Lạc quan tếu (Irrational Exuberance) – nền tảng tâm lý của bong bóng đầu cơ
Cụm từ “lạc quan tếu” (Irrational Exuberance) được phát biểu bởi cựu chủ tịch FED, Alan Greenspan vào năm 1996 và trở lên nổi tiếng sau đó. Lạc quan tếu là nền tảng tâm lý của bong bóng đầu cơ.
Nguồn gốc của Lạc quan tếu
Lạc quan tếu trong thị trường chứng khoán là khi các nhà đầu tư tự tin rằng giá của một tài sản sẽ tiếp tục tăng, mà không để ý đến giá trị cơ bản của nó. Nhưng khi bong bóng vỡ, các nhà đầu tư vội vã bán ra trong hoảng loạn, đôi khi còn thấp hơn giá trị của chúng. Sự hoảng loạn cũng có thể lan sang các loại tài sản khác, và thậm chí có thể gây ra suy thoái.
Thuật ngữ này được đặt ra bởi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan vào năm 1996. Ông đặt vấn đề liệu các ngân hàng trung ương có nên giải quyết tình trạng lạc quan tếu thông qua chính sách tiền tệ hay không. Greenspan tin rằng ngân hàng trung ương nên nâng lãi suất khi một bong bóng đầu cơ có vẻ đang chớm hình thành.
Lạc quan tếu cũng tên cuốn sách nổi tiếng mô tả bong bóng thị trường chứng khoán năm 2000 của giáo sự kinh tế Robert Shiller. Nếu như hai phiên bản trước đó (2001 và 2005) bao quát thị trường chứng khoán và nhà ở. Phiên bản mới nhất đã mở rộng phạm vi để bao gồm cả thị trường trái phiếu, và giải quyết tất cả các thị trường đầu tư lớn.
Sự nguy hiểm của lạc quan tếu
Các nhà đầu tư cạnh tranh và đẩy nhau vào trạng thái lạc quan tếu. Họ trở nên tham lam vì lợi nhuận đến mức bỏ qua việc các chỉ số kinh tế cơ bản đang xấu đi. Họ tham gia vào cuộc chiến tranh giành tài sản và đẩy giá lên cao hơn nữa.
Lạc quan tếu chỉ có thể xảy ra khi giai đoạn mở rộng của chu kì kinh doanh đã diễn ra một thời gian. Lúc này nền kinh tê không còn nhiều cơ hội mới. Nếu các nhà đầu tư tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản, họ sẽ từ chối các khoản đầu tư kém này và giữ tiền mặt.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn cố gắng đánh bại thị trường. Họ tuyệt vọng tìm kiếm bất kỳ cơ hội thu lợi nhuận nào có thể đã bị bỏ qua. Kết quả là, họ lãng phí nhiều tiền hơn vào các khoản đầu tư có lợi nhuận ngày càng kém hơn.
Kết quả là họ hình thành tâm lí bầy đàn. Các nhà đầu tư bắt chước nhau vào mua vào bất cứ tài sản nào đang tăng giá. Họ tạo ra một bong bóng tài sản. Hiện tượng này thường xảy ra trong thị trường chứng khoán, nhưng cũng xuất hiện trong thị trường nhà đất, vàng hoặc thậm chí là Bitcoin.
Thậm chí, giá tài sản có thể có vẻ đang tăng vì những lí do hợp lí. Nhưng bất cứ điều gì cũng có thể làm vỡ bong bóng. Kết quả là sự điên cuồng của lòng tham chuyển sang hoảng loạn khi giá tài sản trở về giá trị thực của chúng.
Các nhà đầu tư bán tài sản với bất cứ giá nào, thấp hơn cả giá trị thực của chúng. Sự sụp đổ giá tiếp tục lan sang các loại tài sản khác. Theo sau đó là giai đoạn thu hẹp của chu kì kinh tế, và thường dẫn đến suy thoái.
Các ví dụ
– Chu kì bùng nổ và suy thoái gần nhất xảy ra với giá dầu năm 2014. Sau khi đạt 100,14 USD vào tháng 6, giá dầu thô West Texas Intermediate đã giảm xuống còn 53,45 USD vào ngày 26 tháng 12 năm 2014. Sau đó, giá dầu giảm xuống còn 38,22 USD vào ngày 28 tháng 8 năm 2015, mức thấp nhất trong năm. Những mức giá thấp này bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm 2015. Đặc biệt, các công ty dầu khí Mỹ trong ngành dầu khí đá phiến đã phải sa thải công nhân. Cuối năm 2015, nhiều công ty bắt đầu mất khả năng thanh toán các trái phiếu rủi ro cao mà họ đã phát hành.
– Sự bùng nổ của bong bóng giá dầu một phần là lời đáp lại sự lạc quan tếu đối với đồng USD. Trong năm 2014 và 2015, sức mua của đồng USD đã tăng 25%, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các công ty sản xuất dầu.
– Lạc quan tếu cũng xảy ra với giá vàng trong năm 2011. Nhưng may mắn là nó đã không lan sang phần còn lại của nền kinh tế.
– Bong bóng tài sản xảy ra với cổ phiếu trong năm 2013. Giá cổ phiếu tăng 30%, vượt xa các giá trị cơ bản của chúng.
Nguồn: Happy Live Team tổng hợp từ “Lạc Quan Tếu”, Thebalancemoney
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán