fbpx

Trung Quốc sẽ không phá giá đồng Nhân dân tệ để đẩy mạnh xuất khẩu

Vài giờ sau khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố áp hàng rào thuế quan lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, cho biết, Trung Quốc sẽ không phá giá đồng nội tệ để giúp hàng hóa xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn trong lúc đang chiến tranh thương mại với Mỹ

Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường
Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường

“Những sự biến động gần đây của tỷ giá đồng Nhân dân tệ được nhìn nhận là một biện pháp có chủ đích, nhưng sự thật không phải là vậy”, ông Lý Khắc Cường cho biết trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Tianjin trong ngày thứ Tư (19/09). “Việc phá giá tiền tệ một chiều sẽ gây ra hại nhiều hơn là lợi đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không khi nào kích thích xuất khẩu bằng cách phá giá đồng Nhân dân tệ”.

Tại Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ có lúc tăng 0.17% sau những nhận định này. Tuy nhiên, sau đó đã xóa bớt đà tăng và trở về 6.8533 đổi 1 USD vào lúc 12h05 (giờ Thượng Hải).

Ông Lý Khắc Cường đưa ra những nhận định của mình khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, trong đó cả hai bên sẽ triển khai hàng rào thuế quan mới vào tuần tới. Trong ngày thứ Hai (17/09), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ áp thêm thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào cuối năm 2018. Hàng rào thuế quan này dự kiến có hiệu lực từ ngày 24/09/2018. Trước đó, ông Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc giữ đồng Nhân dân tệ ở mức yếu, mặc dù chính quyền của ông chưa chính thức gắn nhãn “thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc.

Đáp trả lại, Trung Quốc đã áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, và có hiệu lực từ ngày 24/09. Trung Quốc cho biết danh sách hàng hóa bị áp thuế bao gồm 5,207 sản phẩm và mức thuế sẽ nằm trong phạm vi 5-10%.

Khi nền kinh tế nội địa giảm tốc và nỗi lo chiến tranh thương mại ngày càng gia tăng, đồng Nhân dân tệ liên tục suy giảm. Đồng tiền này đã mất 8.5% so với đồng USD trong vòng 5 tháng vừa qua.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã triển khai các biện pháp nới lỏng, từ cắt giảm thuế cho tới việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bơm thanh khoản vào thị trường, nhưng họ lại hạn chế sử dụng các biện pháp kích thích tài khóa hoặc tiền tệ trên diện rộng tại thời điểm này.

Ông Lý Khắc Cường cho hay, các nhà hoạch định chính sách hiện đang đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn trong nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế, và sẽ thực hiện các nỗ lực lớn hơn để ưu tiên cho tuyển dụng. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đang tìm cách để giảm thêm thuế và phí, trong khi PBoC vẫn còn giữ vững lập trường chính sách tiền tệ “thận trọng”.

Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến trình mở cửa tài chính trong năm nay với mục tiêu thu hút các khoản đầu tư nước ngoài, khi đồng Nhân dân tệ suy yếu và rủi ro tới sản lượng gia tăng. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo giảm về mức 6.6% trong năm nay, cao hơn một chút so với mục tiêu chính thức.

Tại WEF, ông Lý Khắc Cường không nhắc trực tiếp tới căng thẳng thương mại hiện nay. Ông lặp lại quan điểm của Chính phủ Trung Quốc rằng, trật tự thương mại toàn cầu xoay quanh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên được giữ vững.

“Chúng ta phải giữ vững chủ nghĩa đa phương, quy tắc thương mại tự do”, ông nói. “Việc các nguyên tắc này cần thay đổi những gì không quan trọng, nó mang lại lợi ích cho các bên. Nếu có vấn đề thì cần phải thương lượng để giải quyết chúng.

Tại các cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Tianjin (Fang Xinghai), Phó Chủ tịch của Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ không bị áp lực bởi các chiến thuật thương mại của Mỹ

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

thương vụ để đời

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề