fbpx

Suy phát và “thuốc đắng giã tật”

Đã đến lúc chính phủ mới phải hành động, thay vì nói suông, để cứu chữa nền kinh tế suy yếu. Tín nhiệm quốc gia không thể đỡ thêm cú sốc nào nữa.

Năm 1979 tôi dốc sức vào địa ốc, xây dựng dự án lớn đầu tiên của mình: 120 căn nhà trên một lô đất lớn ở Scottsdale, Arizona. Khi dự án hoàn thành năm 1980 là lúc lạm phát vọt lên 15% và lãi suất cho vay thế chấp của ngân hàng là 18%. Tám tháng sau hoàn công dự án, tôi bán được vỏn vẹn 2 căn nhà. Kết cục, tôi bỏ cuộc và thế toàn bộ dự án cho ngân hàng. Tôi chỉ là một trong những nạn nhân không tên và không may của thời kỳ lạm phát đình đốn tại Mỹ trong thập niên 80.

Sự kết hợp của lạm phát và suy thoái tạo ra thiệt hại nặng nề cho các tầng lớp ở cả hai thái cực giàu và nghèo. Người nghèo không đương đầu nổi với giá cả hàng hóa và vật tư tăng, trong khi đó người giàu không thể kiếm lợi nhuận từ sự suy giảm hoạt động kinh tế. Hiện tượng này có lẽ đang lặp lại tại Mỹ, khi mà tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm tới kỳ vọng ở mức dưới 2% trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc có thể tăng lên 5% do cạnh tranh với tín dụng Châu Âu và các nước mới nổi. Tuy vậy, lạm phát đình đốn lần này ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với suy thoái cuối thập niên 70, đầu thập niên 80.

Thời kỳ đó, Tổng thống Mỹ – Reagan và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ – Paul Volcker đã mất gần 4 năm để kéo nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Hai ông đã giữ mức lãi suất cao để duy trì đồng USD mạnh, đồng thời áp dụng các biện pháp thúc đẩy kinh tế như cắt giảm thuế, nới lỏng luật lệ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên làm đầu tàu nền kinh tế. Đến đầu thập niên 90, niềm đam mê sáng tạo trong công nghệ và quản lý đã soi đường cho nước Mỹ tiến vào một thời kỳ thịnh vượng, kỷ nguyên của Internet.

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay tương tự tình hình tại Mỹ lúc đó. Năm nay, lạm phát tại Việt Nam ít nhất là 18%, và tăng trưởng GDP lạc quan nhất cũng chỉ 5%. Việt Nam Đồng đang được định giá cao 16% so với giá trị thực của nó, tạo thêm áp lực giảm giá trong tương lai, trong khi đó áp lực của lạm phát và duy trì cán cân thanh toán sẽ tàn phá nặng nề hệ thống tài chính đang nâng đỡ đồng tiền này. S&P đã vừa hạ mức tín nhiệm quốc gia xuống còn BB-, minh chứng cho bản chất yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cộng hưởng với đóng băng thị trường bất động sản và sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn FDI và FII, cơn lạm phát đình đốn sẽ bung tỏa hết sức tàn phá?

Việt Nam đang theo phong cách của bộ đôi Obama và Bernanke thay vì học hỏi Reagan với Volcker. Nước Mỹ có lẽ vượt qua cuộc suy thoái lớn trong thập niên 80 của thế kỷ trước và cuộc suy thoái hiện nay là nhờ vào quy mô và sức mạnh của nền kinh tế cùng với sự phổ biến rộng rãi của đồng USD. Vì vậy, tôi không chắc cùng liều thuốc của Obama và Bernanke sau 4 năm nữa có thể khôi phục nền kinh tế Việt Nam về trạng thái đủ mạnh để trở lại bắt nhịp với với cuộc đua toàn cầu đến đích hiện đại hóa. Sự thật là cuộc khủng hoảng đến gần sẽ xóa sạch nhiều thành quả của doanh nhân Việt Nam trong suốt thập kỷ vừa qua.

Một chính phủ mới đã định hình. Các bộ trưởng trẻ hơn và tự tin hơn đưa ra những lới hứa. Nhưng tất cả những cuộc nói chuyện không làm thay đổi các hoạt động kinh tế hay hiệu quả của nó. Các nhà đầu tư nước ngoài đang đợi xem Thống đốc ngân hàng nhà nước bằng cách nào để giữ biên độ tỷ giá ở mức 1% trong vòng 6 tháng tới. Các nhà đầu tư cá nhân đang hồi hộp chờ xem lãi suất ngân hàng cho vay có rớt xuống 15% như dự đoán. Dân làm thuê ăn lương háo hức đợi đến cuối năm tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 16% như lời Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư. Trong khi đó, các nhóm lợi ích trong và ngoài chính phủ như mọi khi đang trông vào một cơ chế có thể duy trì và bảo toàn lợi ích của họ. Trò thăng bằng trên dây sẽ kết thúc ngoạn mục nếu hành động được kèm theo lời nói và tất cả các lời hứa được giữ. Tôi thực lòng mong vậy. Vì tín nhiệm chính phủ không thể đỡ thêm một cú sốc nào nữa.

Cũng có những người duy lợi ích khăng khăng rằng chính phủ sẽ luôn hành xử như thói quen. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Họ tiên đoán rằng tiền sẽ được in và các khoản cho vay được bảo đảm để tiếp thêm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước và giới thân thiết với ngân hàng; rằng chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu để làm các thành viên của nó hài lòng; rồi thì tương lai và sự tăng trưởng bền vững bị hi sinh cho sự ổn định ngắn hạn. Nói ngắn gọn là không có động lực chính trị nào để nuốt một liều thuốc đắng hòng điều trị dứt điểm nền kinh tế.

Mặc dù vậy, tôi vẫn nuôi hy vọng. Tôi thực sự ước rằng có ai đó trong chính phủ sẽ tiên phong mời Paul Volcker đến Việt Nam để cho những tư vấn nghiêm túc. Tôi chắc chắn rằng ông ta đủ sức làm thay đổi quan điểm của các nhà kinh tế trong nước về một giải pháp mới dũng cảm nhằm phát triển nền kinh tế bền vững theo đúng nghĩa của nó: là một nền kinh tế mạnh dựa vào những nguồn lực thực sự như nhân tài, công nghệ sáng tạo và dòng vốn toàn cầu. Tôi tin chắc ông Volcker sẽ ủng hộ Việt Nam xây dựng chính sách đồng tiền mạnh, tự do hóa khu vực tư nhân, giảm nợ công và chi tiêu chính phủ, loại bỏ doanh nghiệp nhà nước và xây dựng luật pháp tôn trọng vốn đầu tư và công nhận thành quả do vốn tạo ra.

Một người bạn mới đây đã lên lớp tôi về sự khác biệt cơ bản giữa Đông y và Tây y. Nguyên tắc trị liệu của bác sĩ Tây y là chẩn đoán bệnh, cách ly những nguyên nhân gây bệnh và chữa các triệu chứng bằng cách tiêu diệt nguồn gốc bệnh (vi rút, vi khuẩn hay các tế bào ác tính). Trong khi đó, thầy thuốc Đông y trước tiên sẽ cố gắng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, rồi sau đó bước qua một bên và để cơ chế bên trong cơ thể tự chữa bệnh. Một tin vào sự can thiệp và nhanh chóng áp dụng ngoại lực, một lại tin vào cách tiếp cận tự nhiên, toàn diện và dựa vào nội lực.

Bằng tất cả niềm tin sáng suốt vào thuốc Tây, tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải theo quy trình trị liệu chậm mà chắc của Đông y. Vì tin vào tiềm năng của đất nước với một dân tộc chăm chỉ, sáng tạo, tôi đề nghị chính phủ củng cố lại nền kinh tế giúp nó phục hồi hoàn toàn, sau đó hãy để cho lực lượng tự nhiên là thị trường thực hiện sứ mệnh của nó. Cuộc khủng hoảng này rồi sẽ qua và chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh hơn để tự tin đối mặt với những cơn khủng hoảng khác sẽ đến.

Người dịch: Tạ Thị Hòa

——————————————————————–

Stagflation: Biting the bullet

The new government must follow words with action and cure the country of its economic ills. Government credibility cannot afford another hit.

In 1979 I was a real estate developer trying to build my first mega project: a 120-home tract in Scottsdale, Arizona. When it was completed in 1980, inflation hit 15 percent and bank interest on long-term mortgages reached 18 percent. I sold two houses, eight months after completion. Finally, I gave up and signed off all deeds of the project over to the bank. I was one of the unfortunate and nameless victims in the great stagflation of the US in the 1980s.

The combination of stagnation and inflation caused severe damage to both ends of the wealth spectrum. The poor could not cope with the rising price of merchandise and commodities, while the rich could not profit from the slowdown of economic activities. A repeat of this phenomenon may be happening again in the US, as GDP growth is expected to stay under 2 percent over the next two years while the Treasury rate may increase to 5 percent due to the competition for credit from Europe and emerging countries. However, it will be much smaller in scale compared with the events that happened in the late 1970s and early 1980s.

It took then-President Reagan and Fed Chairman Paul Volcker almost four years to pull the US out of this financial crisis. The two kept interest rates high to maintain a strong US dollar and managed to enact pro-business measures of tax cuts and loose regulations to allow private SMEs to be the locomotive of the economy. US innovation in technology and management finally ushered it into the prosperous period of the internet era by the beginning of 1990s.

The economic situation in Vietnam is very much like the US back then. Inflation will hit at least 18 percent this year while GDP growth will be 5 percent at most. The VND is overvalued by 16 percent, bringing further pressure to devaluate the currency, where inflation and the balance of payments will wreak havoc on the supporting financial structure. S&P recently downgraded the country to BB-, citing the inherent weakness of the banking tem. The freeze in real estate markets and the drastic reduction in both FDI and FII will cause stagflation to be in full force.

Meanwhile, instead of Reagan and Volcker we are going to get the likes of Obama and Bernanke. The US may have survived the stagflation crisis of the 1980s and the 2010s thanks to the size and strength of its economy and the popularity of its US dollar. I am not sure the same medicine will revive the Vietnamese economy sufficiently over the next four years for it to gain some traction in the global race towards modernization. In fact, the approaching crisis will erase many of the achievements by Vietnamese entrepreneurs over the last decade.

There is a new government in place. Ministers are younger and promises are made with more confidence. However, all the talk will not influence any economic activities or its effects. Foreign investors are waiting to see how the Governor of the State Bank is going to keep currency rate fluctuations at within 1 percent over the next six months. Private entrepreneurs are anxious to see if bank interest rates will fall to 15 percent within three months, as predicted. Wage earners are interested in inflation falling to 16 percent by year-end, as indicated by the Minister of Planning and Investment. Meanwhile, different interest groups, from within and without the government, are looking to a situation where their advantages are maintained and protected as usual. The balancing act will be spectacular if all these promises are kept and actions follow words. I truly hope so. Government credibility cannot afford another hit.

But there are cynics who insist that Governments will always do what Governments are used to doing. Habits die hard. They predict that money will be printed and loans be secured, to give more stimuli to banker friends and State-owned enterprises; that government spending will be increased to keep constituents happy; and that the future and sustained growth will be sacrificed for short-term stability. As a result, the VND will continue to be devaluated, the inflation rate is going upward and the period of stagflation will be likely last longer than a few years. In short, there is no political will to swallow the bitter pill to set the economy right once and for all.

Nevertheless, I remain hopeful. I actually wish that someone in the Government would take the initiative to invite Mr. Paul Volcker to come to Vietnam for serious consultation. I am sure he will be able to change the perspective of local economists towards a brave new solution to bring the country to real stability: a strong economy based on true resources of human talent, creative technology and global capital. I believe Mr. Volcker would advocate a strong VND policy, a liberalization of the private sector, the reduction of public debt and government spending, a divestment of State-owned enterprises and a legal structure that respects capital and rewards performance.

A friend recently pontificated to me on the main difference between Eastern (Chinese) medicine and Western medicine. The roadmap of Western doctors is to diagnose the illness, isolate the causes and cure the symptoms by eliminating the sources (virus, bacteria, malignant cells). Whereas the Eastern medicinal men first try to re-vitalize the body, increase its resistance and step aside to let the internal elements fix the problems themselves. One believes in quick external pressure and intervention; the other prefers a holistic, internal and natural approach.

With all due respect to Western medicine, I think it is time for the Vietnamese government to follow the slow but steady approach of Eastern medicine. Since I believe in the potential of the country and the ingenuity of its people, I propose they reinforce the economic body to its full strength and let nature (the market) takes its course. This crisis will soon pass and we will have a better structure to deal with future ones.

Dr. Alan Phan, Chairman of Viasa Fund

Published on Vietnam Financial Review, Issue No. 9, Volume LIII, 8 Oct 2011

Dr. Alan V Phan is the author of 6 books on the economics and management of emerging markets, most recently, “Hedge Funds and China’s Stock Market” and “42 Years of Doing Business in the US and China”. He is Chairman of Viasa Fund, a family office located in Hong Kong. Dr. Phan obtained his Ph.D, DBA, MBA and BS in the US and Australia. His Email is aphan@asiamail.com.

Nguồn: Góc nhìn Alan

 

Các viết cùng chủ đề