fbpx

Thiên tài suy nghĩ khác người thường như thế nào?

Hóa ra suy nghĩ của một thiên tài không có gì rắc rối, phức tạp, trái lại rất đơn giản, sáng rõ và số đông quần chúng đều có thể cùng hiểu được.

Nội dung nổi bật:

Richard Feynman (1918 – 1988) là nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái, người khai sinh ra công nghệ nano. Feynman là ví dụ điển hình cho một thiên tài, mang những tố chất đáng kinh ngạc của một thiên tài:

– Tư duy những thứ phức tạp theo cách đơn giản.

– Khám phá mọi đường đi có thể.

– Nói và nghĩ bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu.

– Đam mê giải quyết vấn đề.

Nhà triết học Arthur Schopenhauer từng nói: “Nhân tài đạt được những mục tiêu không ai có thể đạt tới; thiên tài đạt được những mục tiêu không ai có thể trông thấy”. Nhân loại có rất nhiều người sở hữu trí thông minh nhưng riêng thiên tài lại có thêm những tố chất nào đó vô cùng bí ẩn.

Người ta đặt ra những định nghĩa khác nhau về thiên tài, nhưng ai cũng phải công nhận rằng nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái Richard Feynman là một thiên tài thật sự và minh chứng rõ ràng nhất là bài giảng mang tên “Còn nhiều khoảng trống ở cấp độ vĩ mô” (Tạm dịch từ “There’s Plenty of Room at the Bottom”) nổi tiếng của ông. Nó không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng mà còn cho chúng ta thấy một thiên tài thực sự nghĩ gì trong đầu.

Đơn giản hóa vấn đề phức tạp

Richard Feynman
Nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái Richard Feynman

Năm 1959, khi Feynman bước lên bục diễn thuyết, tất cả khán thính giả trong phòng đều đã sẵn sàng để lắng nghe một thứ gì đó vô cùng khác lạ và mới mẻ.

Ngay từ tiêu đề, Feynman đã không hề sử dụng những thuật ngữ kỳ bí, khó hiểu, mà chỉ đơn giản là “khoảng trống ở cấp độ vi mô”. Đứng trong khán phòng không đạo cụ hoặc thiết bị hỗ trợ phức tạp, Feynman vẫn sẽ đơn thương độc mã đi tiên phong cho công nghệ nano, một lĩnh vực mà bây giờ được coi là thành quả đi đầu trong tiến trình khoa học của loài người.

Ông không vào đề bằng những lời dẫn uyên bác khó hiểu mà chỉ hỏi một câu đơn giản: “Tại sao chúng ta không thể viết toàn bộ 24 chương của cuốn Bách khoa toàn thư Brittanica trên đầu một cây đinh ghim?” Vào giây phút đó, ông đã khai sáng ra một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ chỉ bằng một lời mở đầu đơn giản.

Ngày nay, thị trường nano có giá trị lên tới hàng tỉ và vẫn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Nó đã trở thành nền tảng đổi mới cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ chất bán dẫn cho tới những vật liệu mang tính cách mạng hay thuốc cứu mạng sống con người và các phương pháp điều trị y tế, tất cả đều có thể thực hiện nhờ trí tưởng tượng của một người đàn ông thiên tài.

Khám phá mọi đường đi có thể

Feynman là con người mơ mộng, nhưng con đường ông đến với mộng mơ cũng vô cùng thực tế, hệt như làm kinh doanh. Một khi nảy ra ý tưởng viết toàn bộ Bách khoa toàn thư Brittanica trên đầu một cây đinh ghim, ông lập tức tiến hành tính toán khung để xác định tính khả thi. Sau đó, ông tự hỏi theo phản xạ: “Mà tại sao không phải là mọi cuốn sách trên thế giới?”

Thiên tài bắt đầu mò mẫm tìm đường. Làm thế nào để viết chữ thật nhỏ? Đáp án là ta có thể xoay ngược ống kính của kính hiển vi điện tử và viết theo cách của dao động loại tia âm cực, một thiết bị phổ biến vào thời đó. (Về bản chất, đây cũng là cách khắc vi mạch ngày nay). Và nếu viết được sách thì tại sao không thể làm ra những cỗ máy nhỏ như phân tử? (Ngày nay con người đã làm được).

Feynman không chỉ nhìn ra tính khả thi mà còn phát hiện ra cả vấn đề. Thời đó, kính hiển vi điện tử chưa đủ mạnh, lại thêm sự tồn tại của lực hạ nguyên tử nên vấn đề càng rắc rối. Không nản lòng, ông đặt ra cách giải quyết cho từng trở ngại, trong số đó, có nhiều hướng đi hoàn toàn khả thi.

Nếu đọc bài giảng của Feynman, ta sẽ có cảm giác người viết không phải là nhà vật lý, kỹ sư, mà là một nhà khám phá. Ông đi lang thang trong thế giới nano, nhặt nhạnh những đối tượng cần quan tâm để kiểm nghiệm chúng và rồi đi tiếp.

Ngôn ngữ không hề khó hiểu mà rất tự nhiên, đơn giản

 

Richard Feynman

Wittgenstein từng nói người ta thường có khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ của cá nhân khiến người khác không hiểu ý mình. Nhiều người thích sử dụng những thuật ngữ tối nghĩa hay từ viết tắt để thể hiện sự tinh tế, nhưng trên thực tế làm vậy lại mất đi ý nghĩa của câu nói. Sự nhầm lẫn chẳng có lợi cho ai ngoại trừ những người có ý định nói dối.

Tuy nhiên, Feyman nói và suy nghĩ lại rất tự nhiên. Ngay cả với các nhà khoa học lỗi lạc, ông cũng nói chuyện như đang đứng trước một người bình thường gặp gỡ trên đường phố. Bài diễn thuyết năm 1959 của ông tuy mang lại một kết cục mang tính đột phá nhưng một học sinh trung học tương đối khá cũng có thể hiểu được.

Bạn thấy đấy, chỉ cần diễn đạt mọi thứ một cách đơn giản, bản thân ông và chính khán giản đều thấy mọi thứ thật rõ ràng. Ngay cả cụm từ “công nghệ nano” (nanotechnology) thời ấy cũng chưa được sử dụng, Feynman chỉ gọi đó là “khoảng trống ở cấp vĩ mô” (room at the bottom).

Đam mê giải quyết vấn đề

Cuối bài nói năm 1959, Feynman liệt ra một loạt những ý tưởng đáng kinh ngạc: máy tính cấp độ phân tử, những cỗ máy siêu vi, máy phẫu thuật cơ học có khả năng vận hành trong mạch máu. Tất cả đều đã được nhìn nhận, kiểm nghiệm, khám phá và trở thành nòng cốt của công nghệ nano ngày nay.

Feynman đã đưa ra hai thách thức và tự bỏ 1000 USD ra để làm giải thưởng. Thách thức thứ nhất là viết văn bản dưới cấp độ nano và thứ hai là tạo ra một động cơ siêu vi. Chưa đầy một năm động cơ siêu vi đã hoàn tất và đến năm 1985 thì thử thách viết văn bản cũng được thực hiện.

Tuy nhiên động lực hoàn tất thách thức của Feyman chính là đam mê được nhìn thấy vấn đề được giải quyết. Nhưng có lẽ cái hay nhất của Feyman là cho người khác tham gia cùng, ông không phải là một thiên tài đơn độc, làm việc bí mật mà coi khoa học là một hoạt động xã hội cơ bản. Ông không muốn “đạt được những mục tiêu không ai có thể trông thấy” mà muốn tất cả đều trông thấy. Đó chính là cách sinh ra một thiên tài đặc biệt như Feynman.

Nguồn: Trí thức trẻ/Forbes

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề