì đang xảy đến với chỉ số ROIC (hệ số thu nhập trên tổng vốn đầu tư). Nếu vị CEO mua tích trữ cổ phiếu của doanh nghiệp và ROIC đi xuống, ắt hẳn vị CEO đang tạo ra một đế chế với thật nhiều doanh thu, trong khi lợi nhuận từ vốn đầu tư rất tệ. Ái chà, tiền mà hắn ta dùng để thực hiện các khoản đầu tư tệ hại là tiền của chúng ta đấy! Tôi không muốn hắn mua những thứ khiến công ty trở nên cồng kềnh, đến mức hắn “cần” có phi cơ riêng cho cái tôi quá khổ của hắn ta. Lẽ ra hắn chỉ nên mua những thứ làm cho lợi nhuận trên vốn đầu tư trở nên tuyệt vời thôi. Nếu tôi nhận thấy hắn không thể mua các doanh nghiệp đem lại lợi nhuận tốt, tôi muốn rút lại tiền để tôi có thể tự mình đầu tư cho đàng hoàng.

ĐIỀU CHÚNG TA CẦN TÌM ĐỂ NHẬN DIỆN MỘT VỊ CEO TUYỆT VỜI:

Bài phát biểu của Jack Ma là một ví dụ điển hình cho một vị CEO tốt mà chúng ta có thể tin tưởng để mua cổ phiếu của công ty họ. Như Jack Ma đã trình bày, thứ tự ưu tiên ở Alibaba là:
1. Khách hàng
2. Nhân viên
3. Cổ đông
 
Jack Ma luôn đặt khách hàng lên hàng đầu quan tâm đến khách hàng, làm cho họ hạnh phúc. Đồng thời ông cũng luôn nghĩ đến tương lai 5 – 10 năm tới làm cách nào để khiến cổ đông luôn đồng hành cùng công ty cũng như khiến họ hạnh phúc. Ban điều hành của Alibaba luôn muốn đảm bảo cổ đông thu được tiền. Vậy những đặc điểm để nhận diện 1 CEO tốt là: 

1. Có tinh thần phục vụ, không vị kỷ:
Ban lãnh đạo một lòng phục vụ những cổ đông của công ty–những chủ nhân thực sự, thương hiệu, nhân viên, cộng đồng, các nhà phân phối, khách hàng. Người lãnh đạo chỉ “ăn” khi mọi người đều đã có phần.
 
2. Đam mê:
Ban lãnh đạo toàn tâm toàn ý vì công ty. Họ đam mê những gì công ty gầy dựng nên, đam mê những gì công ty đại diện cho, và niềm đam mê của họ có tính lây nhiễm, mọi nhân viên trong công ty đều thừa hưởng niềm đam mê ấy.
 
3. Danh dự:
Ban điều hành sẽ không bao giờ đánh đổi danh dự và danh tiếng để đổi lấy tiền bạc hay một sự biệt đãi.
 
4. BAG:
Mục tiêu đầy thách thức (Big Audacious Goal – tôi mượn khái niệm này từ quyển sách “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collin). Một vị CEO muốn làm thay đổi thế giới sẽ cuốn hút được nhiều người theo giúp đỡ. Nhiệt huyết của ông sẽ dẫn dắt toàn bộ tổ chức, và đó là khởi nguồn của lợi nhuận kếch xù.
 
– Trích từ cuốn “Payback Time – Ngày Đòi Nợ” – Phil Town –

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (sách dành cho các nhà đầu tư giá trị kiểu Warren Bufffett)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề