fbpx

Bong bóng hoa Tulip khiến Hà Lan khủng hoảng vài thập kỷ

Ngày nay, bất cứ ai du lịch đến với Hà Lan – xứ sở của các loài hoa – đều không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa Tulip, một biểu tượng trên mọi nẻo phố của đất nước này. Song ngạc nhiên thay, ít có ai biết rằng loài hoa này vốn xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và đã trải qua một thập niên thương mại “điên đảo” trước khi trở thành một biểu tượng đẹp và có đôi phần đau thương của con người nơi đây.

I. Nguồn gốc của hoa Tulip

bong bóng hoa tulip, thương vụ để đời

Hoa Tulip – như tên gọi vốn có của nó – thật ra lại có nguồn gốc từ Constantinople (ngày nay chuyển tên thành Istanbul – thủ phủ của Thổ Nhĩ Kỳ) và được giới thiệu vào khu vực Tây Âu những năm giữa thế kỷ 16.

Conrad Gesner, người tự nhận mình là dân Châu Âu đầu tiên đã thấy cành hoa Tulip đầu tiên vào năm 1559 tại một vườn hoa đẹp tại Augsburg và giới thiệu về cho giới nhà giàu tại Hà Lan, chưa bao giờ nghĩ rằng loài hoa này sẽ trở nên một hiện tượng khuynh đảo cả một vùng trời châu Âu chỉ một thời gian ngắn sau đó.

Trong vòng 10 đến 11 năm kể từ khi Gesner phát hiện, hoa Tulip trở thành một món hàng xa xỉ được sưu tập sát sao bởi giới quý tộc Hà Lan và Đức. Giống Tulip đầu tiên cũng bắt đầu được gieo trồng ở Anh khi những thương nhân ở Vienna mang tới năm 1600. Cho đến 1634, danh tiếng của loài hoa này tăng lên một mức mà bất kỳ người nào có chút tài sản mà không sở hữu nó cũng giống như một gã nhà quê ít học vậy.

Một cá nhân không ở thời kỳ này sẽ nghĩ rằng nhất định phải có đặc tính gì đó đặc biệt khiến loài hoa này trở nên giá trị trong mắt vô số người như vậy: có thể là bởi màu sắc tinh túy, mùi hương thơm ngát hay sự dẻo dai và ít chịu sâu bệnh. Tuy nhiên tất cả các suy nghĩ thông thường đó đều không đúng – bởi vì loài hoa này được bán với giá xa xỉ kinh ngạc chỉ vì sự khan hiếm và những lời khen ngợi dành cho nó.

bong bóng hoa tulip, thương vụ để đời

Nhà thơ Cowley đã khen loài hoa tulip “chẳng khác gì vàng bạc và lụa là, chỉ đôi mắt của những kẻ sang trọng nhất mới thực sự xứng đáng để ngắm nhìn vẻ đẹp đó”. Nhà khoa học Beckmann thì cho rằng “loài hoa này là kiệt tác của tạo hóa, khi nó càng lớn lên đẹp đẽ thì lại càng mong manh và cần sự chăm chút, hệt như một tiểu thư cành vàng lá ngọc vậy”.

II. Cơn sốt hoa Tulip “điên loạn”

Đến năm 1635, sự cuồng tín trong giới nhà giàu Hà Lan cho loài hoa này đã cao đến mức hầu hết các hoạt động sản xuất – kinh doanh thông thường của đất nước bị đình trệ. Thay vào đó, hầu hết dân cư, kể cả những tầng lớp thấp bé nhất, cũng lao vào nuôi trồng và buôn bán những rặng bông Tulip này (!)

bong bóng hoa tulip, thương vụ để đời

Trước tiên xin quý đọc giả ghi nhớ rằng tất cả đồng tiền ngày ấy đều làm bằng vàng nguyên chất với trị giá rất cao. 1 florins (tiền gốc Ý) ngày ấy nặng 3.5 gram vàng nguyên chất, tương ứng với 98USD ngày nay.

Với cơn sốt ngày càng gia tăng, đầu tiên người ta nghe kể đến một số thương nhân sẵn sàng “đầu tư” cả gia tài của họ cho 40 cành hoa Tulip với giá 100,000 florins. Sau đó, người ta lại tiếp tục truyền tai nhau về mức trả giá tăng kinh ngạc cho các chủng loại khác nhau của loài hoa này. Chẳng hạn như một bông Admiral Van Der Eyck sẽ bán đến 1260 florins; một cành Viceroy sang trọng sẽ bán với giá 3000 florins; và mắc nhất trong số đó, cành Semper Augustus, được cho là khá rẻ ở mức giá 5500 florins, tương ứng với 540,000USD một cành hoa theo thời giá ngày nay (!)

Semper Augustus
Một cành Semper Augustus, được bán với giá 5500 florins, tương ứng với 540,000USD theo thời giá ngày nay

Vào một thời điểm năm 1636, có lời đồn rằng chỉ có đúng hai cành hoa tại Amsterdam thuộc giống loài Viceroy. Khát khao được sở hữu thứ hoa khan hiếm đó, một nhà đầu cơ sốt ruột đã đưa ra một lời đề nghị mua mà vẫn còn tồn tại như một huyền thoại đến ngày nay:

Hai tấn lúa mạch  448 florins
Bốn tấn lúa mì 558 florins
Bốn con bò sữa  480 florins
Tám con lợn béo 240 florins
Mười hai con cừu béo  120 florins
Hai thùng rượu lớn 70 florins
Bốn tấn bia tốt  32 florins
Hai tấn bơ tốt  192 florins
Một nghìn pounds phô mai  120 florins
Một chiếc giường gỗ đại thụ  100 florins
Một bộ đồ lụa may tốt nhất 80 florins
Một bộ dùng bếp bằng bạc nguyên chất  60 florins

Tổng cộng số hàng hóa để đổi lấy 1 cành Viceroy 2500 florins
Những con người xa xứ Hà Lan lâu nay vừa quay lại khi bong bóng hoa Tulip ở đỉnh điểm, đôi khi trở thành trò cười bi thương cho sự thiếu hiểu biết của họ.

Một thương nhân giàu có sau chuyến tàu đã nói với anh thuyền phó của mình rằng sẽ thưởng cho anh ta một bữa cá no nê. Người thuyền phó này vô tình thấy trên bàn thương gia có một cành hoa trông giống củ hành tây, anh ta liền dùng bữa sáng của mình một cách ngon lành với “củ hành tây” này. Nhưng trớ trêu thay anh ta đâu biết rằng “củ hành tây” ấy chính là Semper Augustus, loài hoa đắt giá bằng toàn bộ chi phí cho đội tàu anh ta đi cả năm. Vài giờ sau đó người thương nhân đã truy tìm ra kẻ tội đồ đã dùng bữa sáng bằng hoa Tulip và tống anh ta vào ngục chung thân. Người ta còn kể về chuyện một nhà sinh vật học đã bị tống giam vì tò mò dùng dao bóc tách cành Admiral Van Der Eyck chỉ vì anh ta cảm thấy “củ hành tây” này thú vị.

Nguồn cầu cho loài hoa tulip đã đạt đỉnh điểm khi giao dịch không chính thống nhiều đến mức Sở Giao Dịch Chứng Khoán Amsterdam lúc bấy giờ phải niêm yết chính thức hợp đồng hàng hóa hoa tulip lên các chi nhánh tại Rotterdam, Harlaem, Leyden, Hoorn và nhiều thị trấn khác.

bong bóng hoa tulip, thương vụ để đời

Trong cơn đầu cơ hỗn loạn, rất nhiều cá nhân đã giàu lên nhanh chóng. Một cái bẫy vàng bạc đã được giăng ra trước mũi của bất kỳ kẻ nào tham lam: hết người này đến người khác, ai nấy đều tham gia cuộc chơi như những chú thiêu thân. Rất nhiều nhà đất hàng chục hectare được bán đi với giá rẻ mạt để đổi sang nhưng cành hoa tulip mỏng manh. Mọi người đều tin rằng niềm đam mê cho tulip sẽ kéo dài vĩnh viễn, và khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về Hà Lan để mua cho bằng được hoa tulip, cho dù giá cả có cao cách mấy đi chăng nữa.

Cuối cùng, trái với niềm tin đương đại lúc bấy giờ, những người cẩn trọng bắt đầu nhận ra rằng sự ngu ngốc (folly) này không thể kéo dài vĩnh viễn được. Giới quý tộc không còn mua những rặng bông tulip để trưng chúng trong vườn nhà nữa – mà thay vào đó họ tranh thủ bán chúng để kiếm lời từng cent một. Lúc bấy giờ, ai cũng có thể dự đoán được rằng những kẻ cuối cùng trong giới đầu cơ điên rồ này sẽ lỗ nặng nề trong tương lại gần. Bong bóng hoa Tulip sắp vỡ…

III. Cuộc tháo chạy khủng khiếp – Bong bóng hoa Tulip vỡ

Khi sự lí trí trên bắt đầu lan tỏa, giá cả lao dốc kinh ngạc, và không bao giờ tăng trở lại nữa (!) Niềm tin biến mất; sự hoảng loạn toàn diện bao trùm giới thương gia.

bong bóng hoa tulip, thương vụ để đời

Để mô tả sự hoảng loạn đó bằng một ví dụ cụ thể: vào năm 1636, một nhà thương gia A đã đồng ý với B mua 10 cành Semper Augustus – loài hoa đắt nhất trong họ tulip – với mỗi cành trị giá 4000 florins, tổng cộng 40000 florins (tương ứng 3.92 triệu USD ngày nay) sáu tuần sau ngày ký hợp đồng. Trong khi B đã sẵn sàng để giao hàng vào thời điểm dự kiến, A đã tháo chạy, bỏ tiền cọc thay vì nhận hàng hoặc thanh toán phần chênh lệch khi giá cành Semper Augustus giảm chỉ còn 300-400 florins, tức chỉ còn bằng 1/10 so với trước đó một tháng rưỡi. Hàng loạt các hãng buôn bán tulip đồng loạt phá sản trên khắp Hà Lan.

Hàng trăm, hàng nghìn người – mà cách đấy vài tháng, thậm chí có cảm giác nghi ngờ về thứ gọi là “nghèo đói” ở đất nước giàu có này – chợt nhận ra phần lớn tài sản của họ nằm ở một vài cành hoa vô tri vô giác mà không ai muốn mua. Ngay cả khi họ chỉ bán với ¼ giá gốc ban đầu chỉ để cắt lỗ, cũng không có ai dám chịu rút hầu bao ra cả.

Sự khóc than, xô bồ, và hoảng sợ nổi lên khắp mọi nơi, và mỗi người bắt đầu đổ tội cho những “tên hàng xóm độc ác”. Họ cho rằng những kẻ này đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, làm giàu cho bản thân và đầu tư phần lời vào bất động sản Anh Quốc hay những quỹ khác. Những người khác thì, sau một thời gian ngắn, từ những kẻ vô danh trở thành giới quý tộc, nay đã trở về trạng thái cũ trong phút chốc. Những thương gia giàu có trước đây nhiều người đã trở thành ăn mày lang thang ngoài đường. Hàng loạt đại diện của tầng lớp trên của xã hội đau đớn nhìn tài sản của mình tiêu tan trong chớp mắt mà không thể nào cứu vãn được…

Khi tiếng chuông cảnh báo đầu tiên vang lên, những người nắm giữ hoa tulip đã tổ chức khá nhiều các buổi họp công chúng để cố gắng vực dậy niềm tin (credit) trong giới đầu tư. Mọi người đều đồng ý rằng nên có đại diện từ mọi miền trở về Amsterdam và tìm kiếm sự giúp đỡ từ giới chức chính quyền. Chính phủ thay vì đưa ra biện pháp rõ ràng thì lại khuyến nghị các thương lái tự lập kế hoạch cho riêng mình. Trong bối cảnh đó, những ngôn từ than phiền và oán trách phát ra từ miệng của tất cả mọi người sau những buổi họp mặt náo loạn.

Cuối cùng, Sở giao dịch Amsterdam mới ra quyết định rằng tất cả những hợp đồng ký trước tháng 11/1636 – hay là thời điểm đỉnh cao của cơn sốt – sẽ được vô hiệu hóa cho người mua nếu người mua chịu trả 10% giá trị hợp đồng cho người bán. Tất nhiên, quyết định này chẳng đem lại chút hài lòng nào cho những thương gia nắm giữ những rặng bông tulip kể từ khi chúng cao ở mức 6000 florins – nay chỉ còn ít hơn một phần mười giá trị.

Vấn đề cuối cùng cũng đã được đưa lên Hội đồng nhân dân tại Hague, và mọi người đều kỳ vọng rằng động thái tích cực này hoàn toàn có thể khôi phục lại lực cầu cho hoa tulip. Song kỳ vọng luôn đi kèm với sự thất vọng, chẳng có bất cứ hành động nào được đưa ra. Sau ba tháng ngâm cứu trong khi giá cả sụt giảm từng ngày, các vị giới chức đã tuyên bố rằng họ sẽ không cứu giúp thị trường tulip và các thương gia phải tự đấu giá lấy những lô hàng của mình ra công chúng. Hơn nữa, cũng chẳng có tòa án nào ở Hà Lan chịu đấu tố cho việc thanh toán giữa các bên. Cũng chẳng có vị trọng tài hay thẩm phán nào muốn tham gia, khi tất cả đều nghĩ rằng: nợ vay dựa trên sự “đánh bạc” ngu ngốc không phải là nợ vay trong luật pháp quy định (debts contracted in folly gambling were no debts in law).

Và như vậy, dấu chấm hết cho bong bóng hoa Tulip huyền thoại được đặt ở đó. Tìm ra phương thức cứu chữa cho sự lao dốc hoàn toàn nằm ngoài khả năng của chính phủ Hà Lan. Những kẻ nào kém may mắn đến mức vẫn còn lượng lớn hoa tulip trên tay khi phản ứng trái chiều diễn ra sẽ bị bỏ mặc để tự nghiệm lại sự khờ dại của mình; còn những kẻ khôn ngoan chốt lời trước đó thì được cho phép giữ lại lợi nhuận. Song nền thương mại của cả quốc gia đã chịu một cú sốc nghiêm trọng – phải mất đến gần chục năm sau, nó mới có thể phục hồi trở lại trạng thái đầu.

Trong 6 vụ bong bóng kinh tế chấn động lịch sử: hoa Tulip, South Sea, Mississippi, phố Wall sụp đổ… đại đa số mọi người bị mất trắng toàn bộ vốn liếng sản nghiệp và lâm vào cảnh khốn cùng. Nhưng khủng hoảng tài chính là cơ hội tuyệt vời mà các doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng như ông trùm dầu mỏ John D.Rockefeller (doanh nhân giàu có nhất trong lịch sử Hoa Kỳ), vua thép Andrew Carnegie, ông trùm ngân hàng J.P.Morgan, và ông vua ngành đường sắt Edward Harriman từng tận dụng để xây dựng cơ nghiệp giàu sang tột bậc. Họ là những người tìm kiếm cơ hội tạo dựng sự giàu có từ khủng hoảng.

Nhà kinh tế học Harry Dent (từng dự báo chính xác thập niên mất mát của Nhật Bản, giai đoạn thịnh vượng của Hoa Kỳ vào những năm 1990, đỉnh bong bóng Dotcom 2000, đỉnh bong bóng nợ dưới chuẩn 2008) đang dự báo về khả năng xuất hiện cú đỡ vỡ siêu bong bóng trong năm 2017-2019. Đây chính là  thương vụ để đời chỉ xuất hiện một lần trong đời người nếu bạn biết cách tận dụng!

Nguồn: newslettervietnam

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề