fbpx

Tương lai của giáo dục sẽ ra sao khi thuật toán dần lấn át con người

Trong vòng 10; 20 hay 30 năm tới, thuật toán có thể cho bạn biết nên học chuyên ngành gì ở đại học, nơi làm việc, người kết hôn, và thậm chí nên bầu cử cho ứng viên nào.

Khi thuật toán trở nên thông minh hơn, chúng không chỉ hướng dẫn và kiểm soát con người mà còn thay thế ngày càng nhiều việc làm hơn.

Có lẽ, nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy áp lực sau khi nghe Yuval Noah Harari phân tích.  Nhưng ông cũng “trấn an” rằng con người là loài có khả năng thích nghi cực cao, nếu chúng ta biết được điều gì sẽ đón đợi phía trước, ta có thể thích nghi và tìm ra giải pháp.  

(*) Về tác giả: Yuval Noah Harari, sinh năm 1976, là nhà nghiên cứu lịch sử người Israel. Ông nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Oxford năm 2002, hiện là giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Hebrew ở Jerusalem. Ông chuyên nghiên cứu về lịch sử thế giới, lịch sử thời Trung cổ và lịch sử quân sự. Ông cũng hướng tới nghiên cứu những vấn đề lớn mang tính khái quát về mối quan hệ giữa lịch sử và sinh học. Hai cuốn sách nổi bật nhất của ông là “Homo Deus: A Brief History of Tomorrow” (2016), và “Sapiens: A Brief History of Humankind” (2014).

21 bài học của thế kỷ 21

“Thách thức lớn nhất của ngày hôm nay và những thay đổi quan trọng nhất là gì? Chúng ta nên chú ý đến điều gì? Chúng ta nên dạy con cái gì?” – Đó là những câu hỏi mà sử gia Harari sẽ cùng chúng ta thảo luận trong cuốn sách mới của ông vừa được Bill Gates giới thiệu trên New York Times.

Sách 21 Lessons for the 21st Century của Yuval Noah Harari.
Sách 21 Lessons for the 21st Century của Yuval Noah Harari.

Cuộc sống hiện đại có nhiều lý do để mọi người phải sống trong âu lo. Khủng bố, biến đổi khí hậu, sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo, nạn xâm phạm quyền riêng tư, thậm chí sự suy giảm rõ ràng của quốc tế hợp tác.

Trong cuốn sách mới hấp dẫn của ông, 21 bài học cho thế kỷ 21, nhà sử học Yuval Noah Harari đưa ra một khuôn khổ hữu ích để đương đầu với những nỗi sợ này. Hai cuốn sách nổi tiếng trước của ông, Sapiens và Homo Deus, đã đề cập đến quá khứ và tương lai, còn cuốn sách mới này của ông hướng tất cả về hiện tại. Bí quyết để chấm dứt sự lo lắng theo ông là biết những điều cần phải lo lắng, và biết rằng phải lo lắng về chúng như thế nào. Ông viết ở trang giới thiệu sách “Thách thức lớn nhất của ngày hôm nay và những thay đổi quan trọng nhất là gì? Chúng ta nên chú ý đến điều gì? Chúng ta nên dạy con cái gì?”

Sách dày 372 trang, có những chương về công việc, chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, nhập cư, giáo dục và 15 vấn đề trọng yếu khác. Tuy tiêu đề như vậy, nhưng ông không đưa ra các đơn thuốc tiện dụng. Ông muốn cùng người đọc thảo luận các quan điểm liên quan lịch sử và triết học.

Vấn đề là sự cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực – lĩnh vực thể thao hay lĩnh vực thương mại… đều đang “thực sự đại diện cho một thỏa thuận toàn cầu đáng kinh ngạc.” Và tính toàn cầu đó làm cho việc hợp tác cũng như cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn. Dù hợp tác toàn cầu có chững lại trong đôi ba năm gần đây, nhưng cần nhớ trước đó nó đã tiến được hàng nghìn bước.

Harari đề cập đến nỗi lo lắng: Trong một thế giới ngày càng phức tạp, làm cách nào để chúng ta có đủ thông tin để đưa ra quyết định giáo dục? Thật hấp dẫn khi quay sang các chuyên gia, nhưng làm sao bạn biết họ không chạy theo “bầy đàn”?

“Vấn đề của sự thiếu hiểu biết nói chung và sự thiếu hiểu biết cá nhân không chỉ có ở người dân bình thường, mà cũng có cả ở Tổng thống và các giám đốc doanh nghiệp”. Và Harari nghĩ chúng ta nên làm gì với tất cả những điều này? Ý tưởng lớn nhất, bao trùm của ông ấy, tóm lại là điều này: Thiền. Không phải tất cả các vấn đề của thế giới sẽ biến mất nếu chúng ta bắt đầu ngồi ở tư thế hoa sen và tụng kinh, nhưng ông nhấn mạnh rằng cuộc sống trong thế kỷ 21 đòi hỏi chánh niệm – nhận biết bản thân mình tốt hơn và thấy cách chúng ta đã góp phần tạo ra đau khổ cho cuộc sống của chính mình như thế nào?

Trong 21 bài học ông đưa ra, tôi không đồng ý với mọi thứ trong cuốn sách. Tôi rất vui khi thấy chương về sự bất bình đẳng, nhưng tôi hoài nghi về dự đoán của ông rằng trong thế kỷ 21 “dữ liệu là quan trọng nhất, thậm chí sẽ làm lu mờ cả đất đai và máy móc” đang ngăn cách những người giàu với mọi người khác. Đất đai sẽ vẫn luôn cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi dân số toàn cầu gần 10 tỷ người. Trong khi đó, dữ liệu về nỗ lực chính của con người – ví dụ, làm thế nào để phát triển thực phẩm hoặc sản xuất năng lượng, sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Nhưng chỉ cần có thông tin thì sẽ không mang lại lợi thế cạnh tranh; mà phải biết phải làm gì với nó.

Tương tự, tôi muốn thấy nhiều sắc thái hơn trong cuộc thảo luận mà Harari nêu ra về dữ liệu và sự riêng tư. Ông nhấn mạnh, rằng nhiều có thông tin đang được thu thập trên các cá nhân hơn bao giờ hết. Nhưng theo tôi (B.Gates), ông không phân biệt giữa các loại dữ liệu được thu thập – loại giày bạn muốn mua so với những bệnh bạn dễ mắc phải về mặt di truyền – hoặc ai đang thu thập dữ liệu hoặc cách họ sử dụng nó. Lịch sử mua sắm và lịch sử y tế của bạn không được thu thập bởi cùng một người, cũng không được bảo vệ bởi cùng một biện pháp bảo vệ hoặc được sử dụng cho cùng một mục đích. Nhận ra sự khác biệt này sẽ làm cho cuộc thảo luận của ông thêm sắc sảo.

Tôi cũng không hài lòng với chương về cộng đồng. Harari lập luận rằng mạng xã hội bao gồm Facebook đã góp phần vào sự phân cực chính trị bằng cách cho phép người dùng tự kén chọn và chỉ tương tác với những người chia sẻ quan điểm của họ. Ông đặt câu hỏi: liệu một mình Facebook có thể giải quyết được vấn đề phân cực hay không. Một mình, tất nhiên nó không thể – nhưng điều đó không đáng ngạc nhiên, vì mạng xã hội cũng chỉ đóng một vai trò nhất định, còn chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân đều có vai trò quan trọng. Hầu như trong sách, Harari chưa nói đầy đủ về họ.

Nhưng Harari là một nhà văn có tài “kích thích” suy nghĩ, ngay cả khi không đồng ý, tôi vẫn muốn tiếp tục đọc và suy nghĩ. Cả ba cuốn sách của ông vật lộn với cùng một câu hỏi: Điều gì cung cấp cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa trong những thập kỷ và thế kỷ trước? Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã được thúc đẩy bởi một ước muốn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Nếu khoa học cuối cùng có thể đem lại ước mơ đó cho hầu hết mọi người, và một số lượng lớn người không còn cần phải làm việc để nuôi sống bản thân, có cơm ăn áo mặc và các phương tiện khác rồi, thì lý do gì chúng ta phải thức dậy vào buổi sáng?

Không thể chỉ trích Harari chưa tạo ra một câu trả lời thỏa mãn. Ông đã đưa đến cho chúng ta một cuốn sách hấp dẫn, sâu sắc. Tôi hy vọng ông sẽ tiếp tục trả lời cho câu hỏi này trong tương lai. Trong thời gian đó, chúng ta hãy đọc sách và tham gia cùng ông trong một cuộc đối thoại toàn cầu quan trọng về cách tiếp nhận các vấn đề của thế kỷ 21.

Vũ Khánh lược dịch

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề