fbpx

“Bán sớm” là chiến lược làm giàu tốt nhất khi đối diện với bong bóng – Harry Dent

“Tôi tạo dựng cơ nghiệp bằng cách luôn bán sớm một chút”- Baron Rothschild đã trả lời như thế khi được hỏi về bí quyết xây dựng cơ nghiệp hàng tỷ đô la giúp dòng họ này trở thành gia tộc giàu có nhất mọi thời đại.

Bài viết được trích từ sách “Thương Vụ Để Đời: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019” – Harry Dent (đặt sách tại đây)

Gia tộc Rothschild
Gia tộc Rothschild

Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng, cách tốt nhất trở nên giàu có là bán đúng đỉnh. Nhưng gia tộc Rothschild thì không: “bán sớm sẽ giúp bạn giữ được thành quả lợi nhuận”, một triết lý trái ngược với đám đông.

Đằng sau bí quyết của gia tộc Rothschild là sự am hiểu về nguyên tắc của “bong bóng” và “sự đổ vỡ bong bóng”, được Harry Dent tiết lộ trong cuốn sách này. Nguyên tắc của bong bóng cho biết các tăng trưởng diễn ra theo hàm số mũ và đây cũng là hiện tượng xảy ra ở cuối xu hướng tăng trưởng dài hạn. Mặc dù giai đoạn bong bóng là thời điểm mang lại cho nhà đầu tư khả năng làm giàu nhanh chóng nhưng cũng khiến họ rơi vào hiện tượng “lạc quan tuế” ( một thuật ngữ tài chính và cũng là tên cuốn sách của giáo sư Robert Shiller, người đạt giải Nobel kinh tế 2014 – ám chỉ lạc quan thái quá, hoàn toàn không có cơ sở)

Robert Shiller, người đạt giải Nobel kinh tế 2014
Robert Shiller, người đạt giải Nobel kinh tế 2014

Theo Harry Dent, con người có bản năng tự nhiên sinh ra bong bóng nhưng lại có điểm mù với bong bóng do chính chúng ta tạo ra. Đó là lý do tại sao ở thời điểm thị trường tài chính và nền kinh tế thiết lập đỉnh, chúng ta nghe rất nhiều những tuyên bố lạc quan: “không hề có bong bóng”… “sẽ không bao giờ có cuộc khủng hoảng nào nữa trong cuộc đời chúng ta”… “nhân loại đã bước vào kỷ nguyên chấm dứt khủng hoảng”… vì “đã đạt tới trạng thái ổn định dài hạn”… hoặc “thị trường đã đạt tới mặt bằng giá mới được tất cả các nhà đầu tư chấp nhận và không thể có sự sụp đổ”. Nếu có bất cứ các rủi ro hoặc nguy cơ đe dọa nào xuất hiện thì con người thường tự lừa dối chính mình bằng lời biện hộ: “sẽ là hạ cánh mềm, chứ không phải sụp đổ”…”những rủi ro nhỏ này thị trường có thể tự chỉnh sửa được.”

Chối bỏ sự tồn tại của bong bóng là một đặc điểm tự nhiên của con người, bao gồm các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan hoạch định chính sách và chuyên gia nghiên cứu. Chỉ rất ít người nhận ra sự tồn tại của bong bóng.

Cái giá phải trả cho điểm mù này là rất đắt vì “bong bóng không điều chỉnh, nó sụp đổ!” sự sụp đổ của bong bóng hoàn toàn khác với sự điều chỉnh thông thường ở chỗ nó diễn ra rất nhanh… nhanh đến nổi bạn không kịp phản ứng và tránh khỏi bị tổn thương.

.Bong Bóng kinh tế

Những cú Flash Crash (sụp đổ nhanh) cùng với tình trạng mất thanh khoản khi nhiều người cùng tháo chạy qua một cánh cửa hẹp sẽ khiến bạn tổn thương nặng nề (nếu không muốn nói là “rơi vào phá sản”). Đó chính là lý do tại sao gia tộc Rothschild luôn xem “bán sớm một chút” là bí quyết để xây dựng cơ nghiệp giàu có. Cách duy nhất để bạn giữ được thành quả trong giai đoạn tăng trưởng trước đó là phải “bán sớm”. Phần lớn đám đông đều bị mắc kẹt trong giai đoạn bong bóng đổ vỡ.

“Bán sớm” còn giúp gia tộc Rothschild bảo vệ tài sản và chuẩn bị nguồn tiền nhằm sẵn sàng thực hiện các “thương vụ để đời”. Sự đổ vỡ bong bóng càng mạnh mẽ, cơ hội làm giàu càng lớn vì lúc này bạn sẽ thâu tóm các tài sản giá trị với giá rẻ mạt (từ chứng khoán, bất động sản, tài sản, các doanh nghiệp tiềm năng). việc mắc kẹt trong cú đổ vỡ bong bóng khiến mọi người trở nên hoảng loạn và sợ hãi. Họ bán tháo mọi thứ một cách phi lý trí giống như lúc thổi phòng bong bóng. Nỗi sợ lớn đến mức họ tin rằng “ngày tận thế đã đến”… và “những ngày tháng tươi đẹp vĩnh viễn không bao giờ trở lại”

Trong khi đám đông run sợ như những con chó ngồi liếm láp vết thương, những gã bán sớm như gia tộc Rothschild lại tha hồ vung tiền mua sắm. “Mua khi máu đổ trên đường” là châm ngôn nổi tiếng của dòng họ Rothschild. Thành quả từ những thương vụ này sẽ là siêu lợi nhuận. 

Không có cuộc vui nào kéo dài mãi mãi, và nỗi buồn cũng thế. Cuộc sống vốn dĩ có tính chu kỳ và lịch sử đã chứng minh điều đó. Trên thị trường tài chính, lòng tham và nỗi sợ hãi lần lượt là hai trạng thái chi phối thị trường tăng giá và thị trường giảm giá. Không một đợt tăng trưởng nào có thể kéo dài vĩnh viễn và thị trường giảm giá đến ngưỡng nào đó cũng phải tăng giá trở lại.

Là người theo quan điểm chu kỳ, Harry Dent cho rằng nhà đầu tư nên giữ được trạng thái tâm lý ổn định trước hai thái cực khác nhau của thị trường. Tại đỉnh, nhà đầu tư thường “lạc quan tuế” trong khi tỏ ra sợ hãi quá mức ở đáy khủng hoảng.

Nhà đầu tư huyền thoại Sir John Templeton từng đúc kết về chu kỳ vận động của thị trường tài chính như sau: “Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn”. Harry Dent muốn nhắc nhở các nhà đầu tư nên có cái nhìn thận trọng trước những tuyên bố gần đây của chủ tịch Fed. Vào tháng 4.2016, chủ tịch Fed, Janet Yellen khẳng định tại phiên điều trần trước quốc hội: “Hoa kỳ không có bong bóng”. Vào tháng 6.2017, bà tiếp tục khẳng định:”sẽ không có một cuộc khủng hoảng tài chính nào nữa trong cuộc đời chúng ta” Vâng, cựu chủ tịch Fed – Alan Greenspan và người kế nhiệm sau đó là Ben Bernanke đã từng nói như thế trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 tại Mỹ. Vào năm 2006, Ben Bernanke đã từng phủ nhận bong bóng nhà đất tại Mỹ để rồi 2 năm sau đó chính ông trở thành “người dọn dẹp” khi kế nhiệm cương vị chủ tịch Fed.

Benjamin Franklin

Trong khi đó, tại đáy khủng hoảng, nỗi sợ hãi khiến mọi người gần như tê liệt và bỏ qua các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Harry Dent dẫn lời của nhà đầu tư thành công nổi tiếng là Benjamin Franklin (1706 – 1790): “cơ hội kinh doanh là một nhà thổ lớn”. Bằng một so sánh rất thực tế, một người đàn ông chỉ bước vào nhà thổ với hai điều kiện: (1) anh ta phải có tiền và (2) phải “dám” bước vào nhà thổ, Dent muốn nói với nhà đầu tư rằng: (1) bạn phải bảo vệ mình trước nguy cơ của Đại suy thoái 2017 – 2019, hãy gìn giữ và trú ẩn nguồn vốn của bạn vào những nơi an toàn trước khi bạn dùng nó để thâu tóm mọi thứ khi thị trường sụp đổ; và (2) bạn phải có tinh thần của một doanh nhân dám thực hiện, dám mạo hiểm khi người sợ hãi nhất.

Đó không phải là lời tuyên truyền về “ngày tận thế”. Thay vào đó, bạn nên giữ cho mình tư duy của người giàu. “người giàu thường nhìn về cơ hội, còn người nghèo luôn nhìn vào khó khăn”. Sở dĩ các tỷ phú như doanh nhân Benjamin Franklin, ông trùm tài phiệt Rothschild, vua thép Andrew Carnegie… xây dựng sự giàu có tột bậc là vì tư duy sáng suốt và thái độ lạc quan luôn tìm kiếm cơ hội bậc là tư duy sáng suốt và thai độ lạc quan luôn tìm kiếm cơ hội trong thời điểm nền kinh tế khó khăn nhất. Khó khăn càng lớn, cơ hội sẽ càng lớn. Đối với họ khủng hoảng là dịp may hiếm có và là cơ hội tốt nhất để đạt đỉnh cao của sự nghiệp.

Theo chu kỳ kinh tế 4 mùa 80 năm, tăng trưởng bong bóng trong mùa hè và được nối tiếp ở mùa thu sẽ chấm dứt bằng cú đổ vỡ trong mùa đông. Sự đổ vỡ trong mùa đông là điều không a muốn nhưng nó là luật tự nhiên. 

Harry Dent cho rằng, sự đổ vỡ mùa đông là cú tái thiết giúp nền kinh tế loại bỏ những yếu tố độc hại và dư thừa được sinh ra bởi hành động can thiệp chưa từng có tiền lệ của các ngân hàng trung ương. Khó khăn là một điều không ai muốn, nhưng nó mang lại động lực phát triển cho mỗi cá nhân và nền kinh tế.

Nguồn: sách Thương Vụ Để Đời

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

thương vụ để đời

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề