fbpx

Trồng “cây bút chì” – nguồn cảm hứng mới cho doanh nghiệp bền vững

Bút chì gỗ cũ bây giờ có thể tái chế thành cây cối nhờ ý tưởng đặc biệt của tập đoàn Sprout World.

Có trụ sở ở Copenhagen, Đan Mạch, công ty đã “biến hóa” dụng cụ để viết và vẽ này thành các loại cây thảo mộc, rau và hoa khi trồng xuống đất. Mục đích của ý tưởng là truyền cảm hứng cho mọi người nghĩ về nguồn gốc ra đời của sản phẩm và những gì sẽ tiếp diễn khi nó không còn hữu ích.

 

Cây bút chì đặc biệt này được chế tạo từ gỗ tuyết tùng vốn đang được trồng trên quy mô công nghiệp tại nhiều nơi nên có nguồn cung khá dồi dào. Phần lõi bút chì được làm từ hỗn hợp đất sét và than chì. Phần đuôi cây bút vốn thường được bố trí cục tẩy thì nay được thay bằng một túi vật liệu cellulose, bên trong chứa đựng hạt giống và do đó, tổng thể cây bút đều thân thiện với môi trường.

Sản phẩm được công ty ra mắt vào năm 2014, đến nay, hơn 450.000 cây bút chì trồng được đã bán ra mỗi tháng tới các khách hàng đến từ 60 nước khác nhau. Họ cho biết rằng cây bút cũng đã thu hút một lượng lớn các khách hàng chuyển từ các loại bút bi sang dùng bút chì thân thiện với môi trường của họ. Được biết bên cạnh cây bút chì thì họ còn có các sản phẩm khác như bút chì màu trồng được, khu vườn mini chứa hạt giống và đất trong một cái hộp, chỉ cần mua về tưới nước là có rau và đặc biệt là những tấm thẻ có chứa hạt giống bên trong.

Michael Stausholm, nhà sáng lập của Sprout World, công ty sản xuất cây bút cho biết: “Một trong những thế mạnh của cây bút chì này là nó có thể trả lại mặt đất nhiều loại hợp chất phức tạp chứa trong đó. Nhiệm vụ quan trọng nhất là của dự án này là minh chứng một cách dễ hiểu và thân thiện về các sản phẩm phát triển bền vững cùng môi trường. Bút chì trồng được và giấy viết của chúng ta là ví dụ hoàn hảo cho việc tái chế các nguồn tài nguyên của Trái Đất. Chúng tôi đang nói dưới góc độ vi mô nhưng rồi mọi thứ lớn hơn đều bắt đầu từ đây.”

Nguồn: Baomoi

Các viết cùng chủ đề