Quy luật Gresham là gì? Tìm hiểu về tiền tốt và tiền xấu
Trong kinh tế, quy luật Gresham là một nguyên tắc tiền tệ nói rằng “tiền xấu đuổi tiền tốt”.
Quy luật Gresham là gì?
Quy luật Gresham (Gresham’s law) là giả thuyết kinh tế do Thomas Gresham (1519 – 1579) đưa ra. Theo giả thuyết này thì ” tiền xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Ví dụ, khi có 2 kim loại (vàng và bạc) cùng lưu thông và giá trị thị trường của chúng khác với giá trị do luật pháp quy định, thì kim loại nào có giá trị thị trường lớn hơn giá trị do luật pháp quy định sẽ được người ta tích trữ. Điều này đã xảy ra ở Mỹ khi nước này áp dụng chế độ song bản vị (vàng và bạc) trong thời kỳ 1837 – 1873. Hệ thống tiền tệ bị mất ổn định vì khi thì bạc bị tích trữ, khi thì vàng bị tích trữ, tức ” bị đuổi khỏi lưu thông”, do giá trị thị trường của bạc (vàng) cao hơn giá trị do luật pháp quy định.
Tiền tốt và tiền xấu
Tiền tốt là tiền có ít khác biệt giữa giá trị danh nghĩa (ghi trên mặt đồng xu) và giá trị thực (giá trị của kim loại dùng để đúc, thường là kim loại quý, nickel, hoặc đồng).
Khi vắng mặt luật về tiền pháp định, đồng xu tiền kim loại sẽ tự do trao đổi ở trên giá trị thị trường thỏi một chút. Điều này có thể được quan sát với thỏi tiền xu như Lá phong Vàng Canada, Krugerrand Nam Phi, Đại bàng Vàng Mỹ, hoặc thậm chí bạc Theresa Maria (Áo). Các đồng xu loại này được biết đến với sự tinh khiết và ở trong một hình thức thuận tiện. Mọi người thích giao dịch bằng đồng tiền hơn là bằng những mẩu kim loại quý vô danh tính, do đó, họ gắn thêm giá trị cho các đồng xu. Độ vênh giữa mệnh giá và giá hàng hoá được gọi là seigniorage. Bởi vì một số tiền xu không lưu thông, nằm lại trong các bộ sưu tập, nhu cầu đúc có thể tăng lên.
Mặt khác, tiền xấu là tiền mà giá trị hàng hoá thấp hơn nhiều giá trị danh nghĩa và được lưu thông cùng với tiền tốt, nơi cả hai dạng phải được chấp nhận ngang giá như là tiền pháp định.
Nguồn: vietnamfinance
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live