fbpx

Nếu cắt lỗ là nguyên tắc số 1, đâu là nguyên tắc số 2 để đầu tư thành công?

Có một thực tế rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng dù bạn là một nhà đầu tư mới bước vào nghề hay là một người dày dạn kinh nghiệm trên thị trường. Trong trường hợp vào lệnh sai, nếu không nhanh chóng cắt lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu những thua lỗ nặng nề hơn.

neu-cat-lo-la-nguyen-tac-so-1-dau-la-nguyen-tac-so-2-de-dau-tu-thanh-cong-happy-live-1

Một nhà đầu tư dù mới bước chân vào nghề hay dày dạn kinh nghiệm đều có khả năng mắc sai lầm. Sự khác nhau nằm ở chỗ người có kinh nghiệm sẽ có cách xử lí tối ưu hơn, thông qua việc cắt lỗ kịp thời. Trong khi đó, những nhà đầu tư mới thường cố gồng lỗ, kết quả là phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề hơn.

Khi giao dịch cổ phiếu, ai cũng mong sẽ mua bán có lời trong khi rất ít người chấp nhận việc thua lỗ, hay thừa nhận rằng mình đã sai. Trong trường hợp cổ phiếu giảm, họ thường lấy lí do thị trường xấu, cổ phiếu không tốt, sự tác động của cộng đồng nhà đầu tư, thậm chí do “phong thủy không hợp” để đổ lỗi, chối bỏ sai lầm trong khi giá cổ phiếu vẫn tiếp tục lao dốc.

Tình huống trớ trêu hơn, khi cố gồng lỗ thì cổ phiếu rớt giá thảm hại, nhưng lúc bán ra để cắt lỗ thì cổ phiếu lại có sự hồi phục, thậm chí tăng mạnh. Lúc này, nhà đầu tư sẽ thực sự cảm thấy tuyệt vọng, và cho rằng quyết định cắt lỗ là một sai lầm.

Tại sao nhà đầu tư phải cắt lỗ?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nổi tiếng với câu nói: “Nguyên tắc thứ nhất, đừng bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc thứ hai, đừng bao giờ quên nguyên tắc thứ nhất.”

Đa số các nhà đầu tư mới tham gia thị trường đều đã từng trải qua thua lỗ, thậm chí người có kinh nghiệm vẫn có khả năng mắc sai lầm. Thống kê cho thấy, trên thị trường chỉ có khoảng 5% nhà đầu tư thành công, làm sao để một người mới chơi nằm trong số đó?

Phù thủy phố Wall William O’Neil đưa ra một ví dụ: “Bạn đã bao giờ mua bảo hiểm hay chưa (bảo hiểm nhà đất, bảo hiểm ô tô hay bảo hiểm y tế)? Sau khi mua bảo hiểm nhà bạn có bị cháy không? Ô tô có bị hỏng không? Sức khỏe bạn có sao không? Nếu tất cả đều không sao, bạn có buồn khi đã lãng phí tiền mua bảo hiểm không? Nếu tiếc tiền thì sau đó bạn có mua bảo hiểm nữa hay không?”

Câu trả lời là: Bạn không biết trước những rủi ro sẽ đến hay không, do đó việc mua bảo hiểm là để bảo vệ mình và tài sản khỏi những khả năng xấu xảy ra, và đương nhiên bạn chấp nhận đó là chi phí để đổi lấy sự an toàn.

Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, nhà đầu tư cần coi những khoản thua lỗ là học phí phải trả cho thị trường, là chi phí để tránh bị “bốc hơi” tài khoản. Những khoản thua lỗ nhỏ này sẽ được bù đắp bởi các cổ phiếu thành công khác.

Trong những trường hợp cắt lỗ xong, cổ phiếu đảo chiều tăng lại thì tài khoản cũng không bị ảnh hưởng gì, vẫn còn nhiều cơ hội tiếp theo. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu giảm sâu, việc cắt lỗ sẽ vô cùng quan trọng vì đã giúp nhà đầu tư tránh được thiệt hại nặng nề.

Làm thế nào để cắt lỗ hiệu quả?

Nhà đầu tư có thể dùng hai cách để đưa ra mức cắt lỗ trước khi ra quyết định xuống tiền vào bất cứ cổ phiếu nào.

Cách thứ nhất, xác định trước tỉ lệ cắt lỗ cắt lỗ cần thiết và cắt lỗ nếu giá giảm chạm mức đó. William O’Neil cho rằng mức cắt lỗ hợp lý là 7-8% , làm được điều này có nghĩa rằng tài khoản của nhà đầu tư đang được bảo đảm, dù là rất nhỏ, để tự bảo vệ mình khỏi những khoản lỗ có thể xảy đến.

Nhà đầu tư nên bỏ qua việc có cắt đúng đáy hay không. “Hãy bán ra để ngủ cho yên”, vì khi đó chắc chắn nhà đầu tư sẽ không phải chịu lỗ thêm cho dù cổ phiếu có tiếp tục giảm. Mặt khác, sau khi cắt lỗ, cơ hội có thể sẽ đến từ những cổ phiếu tuyệt vời hơn.

Happy Live sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐẶT SÁCH

 

 

Các viết cùng chủ đề