fbpx

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân cho những năm đầu tuổi trưởng thành

Bước ra khỏi cảnh cửa trường đại học, chúng ta bước vào một cánh cửa lớn hơn đó là cuộc đời. Khi đó, bạn phải làm chủ được bản thân, biết mình muốn gì, làm gì. Và đặc biệt hãy biết cách để tự quản lý được tài chính bản thân.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân cho những năm đầu tuổi trưởng thành

Đa phần trong chúng ta, khi đã bước qua ngưỡng tuổi 23 cũng là lúc bước ra khỏi cánh cổng trường đại học. Ra trường, va vấp công việc bắt đầu một cuộc sống độc lập, tự chủ và bắt đầu có những suy tính cho tương lai phía trước. Và bước trên con đường trưởng thành, hãy đừng quên học hỏi những kỹ năng quản lí tài chính cá nhân để sẵn sàng trên những chặng đường mới.

1. Rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính bản thân

Khi bắt đầu tốt nghiệp đại học và đi làm, gần như mỗi chúng ta phải độc lập về tài chính và không phụ thuộc vào trợ cấp từ gia đình. Điều đó bắt buộc chúng ta phải học cách điều phối thu nhập và chi tiêu hợp lý cho cuộc sống.

Đầu tiên, để quản lý chi tiêu tốt bạn hay phân lập nguồn thu – chi trong tháng của bản thân các khoản rõ ràng. Trong một tháng bạn phải kiểm soát được nguồn thu cố định thường xuyên và nguồn thu không thường xuyên nhằm mục tiêu cân đối khoản chi trong tháng đó.

Thông thường, chúng ta sẽ quản lý tài chính theo quy tắc 50/20/30 để đảm bảo dòng tiền của bạn luôn giữ ở mức ổn định và tối ưu:

50% tổng thu nhập chi tiêu cho các hoạt động thiết yếu như tiền ăn uống, nhà ở, điện nước, xăng xe, di chuyển… Các khoản chi tiêu trong thiết yếu trong tháng không vượt quá 50% tổng thu nhập.

20% thu nhập sử dụng cho hoạt động tài chính như để tiết kiệm, bảo hiểm, Cho vay – Trả nợ, đầu tư, chi cho hoạt động giáo dục của bản thân… Hãy cố gắng tăng % cho hoạt động tài chính có thể tạo nguồn thu nhập tương lai hoặc sự án tâm cho bản thân.

30% thu nhập đầu tư cho bản thân nhằm sử dụng với mục đích quan hệ xã hội (đám cưới, gặp gỡ bạn bè), đầu tư hình ảnh bản thân (mua quần áo, trang sức, mỹ phẩm, tập thể thao..) và dịch vụ y tế khám chữa bệnh.

Sau khi phân tách các khoản tài chính ra làm các món hãy cố gắng để dùng phương pháp “chia trứng thành nhiều giỏ” để dễ dàng quản lý chúng. Hãy chi tiêu và sử dụng thu nhập mỗi tháng một cách hợp lý để số tài khoản luôn dư giả đến cuối tháng bạn nhé.

2. Hãy để ra các khoản đầu tư

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện” – Thông thường bạn sẽ nhận được nhiều lời của cha mẹ và gia đình để giành ra những khoản tiết kiệm dành cho cuộc sống sau này. Nhưng trên thực tế thì mọi người nên hiểu rõ một sự thật rằng tiền tiết kiệm chính là “Tiền Chết”. Cho dù bạn có cho gửi tiền vào ngân hàng để hàng tháng lấy lãi thì trên thực tế, số tiền lãi đó chỉ cao nhất ngang với mức lạm phát. Nghĩa là giá trị số tiền của bạn vẫn không hề thay đổi nếu bạn tiết kiệm tại ngân hàng hoặc giảm dần theo năm tháng nếu bạn cứ để không ở đó.

Như vậy, nếu là một người thông minh và có tính toán cho tương lai thì bạn đừng bao giờ để cho mình những khoản “Tiền Chết”. Hãy vận dụng tiền tiết kiệm để mang đi đi đầu tư, sinh lời để có thêm nhiều nguồn thu nhập trong tương lai.

Hãy dành ra một khoản tiền để đầu tư cho hoạt động kinh doanh hoặc chứng khoán nếu như bạn có máu làm giàu nhanh chóng và có hiểu biết nhất định trong lĩnh vực này. An toàn hơn bạn có thể mua vàng dự trữ cho bản thân vì đầu tư vào vàng một cách dài hạn luôn luôn có lợi hơn trong tình hình kinh tế biến động khá phức tạp như hiện nay. Đừng quên, nếu đầu tư dài hạn và tiết kiệm bằng vàng hãy chọn mua ở thời điểm giá bình ổn, tránh việc bị mua đắt do các đợt sốt giá bấp bênh của thị trường.

Hoặc gần gũi hơn là việc bạn đầu tư cho lĩnh vực học tập của bạn thân. Hãy luôn nhớ rằng học hành không bao giờ thừa cả. Nếu đang đi làm bạn có thể đăng kí các khóa học ngắn hạn, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp hoặc đi các workshop liên quan đến ngành nghề bạn đang làm. Đừng quên rằng, khi bạn tham gia những khóa học, bạn sẽ nhận được không chỉ là kiến thức mà còn có cả những mối quan hệ và cơ hội rộng mở sau này.

3. Mua bảo hiểm cho chính bản thân bạn

Bảo hiểm – Phải nói rất nhiều người trong chúng ta đều không có nhận thức đúng đắn về bảo hiểm và bỏ qua việc mua bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Thông thường, chúng ta sẽ được mua các món bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội khi chúng ta đi làm toàn thời gian cho các công ty. Nhưng các món bảo hiểm này thường có giá trị thấp và mức thanh toán không cao.

Chúng ta thường rất chủ quan về sức khỏe bản thân khi chúng ta còn trẻ. Nhưng thật sự bạn luôn nhớ rằng bất kỳ một biến cố nào cũng có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào. Và bảo hiểm chính là phần đảm bảo khi biến cố đó xảy ra chúng ta. Đặc biệt, khi một biến cố xảy ra, bạn rất có thể trở thành gánh nặng cho gia đình.

Đồng thời, chúng ta nên biết rằng, mức đóng bảo hiểm cũng thay đổi tùy vào độ tuổi. Bạn mua càng sớm thì mức đóng bảo hiểm hằng năm sẽ càng thấp. Không giống với bảo hiểm xe máy hay bảo hiểm y tế, ngoài việc bạn được bảo vệ khi gặp rủi ro, số tiền tham gia bảo hiểm của bạn còn được tính lãi suất. Tỷ lệ phần trăm lãi suất ở các năm sẽ khác nhau nhưng nó sẽ ổn định, giúp bạn yên tâm hơn với các biến động của thị trường.

Do vậy, đừng chần chừ mà bạn nên bắt đầu tìm hiểu về bảo hiểm càng sớm càng tốt đề chuẩn bị những khoản đảm bảo cho chính bản thân mình.

4. Gửi tiền về cho gia đình nữa bạn nhé!

Một điều chúng ta thường quên trong việc quản lí tài chính cá nhân chính là những khoản gửi về cho gia đình.

Thực ra, khi bạn mới ra trường, chắc chắn khoản thu nhập của bạn sẽ chưa đủ cao để bạn có thể thường xuyên gửi tiền về cho bố mẹ, gia đình người thân ở nhà. Thậm chí, nhiều tháng, do trót chi tiêu quá tay bạn vẫn phải vay vốn của “ngân hàng gia đình” để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, hãy tập học cách trưởng thành bằng việc độc lập tài chính với gia đình và gửi tiền về cho gia đình từ bây giờ.

Có một sự thật là khi chúng ta 23 tuổi thì đa phần cha mẹ chúng ta vẫn đang chủ động có nhiều các nguồn thu nhập. Do vậy, khoản tiền chúng ta gửi về sẽ thường là khoản tiền tiết kiệm thêm cho gia đình. Bạn cũng không quá cần thiết là đều đều hằng tháng gửi tiền về cho cha mẹ trong thời điểm này, khi tài chính bản thân không quá dư giả. Hãy chọn một khoản thời gian vừa đủ để tiết kiệm cũng như cân bằng tài chính cá nhân để dư ra một khoản gửi về gia đình tầm 3 – 6 tháng/lần.

Những khoản tiền này, về thực tế sau này gia đình bạn sẽ tiết kiệm để đưa lại bạn khi bạn cần khoản tài chính lớn như đám cưới, mua nhà, mua xe… Nhưng nó lại là bảo chứng cho việc bạn đã và đang dần trưởng thành, biết suy nghĩ, biết quản lý chi tiêu. Điều đó giúp cho cha mẹ thêm niềm tin vào những quyết định của bạn, trở thành điểm tựa vững chắc cho bạn trong những bước trưởng thành của cuộc sống.

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề