fbpx

Sự giàu có là nô lệ của người khôn ngoan nhưng là ông chủ của kẻ khờ dại

Những người giàu có “theo chiều ngang” sở hữu tài sản, còn những người giàu có “theo chiều dọc” bị tài sản sở hữu. Đừng dành cả cuộc sống của bạn để theo đuổi tiền bạc. Hãy kiếm số tiền bạn cảm thấy cần, sử dụng nó và đọc một cuốn sách!

sự giàu có

Với hơn 85 triệu cuốn sách được bán trên toàn thế giới, Terry Pratchett chắc chắn là một triệu phú. Nhưng sau khi xuất bản cuốn sách “Discworld” nổi tiếng, Pratchett chỉ tiếp tục nghề viết của mình bằng những câu chuyện hài hước và sống cuộc sống như trước khi ông nổi tiếng.

Ai cũng yêu thích những người như Pratchett hay Warren Buffett – tỷ phú giàu hàng đầu thế giới, nhưng từng sống trong một căn nhà cũ từ năm 1968 ở Ohama; Mark Zuckerberg – ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới nhưng chỉ tổ chức hôn lễ ở ngay sân sau nhà và có một cuộc sống bình dị bên cạnh gia đình bé nhỏ. Họ là những người giàu có bậc nhất thế giới và cũng là những người sống rất giản dị.

Trong một thời gian dài, tôi đã không thể hiểu lý do là gì. Tại sao họ có rất nhiều tiền nhưng lại không chọn hưởng thụ cuộc sống xa hoa với tương ứng với số tài sản họ có? Khi đọc cuốn sách “A Slip of the Keyboard” – tập hợp những bài viết giả tưởng của Terry Pratchett, tôi đã tìm thấy một gợi ý.

Trong cuốn sách ông đã phân chia người giàu có thành 2 loại.

Thứ nhất, người giàu có theo “chiều dọc”:

Những người giàu có theo chiều dọc nghĩ rằng: “Tôi giàu có, vì vậy tôi sẽ làm những thứ người giàu thường làm”. Đó là đi trượt tuyết ở những miền núi đẹp nhất. Hóng gió biển trên những chiếc du thuyền xa hoa. Hưởng thụ cuộc sống ở những bãi biển tuyệt đẹp… Những người giàu có này vội vã chứng tỏ khối tài sản họ có bằng sự trang hoàng nhà cửa, xe hơi sang trọng, những buổi tiệc tùng hoành tráng và các phụ kiện xa hoa…
 
Họ chuyển đến sống ở những khu phố dành cho người giàu và lại bắt đầu chu trình kiếm tiền và hưởng thụ sự giàu sang.

Nhưng sự giàu có “theo chiều ngang” thì ngược lại.

Những người giàu có “theo chiều ngang” không lấy tài sản để chứng tỏ bản thân. Nếu bạn thích sách và bạn có tiền. Hãy mua thêm sách! Hầu hết những người giàu có nhất thế giới đều sở hữu những giá sách khổng lồ, thậm chí là một thư viện riêng. Kiến thức sẽ thay đổi những giá trị của con người, khiến con người trở nên sâu sắc hơn. Những cuốn sách sẽ giúp họ theo đuổi những mục tiêu còn mơ hồ, mông lung của riêng bạn và của cả thế giới này.
 
Với một người giàu có “theo chiều ngang”, điều gì sẽ thay đổi khi tài sản của anh ta tăng từ 30.000 USD lên 3 triệu USD trong một năm? Anh ta vẫn sẽ lái chiếc xe cũ, vẫn viết những câu chuyện, uống cafe ở nhà và nấu những bữa tối bên gia đình. Tại sao lại như vậy? Để hiểu được điều này, chúng ta hãy trở lại cuốn sách On The Happy Life của nhà hiền triết Seneca thời La Mã cổ đại hơn 2.000 năm trước.
 
Một trích đoạn từ cuốn sách nói rằng: “Sự giàu có là nô lệ của những người khôn ngoan nhưng là ông chủ của những kẻ khờ dại. […] Nếu người ta lấy đi sự giàu có của một người khôn ngoan, anh ta sẽ vẫn còn lại chính mình. Bởi anh ta sống hạnh phúc với hiện tại và không sợ hãi tương lai”.
 
 
Đó chính là sự khác biệt. Cuộc sống có gì hạnh phúc hơn khi bạn có gia đình để yêu thương, vào một ngày đẹp trời dự án bạn đang thực hiện nhận được tin tốt lành, bạn có kế hoạch viết một câu chuyện tâm huyết, một kế hoạch ăn tối cùng những người yêu thương… Thật sự, không cần quá nhiều tiền để có thể sống hạnh phúc. Có thể, bạn cũng đã có trong tay mọi thứ bạn cần!
 
Những người giàu có “theo chiều ngang” sở hữu tài sản, còn những người giàu có “theo chiều dọc” bị tài sản sở hữu. Đừng dành cả cuộc sống của bạn để theo đuổi tiền bạc. Hãy kiếm số tiền bạn cảm thấy cần, sử dụng nó và đọc một cuốn sách!
 
Bận rộn đâu phải lúc nào cũng tốt, đây là cách tôi sử dụng “sự lười biếng” để tạo ra lợi thế trong công việc và cuộc sống.
 
Nguồn: Trí thức trẻ/Business insider

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề