fbpx

VN-Index vượt 1,300 điểm, hàng trăm cổ phiếu vẫn lẹt đẹt quanh đáy năm 2024

Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lên những mức cao mới, hàng trăm mã cổ phiếu vẫn đang lẹt đẹt quanh vùng giá đáy năm 2024.

Sau giai đoạn điều chỉnh ngắn đầu năm, VN-Index đã nhanh chóng lấy lại đà tăng và vượt qua cột mốc tâm lý quan trọng 1,300 điểm. Đà tăng này đã được duy trì ổn định, với chỉ số dao động trên ngưỡng này hơn một tháng qua. Tuy nhiên, đà tăng mạnh của thị trường chung không phản ánh thực trạng của toàn bộ các cổ phiếu.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong tổng số hơn 1,600 cổ phiếu niêm yết trên các sàn HOSE, HNX và UPCoM, khoảng 400 mã – chiếm gần 25% tổng số – vẫn đang giao dịch quanh vùng giá đáy của năm 2024. Trong số này, khoảng 200 cổ phiếu đang giảm hoặc đi ngang so với đáy, và khoảng 200 mã khác chỉ tăng dưới 10% so với mức đáy năm 2024.

Nói cách khác, nếu nhà đầu tư ngẫu nhiên chọn một cổ phiếu trên thị trường, có 25% khả năng họ sẽ gặp phải một mã đang giảm hoặc chỉ tăng nhẹ so với đáy năm.

Hơn 400 cổ phiếu tăng dưới 10% và giảm so với đáy năm 2024

vn-index-vuot-1300-diem-hang-tram-co-phieu-van-let-det-quanh-day-nam-2024-happy-live-2

 

Thực tế, động lực tăng điểm của VN-Index chủ yếu đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc các ngành tài chính (bao gồm chứng khoán và ngân hàng) và nhóm Vin. Từ đầu năm đến ngày 21/03, chỉ riêng bộ ba VIC, VHM và VCB đóng góp gần 40 điểm cho Vn-Index.

vn-index-vuot-1300-diem-hang-tram-co-phieu-van-let-det-quanh-day-nam-2024-happy-live-3

Về phần các nhóm cổ phiếu còn quanh quẩn quanh đáy 2024, nhóm bất động sản dân cư nổi bật hơn cả. Khủng hoảng thanh khoản năm 2022 với hàng loạt bê bối trái phiếu và tình trạng thiếu hụt vốn nghiêm trọng đã để lại những hậu quả kéo dài. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.

Tính tới ngày 21/03, cổ phiếu NVL và DIG vẫn đang dao động quanh vùng đáy năm 2024, trong khi NLG vẫn “ngậm ngùi” dưới đáy năm 2024.

Trường hợp đáng báo động nhất thuộc về BCR, với cổ phiếu giảm sâu 42% so với đáy năm 2024. Mã này đã lao dốc mạnh trong thời gian gần đây sau thông tin Chủ tịch cùng hàng loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về tình hình quản trị doanh nghiệp trong ngành.

Song hành với khó khăn của ngành bất động sản là tình trạng ảm đạm của các doanh nghiệp sắt thép. Phần lớn cổ phiếu thép đều ghi nhận mức giảm đáng kể giữa năm 2024 và chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn trong ngành như Thép Nam Kim (NKG), Hoa Sen (HSG), Tôn Đông Á (GDA), và Thép Tiến Lên (TLH) vẫn đang dao động gần mức đáy năm 2024.

SMC ảm đạm hơn cả khi giá cổ phiếu liên tục lập đáy mới. Diễn biến này xảy ra sau khi công ty liên tục báo lỗ trong vài quý gần đây và đang đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Không chỉ thép, một số cổ phiếu trong lĩnh vực xi măng như Xi măng Bỉm Sơn (BCC) và Hà Tiên 1 (HT1) cũng rơi vào tình trạng tương tự khi ngành xi măng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như dư cung và chi phí năng lượng cao.

Sự phân hóa lan rộng sang các ngành khác

Đáng chú ý, tình trạng đi ngang hoặc giảm sâu không chỉ giới hạn ở các nhóm ngành truyền thống như bất động sản, thép và xi măng. Ngay cả trong những lĩnh vực được kỳ vọng tăng trưởng tốt như chứng khoán và công nghệ, vẫn có những cổ phiếu đang gặp khó khăn đáng kể.

Nhóm chứng khoán cũng có hai cổ phiếu đang dao động dưới mức đáy năm 2024 là ORS và DSC. Đáng chú ý, cổ phiếu ORS đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2023, sau nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Diễn biến đáng lo ngại này xảy ra sau thông tin ông Đỗ Anh Tú – Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Tiên Phong – từ nhiệm vị trí, làm dấy lên những lo ngại về tính ổn định trong quản trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, hai cổ phiếu lớn trong lĩnh vực phân phối thiết bị ICT là Digiworld (DGW) và Petrosetco (PET) cũng dao động quanh mức đáy năm 2024, mặc dù hoạt động kinh doanh của họ đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể.

Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay mang đến một bài học đáng suy ngẫm. Dù chỉ số đang tăng mạnh, đây không phải là lời mời gọi để nhà đầu tư chọn bừa một cổ phiếu và kỳ vọng sinh lời. Thị trường có thể tăng, nhưng không phải cổ phiếu nào cũng sẽ tăng. Đó là lúc nhà đầu tư cần trang bị cho mình một phương pháp chọn lọc cổ phiếu tăng trưởng thật sự bài bản – chứ không chạy theo “đám đông” hay cảm xúc.

Trong bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán” của William O’Neil, tác giả đã chỉ ra rất rõ những tiêu chí giúp nhà đầu tư sàng lọc cổ phiếu tăng trưởng chất lượng, điển hình như:

– Tăng trưởng EPS quý gần nhất so với quý cùng kỳ năm trước trên 20 -25%, và tăng trưởng Doanh thu tăng trưởng đồng bộ, chứng minh rằng sự tăng trưởng không đến từ việc cắt giảm chi phí hay những con số “đẹp” trên giấy tờ, mà đến từ nhu cầu thị trường thực sự.

– Tăng trưởng EPS năm gần nhất và 3 năm gần nhất, tìm kiếm tốc độ tăng trưởng 20 -25%

– Cổ phiếu tạo nền giá tốt, có mẫu hình tăng trưởng rõ ràng: Như cốc tay cầm, mẫu hình chữ nhật, lá cờ thắt chặt 

– Doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành: Cổ phiếu đầu ngành không phải doanh nghiệp to nhất, có vốn hóa lớn nhất, mà là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận hàng quý/hàng năm tốt nhất, với biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng vượt trội so với các đối thủ cùng ngành.

Khi thị trường đi lên, mọi cổ phiếu có thể tăng. Nhưng chỉ có những cổ phiếu hội tụ đủ các yếu tố CANSLIM mới thật sự bứt phá mạnh mẽ và bền vững. Bởi vì phía sau mỗi đợt tăng giá không chỉ là kỳ vọng, mà là sức mạnh tài chính thực sự, sự lãnh đạo ưu tú và sự hậu thuẫn của dòng tiền lớn.

Đó là lý do vì sao bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán không chỉ đơn thuần là một cuốn sách, mà là một bản hướng dẫn sinh tồn và chiến thắng trong thị trường cổ phiếu – dành cho những ai không muốn đầu tư theo kiểu “may rủi”, mà muốn hành động dựa trên logic, dữ liệu và chiến lược rõ ràng.

Việc dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, hiểu sâu về cơ bản doanh nghiệp và các mẫu hình kỹ thuật, chính là điều kiện tiên quyết trong bất kỳ thương vụ đầu tư nào.

Đừng để mình bị cuốn vào những con sóng tăng điểm ảo tưởng. Sự tỉnh táo và một hệ thống đầu tư đã được kiểm chứng sẽ là “tấm khiên” vững chắc giúp bạn tránh khỏi những cạm bẫy tiềm ẩn của thị trường.

Happy Live team sưu tầm/vietstock

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề