Jesse Livermore: Hãy hành động khi thị trường đi đến điểm pivotal
Bất cứ khi nào tôi có đủ kiên nhẫn để đợi thị trường đi đến những điểm mà tôi gọi là “Điểm Pivotal” – là các điểm mà tại đó, việc tham gia hoặc rút khỏi thị trường sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì tôi chỉ bắt đầu tham gia cuộc chơi khi tâm lý thị trường cho tôi thấy rõ các bước đi tiếp theo, đó là các điểm Pivotal. Việc tham gia vào đúng điểm Pivotal sẽ giúp tôi không bao giờ phải lo lắng về thua lỗ vì đơn giản là tôi đã hành động kịp thời, vào đúng lúc và tích lũy đúng các điểm mua mà các chỉ báo đã báo hiệu cho tôi. Tất cả những gì tôi phải làm đó là ngồi yên và để thị trường vận động, vì tôi biết nếu tôi để yên và quan sát, thị trường sẽ cho tôi thấy những tín hiệu có thể chốt lời đúng lúc.
Một nhà đầu cơ muốn kiếm lợi nhuận thì cần kiên nhẫn
Bất cứ khi nào tôi đủ can đảm và kiên nhẫn để chờ tín hiệu, tôi luôn kiếm được lợi nhuận. Kinh nghiệm của tôi luôn là: tôi sẽ không bao giờ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ một bước đi ngẫu nhiên nếu tôi không vào được đúng điểm Pivotal. Và đó là lý do tôi bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận, kiên nhẫn chờ tín hiệu sẽ càng cần thiết khi kết thúc xu hướng và chốt lời – việc này cũng giúp bạn bỏ qua những rung lắc thông thường, thứ mà thỉnh thoảng xảy ra trước khi hoàn thành một chu kỳ và kết thúc một xu hướng thị trường.
Khi bạn đủ kiên nhẫn chờ đợi, các điểm Pivotal sẽ xuất hiện và hướng dẫn bạn biết khi nào nên tham gia và khi nào nên rút lui. Hãy nhớ “thành Rome không được xây dựng trong một ngày” và không có một xu hướng quan trọng nào sẽ kết thúc trong một ngày hay một tuần. Cần có thời gian để nó đi theo lộ trình hợp lý của nó. Điều quan trọng bạn nên nhớ đó là, những biến động lớn của thị trường xảy ra trong vòng 48 giờ sẽ tạo ra các điểm hành động mà bạn có thể vào hoặc ra khỏi thị trường.
Ví dụ minh họa:
Chúng ta chọn một cổ phiếu đã ở trong xu hướng đi xuống trong một thời gian khá dài và đạt đến mức thấp là 40 đô la. Sau đó, nó có một đợt phục hồi trong vài ngày kéo giá lên mức 45 đô la, tiếp theo giá quay trở lại và tích lũy trong suốt một tuần, và nó tiếp tục đà tăng cho đến khi đạt mức 49 đô la. Sau cùng, thị trường trở nên buồn tẻ và khối lượng giao dịch xuống thấp trong vài ngày. Sau giai đoạn đó, cổ phiếu vận động trở lại, giảm 3 hoặc 4 điểm, và tiếp tục đi xuống cho đến khi đạt đến mức giá gần điểm Pivotal là 40 đô la.
Đây là thời điểm thị trường nên được theo dõi cẩn thận vì nếu cổ phiếu không ngừng đi xuống để tiếp tục xu hướng giảm, nó sẽ đạt mức thấp hơn điểm Pivotal 40 đô la 3 điểm hoặc hơn, trước khi nó có một đợt phục hồi quan trọng khác. Nếu nó không xuyên thủng được điểm Pivotal 40 đô la, đó là dấu hiệu để mua, ngay khi nó phục hồi 3 điểm so với mức giá 40 đô la. Nếu điểm 40 đô la đã bị xuyên thủng nhưng không đến mức 3 điểm thấp hơn, thì bạn nên mua nó ngay khi nó tăng lên mức 43 đô la.
Nếu một trong hai trường hợp này xảy ra – và thường là chúng sẽ xảy ra – bạn sẽ thấy rằng đây là sự khởi đầu của một xu hướng mới – một Xu hướng tăng – giá sẽ tiếp tục tăng và vươn tới giá trên điểm Pivotal 49 đô la + 3 điểm hoặc hơn.
Nguồn: Trích từ “ Cách thức giao dịch và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks”
Có thể bạn quan tâm:
Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks
Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc
của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore