Lãi suất là gì? Có bao nhiêu loại lãi suất? Vai trò của lãi suất
Bên cạnh kỳ hạn gửi tiền, lãi suất cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Vậy lãi suất là gì? Có bao nhiêu hình thức lãi suất phổ biến? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất? Trong bài viết dưới đây, Happy Live sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất để giải đáp những thắc mắc trên. Lãi suất ngân hàng là gì? Trước tiên, muốn tính được lãi suất ngân hàng, các bạn cần phải hiểu được lãi suất ngân hàng là gì. Lãi suất ngân hàng được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc là khoản tiền mà ngân hàng cho vay với một mức lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất ngân hàng được tính tùy thuộc vào mỗi ngân hàng hoặc đơn vị...
Định nghĩa
Bên cạnh kỳ hạn gửi tiền, lãi suất cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Vậy lãi suất là gì? Có bao nhiêu hình thức lãi suất phổ biến? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất? Trong bài viết dưới đây, Happy Live sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất để giải đáp những thắc mắc trên.
Lãi suất ngân hàng là gì?
Trước tiên, muốn tính được lãi suất ngân hàng, các bạn cần phải hiểu được lãi suất ngân hàng là gì. Lãi suất ngân hàng được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc là khoản tiền mà ngân hàng cho vay với một mức lãi trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời kỳ tính lãi suất của khoản gửi ngân hàng hoặc khoản ngân hàng cho vay được quy định và thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sao cho phù hợp với quy trình hệ thống trước đó. Vì vậy, lãi suất ngân hàng thể hiện tỷ lệ phần trăm của khoản tiền gốc trong một thời kỳ nhất định, thường được tính theo hằng tháng, hằng quý hoặc hằng năm.
Phân loại lãi suất ngân hàng
Cách tính lãi suất ngân hàng sẽ phụ thuộc vào loại lãi suất ngân hàng bạn đang sử dụng, sẽ chia thành 5 loại lãi suất ngân hàng chính sau đây:
Lãi suất theo nguồn sử dụng
Lãi suất ngân hàng theo nguồn sử dụng được phân thành 2 loại là: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Lãi suất huy động
Đây là loại lãi suất thường được các ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay tín dụng đưa ra khi huy động tiền gửi vào của các khách hàng tiềm năng. Lãi suất huy động này cũng là loại lãi suất mà ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng quy định tỷ lệ phải trả cho các khách hàng khi nhận tiền gửi của khách hàng.
Lãi suất cho vay
Đây là loại lãi suất mà ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay tín dụng khác đưa ra mức tỷ lệ để thu của khách hàng.
Ở Việt Nam, lãi suất cho vay có 3 loại chính:
- Lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
- Lãi suất của các tổ chức tín dụng với nhau.
- Lãi suất của các tổ chức tín dụng với khách hàng.
Lãi suất theo giá trị thực
Lãi suất ngân hàng tính theo giá trị thực được chia làm 2 loại chính:
Lãi suất danh nghĩa
Đây là loại lãi suất được tính bởi thời hạn khoản gửi hoặc khoản vay, thể hiện trực tiếp trên giấy tờ hoặc quy ước giữa bên gửi và bên nhận hoặc bên vay và bên cho vay. Lãi suất danh nghĩa sẽ được xác nhận từ trước trên danh nghĩa và chưa có sự điều chỉnh bởi lạm phát.
Lãi suất thực
Lãi suất thực tế là loại lãi suất được tính toán bởi sau khi xác định được giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu được sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Và thông thường, trong nền kinh tế luôn có tỷ lệ lạm phát nhất định nên lãi suất danh nghĩa thường cao hơn lãi suất thực.
Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì chi phí thực tế đi vay thấp, lãi suất thực tế là phần mà mà các khách hàng có nhu cầu gửi hoặc vay cần quan tâm khi thực hiện cách tính lãi suất ngân hàng. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, lãi suất thực giúp góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khi gặp thời cơ thuận lợi.
Lãi suất theo thời gian
Theo thời gian, cách tính lãi suất ngân hàng sẽ được chia thành 3 loại chính đó là:
- Lãi suất huy động cho vay ngắn hạn.
- Lãi suất huy động cho vay trung hạn.
- Lãi suất huy động cho vay dài hạn.
Lãi suất ngân hàng tính theo thời gian cũng có thể chia làm lãi suất đơn và lãi suất kép.
- Lãi suất đơn sẽ tính tỉ lệ theo ngày, tháng, năm của số tiền lãi so với số tiền vay gốc để tính lãi thời hạn kế tiếp.
- Lãi suất kps là tỷ lệ lãi theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay gốc, số tiền vay này sẽ tăng lên do có cộng gộp lãi qua từng thời kỳ vay.
Lãi suất theo phương thức trả
Cách tính lãi suất ngân hàng theo phương thức trả cũng được chia làm 2 loại:
- Tính theo lãi suất ngân hàng trả trước: Là loại lãi suất được tính trước và được cộng luôn vào phần tiền gửi hoặc tổng tiền phải trả.
- Lãi suất ngân hàng trả sau: Là loại lãi suất mà sau kỳ hạn gửi tiền người gửi mới nhận được.
Cách tính lãi suất ngân hàng theo chức năng của các ngân hàng
Có 2 loại ngân hàng cung cấp chức năng cho vay đó là ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động cho vay.
Lãi suất ngân hàng nhà nước
Đây là loại lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định cụ thể trong hoạt động của ngân hàng, lãi suất ngân hàng nhà nước gồm 3 loại cơ bản:
- Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh với khách hàng.
- Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất được ngân hàng nhà nước áp dụng khi thực hiện hoạt động tái cấp vốn.
- Lãi suất tái chiết khấu là hình thức được áp dụng khi ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng.
Lãi suất của các tổ chức tín dụng
Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được cấp phép áp dụng trong các hoạt động giao dịch với khách hàng. Cách tính lãi suất ngân hàng theo các tổ chức tín dụng sẽ bào gồm các loại lãi suất sau:
- Lãi suất tiền gửi
- Lãi suất cho vay
- Lãi suất thỏa thuận
- Lãi suất liên ngân hàng
Cách tính lãi suất ngân hàng
Có 2 cách tính lãi suất ngân hàng được áp dụng rộng rãi:
Tính lãi suất ngân hàng theo số dư nợ gốc
Để tính được tiền lãi ngân hàng theo dư nợ gốc, các bạn có thể áp dụng công thức sau:
Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x lãi suất vay/ thời gian vay
Ví dụ: Anh Trần Văn B vay ngân hàng 60 triệu đồng, trong thời gian 12 tháng với mức lãi suất 12%/ năm. Thì số tiền gốc Anh B phải trả hàng tháng là (60 triệu/ 12 tháng = 5 triệu đồng.
Số tiền lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là (60 triệu x 12%) / 12 tháng = 600 ngàn đồng. Tổng số tiền cả lãi cả gốc Anh B phải trả là 5,6 triệu đồng / tháng.
Cách tính lãi suất ngân hàng theo số dư nợ giảm dần
Ngoài việc trả tiền lãi theo số dư nợ gốc, bạn cũng có thể chọn trả lãi vay theo số dư nợ giảm dần. Cách tính lãi suất theo số dư nợ giảm dần như sau:
- Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/ Số vay hàng tháng.
- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x lãi suất vay theo tháng.
- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay.
Ví dụ, Anh Trần Văn B, vay ngân hàng 60 triệu, theo hình thức trả lãi theo số dư nợ giảm dần, với kỳ hạn vay tiền 12 tháng, lãi suất 12%/ năm.
Thì số tiền gốc hàng tháng = 60 triệu / 12 tháng = 5 triệu đồng.
Tiền lãi tháng đầu = (60 triệu x 12%)/ 12 tháng = 600 ngàn đồng.
Tiền lãi tháng thứ 2 = (60 triệu – 5 triệu) x 12% / 12 tháng = 550 ngàn đồng. Sẽ thực hiện tương tự để tính lãi cho các tháng sau.
Ý nghĩa của lãi suất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng và cách tính lãi suất ngân hàng có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường:
Ý nghĩa mang tầm vĩ mô
Lãi suất ngân hàng mang ý nghĩa:
- Là công cụ giúp điều tiết chính sách tiền tệ, ổn định lạm phát và phát triển sản xuất.
- Ảnh hưởng đến việc mở rộng hoặc thu hẹp hạn mức tín dụng.
- Khích lệ hoặc hạn chế mức huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho các hoạt động của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
- Lãi suất ngân hàng giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc: Điều hòa cung cầu ngoại tệ.
- Việc tăng lãi suất tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ vào trong nước, ngược lại nếu lãi suất giảm sẽ kéo theo giảm cung và tăng cầu ngoại tệ.
Ý nghĩa mang tầm vi mô
Lãi suất ngân hàng:
- Là cơ sở để các cá nhân, doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như hoạt động chi tiêu hoặc gửi tiết kiệm, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
- Góp phần giúp cho cá nhân đặc biệt là người dần có thể lựa chọn gửi tiết kiệm, vừa có tiền lãi ổn định chi tiêu và vừa mang tính an toàn.
- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ có một lượng vốn ổn định phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh.
- Việc đưa ra một mức lãi suất hấp dẫn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh cũng là một phần giúp thúc đẩy đời sống xã hội ngày càng tốt hơn.
Quy định về lãi suất ngân hàng
Cách tính lãi suất ngân hàng được quy định rõ ở Điều 468 bộ luật dân sự 2015
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo Điều 476 bộ luật dân sự 2005
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết mà Happy Live cung cấp đã giúp quý khách giải đáp thắc mắc lãi suất là gì. Việc hiểu rõ lãi suất trong bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp xác định chính sách đầu tư tài chính hiệu quả và hợp lý.
Tiến Phát