fbpx

Vốn nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là kiểm soát tâm lý và rủi ro khi giao dịch

Kiểm soát tâm lý là điều quan trọng trong giao dịch với tài khoản nhỏ và tài khoản lớn, nếu bạn không thành công ở tài khoản nhỏ thì chắc chắn bạn cũng không thành công với tài khoản lớn. Vậy muốn thành công trong giao dịch điều bạn cần làm là kiểm soát tâm lý và rủi ro khi giao dịch.

Bí ẩn ít vốn

Nhiều người thua lỗ cho rằng họ sẽ giao dịch thành công nếu như có một tài khoản lớn (nhiều tiền).

Mọi người đốt cháy các tài khoản giao dịch hoặc là vì một loạt các thua lỗ liên tiếp hoặc vì một khoản lỗ lớn duy nhất. Thông thường, sau khi người thua lỗ phải bán ra, vì không thể đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, thị trường đảo chiều và đi theo hướng mà anh ta kỳ vọng ban đầu. Anh ta bắt đầu nổi giận: nếu sống sót qua tuần này, thì giờ đây anh ta đã thắng lớn thay vì thua lỗ!

Vốn nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là tâm lý khi giao dịch
Vốn nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là kiểm soát tâm lý và rủi ro khi giao dịch

Những người này nhận thấy các điểm đảo chiều thị trường thường xuất hiện quá muộn và nghĩ rằng sự đảo chiều này đã xác nhận cho phương pháp của họ là đúng. Họ quay trở lại làm việc, kiếm tiền, và tiết kiệm hoặc vay mượn để mở lại một tài khoản nhỏ. Lịch sử lặp lại chính nó: Những kẻ thua lỗ bị mất sạch tiền, thị trường đảo ngược và “chứng minh” anh ta đã đúng, nhưng chỉ có điều là hơi muộn. Đó là khi câu chuyện tưởng tượng khác lại sinh ra: “Nếu tôi có một tài khoản lớn hơn (nhiều tiền hơn), tôi có thể sống sót lâu hơn trên thị trường và giành chiến thắng.”

Một số người thua lỗ huy động tiền từ người thân và bạn bè bằng cách đưa cho họ xem thành tích giao dịch thử nghiệm trên giấy tờ. Kết quả giao dịch thử nghiệm cho thấy, họ có vẻ như sẽ thắng lớn nếu có một khoản tiền lớn hơn để giao dịch. Nhưng thậm chí ngay khi đã huy động nhiều tiền hơn, họ cũng tiếp tục thua lỗ- như thể thị trường đang trêu đùa với họ!

Người thua lỗ không phải vì vốn nhỏ – mà là vì tư duy của anh ta chưa xây dựng được các kỹ năng giao dịch. Một kẻ thua lỗ có thể hủy hoại một tài khoản lớn còn nhanh hơn khi giao dịch tài khoản nhỏ. Một trong những người mà tôi quen biết đã thổi bay hơi 200 triệu USD chỉ trong một ngày. Khi người môi giới bán ra cổ phiếu của anh ta- thì bất ngờ thị trường lại đảo chiều. Anh ta kiện người môi giới và nói với tôi: “Nếu tôi có một tài khoản lớn …” Có vẻ như tài khoản 200 triệu USD vẫn chưa đủ lớn với anh ta.

Vấn đề thực sự của những kẻ thua lỗ không phải là quy mô tài khoản mà là giao dịch quá mức và quản trị tiền lỏng lẻo. Anh ta chấp nhận rủi ro quá lớn so với quy mô tài khoản của mình, bất kể là nhỏ hay lớn. Vấn đề không phải là hệ thống giao dịch của anh ta tốt như thế nào, mà là loạt các giao dịch tồi có thể loại bỏ anh ta ra khỏi cuộc chơi.

Nhiều nhà giao dịch nghiệp dư bị thua lỗ trên thị trường họ thường đổ thừa cho nguyên nhân thiếu vốn
Nhiều nhà giao dịch nghiệp dư bị thua lỗ trên thị trường họ thường đổ thừa cho nguyên nhân thiếu vốn

Những nhà giao dịch nghiệp dư không nghĩ rằng mình sẽ thua lỗ hoặc không chuẩn bị gì để quản trị tình huống gặp phải một loạt giao dịch thua lỗ: Việc đồ thừa cho nguyên nhân thiếu vốn chỉ là cách để anh ta tránh né hai sự thật đau thương: kỹ năng quản trị tiền yếu kém và thiếu kỷ luật.

Một nhà giao dịch muốn sống sót và giàu có phải kiểm soát các khoản lỗ. Bạn làm điều này bằng cách chỉ chấp nhận rủi ro bằng một phần nhỏ so với tài khoản cho mỗi lượt giao dịch . Hãy học cách chấp nhận những sai lầm ít tốn kém từ các tài khoản giao dịch nhỏ.

Lợi thế của việc giao dịch tài khoản lớn là chi phí thiết bị và dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm nhỏ so với số tiền của bạn. Một quỹ đầu tư triệu đô chi 5,000 USD cho mỗi lượt giao dịch, chỉ tương ứng với tỷ lệ 0.5% so với số tiền của họ. Nhưng chi phí này có thể lên đến 25% tài khoản của một nhà giao dịch có tài khoản 20,000 USD.

Giao dịch tài chính là trò chơi của tâm lý và kiểm soát rủi ro

Bác sĩ tâm lý Alexander Elder một lần đã đưa ra trò chơi thử thách như sau: “Tôi mốc 10 USD ra khỏi túi và hỏi bất cứ ai trong nhóm muốn giành lấy số tiền thưởng này bằng cách trèo lên đỉnh của chiếc bàn hội nghị hẹp và dài, đi từ đầu này đến cuối đầu kia. Một vài cánh tay giơ lên. Chờ đã, tôi nói, tôi muốn có một phần thưởng cao hơn. Tôi sẽ tặng 1,000 USD tiền mặt cho bất cứ ai có thể leo lên mái tòa nhà văn phòng 10 tầng và sử dụng một tấm ván rộng bằng chiếc bàn này để trượt trên đến mái nhà của tòa văn phòng 10 tầng khác. Không một ai dám chơi trò mạo hiểm này.”

Vốn nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là kiểm soát tâm lý và rủi ro khi giao dịch
Kỹ thuật nhảy là tương tự như nhau trong hai trường hợp nhưng điểm khác biệt lớn chính là: Tâm Lý,

Tôi bắt đầu giải thích cho nhóm – mặc dù thử thách của hai việc làm trên là giống nhau nhưng rủi ro hoàn toàn khác nhau. Vì nếu bạn mất thăng bằng trên chiếc bàn, bạn chỉ cần nhảy xuống sàn nhà chỉ cao một vài feet và đứng an toàn trên tấm thảm. Nhưng nếu bạn mất thăng bằng khi trượt qua hai mái tòa nhà cao tầng, bạn sẽ bị rơi xuống đường.

Giao dịch một tài khoản 100 triệu – 200 triệu đồng cũng giống hệt như giao dịch 1-2 triệu đôla. Nếu bạn cảm thấy bị căng thẳng khi giao dịch tài khoản lớn thì đó là do khả năng kiểm soát tâm lý (đi kèm là khả năng quản trị tiền) của bạn đang có vấn đề chứ không phải vốn.

Nếu bạn không thể quản trị tốt một tài khoản nhỏ, bạn sẽ không bao giờ quản trị nổi một tài khoản lớn. và nếu bạn có thói quen đặt cược lớn đối với tài khoản nhỏ, bạn cũng sẽ đặt cược lớn với tài khoản lớn.

Nguồn: chiemtinhtaichinh

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề