Xác định giá trị của doanh nghiệp là vấn đề then chốt trong mua tích trữ cổ phiếu
Pay Back time – Những người giàu lên nhờ mua các công ty, họ chỉ có thể giàu lên nếu biết được giá trị của công ty đó. Ngày nay con người biết giá tiền của mọi thứ nhưng lại chả biết giá trị của thứ gì cả.
Cái cốt lõi là bạn phải xác định giá trị của doanh nghiệp
TRONG HAI CÂU HỎI: “Mua tích trữ cổ phiếu nào cụ thể?” và “Khi nào thì mua tích trữ?” thì mua tích trữ cổ phiếu nào là một câu hỏi khó hơn so với câu hỏi khi nào thì nên mua tích trữ cổ phiếu.
Như tôi đã nói, rất khó tìm một doanh nghiệp được gọi là hoàn hảo để bạn đầu tư – thậm chí là chẳng bao giờ có. Chưa kể, số lượng doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn có thể hiểu rõ giá trị của chúng để mua tích trữ cũng không phải là quá nhiều. Một khi đã tìm ra đúng doanh nghiệp, thì việc xác định khi nào nên mua tích trữ là một việc dễ dàng: Bạn chỉ cần đợi và mua tích trữ dần khi giá cả hạ xuống.
Chúng ta gọi việc “mua khi hạ giá” là mua với một biên độ an toàn (Margin of Safety – MOS) trong Đầu tư theo Quy tắc số 1. Biên an toàn là ba từ quan trọng nhất đối với một nhà đầu tư, và nó đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư theo chiến lược mua tích trữ cổ phiếu. Để có được biên an toàn lớn, tất cả những điều bạn phải làm là xác định giá trị của doanh nghiệp, và chờ đến khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó hạ xuống thấp hơn nhiều so với giá trị, thế là bạn mua vào. Bạn cũng cần biết rằng, không phải cứ thị trường chứng khoán rớt giá do khủng hoảng thì cổ phiếu của công ty nào cũng sẽ bị bán hạ giá hay có giá rẻ cho bạn mua.
Một số công ty trong thị trường khủng hoảng vẫn có giá bán cổ phiếu ở mức khá đắt. Bạn cứ xem việc mua cổ phiếu như là mua một chiếc xe hơi. Bạn có thể mua một chiếc Maserati, và bạn chắc chắn sẽ tủm tỉm cười vì mua được nó với giá hời, hoặc bạn chắc chắn sẽ sôi máu vì mua hớ. Bạn sẽ xem xét: “phần cứng” của xe còn tốt không, khung gầm còn ngon không, dàn đồng có rỉ sét quá không. Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ định được giá trị của chiếc xe. Dĩ nhiên, sẽ có những vấn đề vụn vặt khác cần cân nhắc, như kính chắn gió có vỡ không, thân xe có chỗ nào bị móp không, bọc ghế có bị rách không, lốp có bị xì không, radio có hoạt động tốt không, vân vân và vân vân – nhưng bạn hoàn toàn có thể ước đoán một số tiền để sửa chữa những lỗi bề ngoài ấy, và vẫn có thể xác định chiếc xe là một món hời. Nhưng nếu “phần cứng” không tốt, ví dụ vừa nổ máy đã thấy nó đuối hoặc rung, hay thân xe có quá nhiều chỗ rỉ sét, thì chi phí tân trang lại rất tốn kém, thậm chí là nếu làm hết mấy phần đó thì chi phí tân trang và phí mua xe sẽ còn lớn hơn nhiều so với giá của xe hơi đó có thể được bán trong tương lai. Nếu bạn mua chiếc xe xét về cơ bản là không tốt với bất cứ giá nào, bạn đã mất tiền. Nhưng nếu bạn mua chiếc xe cơ bản là tốt và đang bán hạ giá, bạn có cơ hội kiếm tiền khi bán ra.
Việc xác định giá trị của doanh nghiệp là vấn đề then chốt trong mua tích trữ cổ phiếu. Những người giàu lên nhờ mua các công ty, họ chỉ có thể giàu lên nếu biết được giá trị của công ty đó. Cũng có một vài trường hợp khách bỏ tiền mua lại các công ty mà chẳng biết giá trị thực của công ty đó và kiếm được tiền nhưng đó là những trường hợp may mắn không bền vững.
Robert Shiller, tác giả cuốn Irrational Exuberance (Sách tiếng Việt là Lạc Quan Tếu – đã được HappyLive xuất bản tại Việt Nam), và cũng là một giáo sư kinh tế học nổi tiếng của Đại học Yale cho rằng giá cả trên thị trường thường được quyết định dựa trên cảm xúc, vì vậy mà giá hiếm khi nào tương đương với giá trị, tức là sẽ thấp hơn nhiều hoặc cao hơn nhiều.
Nhìn biểu đồ bên dưới của ông, các đường đồ thị đi xuống như là một ác mộng của nhà đầu tư, nhưng thực ra nó cho chúng ta thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta mua cổ phiếu khi thị trường có hệ số giá trên lợi nhuận (PE) thấp so với lúc PE cao.
Ông Shiller chỉ ra rằng: mua cổ phiếu khi chỉ số PE thấp thì lợi nhuận cao, còn khi PE cao thì lợi nhuận thấp. Trong biểu đồ ta thấy khi mua vào mà thị trường có chỉ số PE là 20–30, thì sau 20 năm sẽ có lợi nhuận từ –2% cho đến 5%. Một lần nữa tôi nhắc lại: giá là số tiền bạn bỏ ra, còn giá trị là thứ bạn nhận được. Đừng tin lời những người nói rằng nếu chúng ta cứ mua và giữ cổ phiếu chỉ số S&P 500 thì thế nào cũng có lợi nhuận. Tôi nói thật, nếu bạn mua vào lúc cổ phiếu có chỉ số PE ở mức cao, sau 20 năm thậm chí bạn có thể còn bị lỗ vốn. (Biểu đồ phía trên đã được giản lược, bạn có thể xem biểu đồ gốc của Shiller tại RuleOneInvesting.com, hoặc trong cuốn Lạc Quan Tếu).
PE là 1 tỉ lệ giá cổ phiếu so với thu nhập, được tính như sau: PE = (giá mua 1 cổ phiếu)/(lợi nhuận trên một cổ phiếu)
Đôi khi PE được xem là bội số, vì nếu công ty có PE là 10, có nghĩa nhà đầu tư sẵn lòng trả 10 đô la cho mỗi 1 đô la lợi nhuận của công ty.
Mặt khác, nếu bạn mua và tích trữ cổ phiếu khi chỉ số S&P 500 có PE thấp, có thể bạn sẽ kiếm một khoản lời to. Từ năm 1970 đến 1985, có vài năm chỉ số PE toàn thị trường xuống tới mức 8 (loại phiếu 500 index). Những năm đó việc đầu tư có thể đem lại một khoản lợi nhuận bình quân trong 20 năm đạt từ 10% hoặc cao hơn. Nghiên cứu của Shiller đã hé lộ một điều quan trọng: Nếu bạn dự tính mua và giữ cổ phiếu lâu dài, hãy mua khi giá cổ phiếu hạ. Hãy mua khi người khác sợ hãi, và hãy bán khi người khác tham lam.
Đó cũng là lý do vì sao các nhà quản lý quỹ đang lao đao ở thời điểm cuốn sách này ra đời. Họ mua cổ phiếu ở thời điểm những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi chỉ số PE của S&P 500 cao chót vót. Bây giờ họ chỉ còn biết cầu khấn cho chỉ số của thị trường lên cao đồng thời chứng kiến lợi nhuận gộp của họ rơi về con số không. Nghiên cứu của Shiller cho thấy trong vòng 20 năm, những người mua cổ phiếu ở thời điểm 1990 và đầu những năm 2000 sẽ không thu được lợi nhuận gì cả.
Còn đối với một nhà đầu tư khôn ngoan, mua bán cổ phiếu theo phương pháp tích trữ, ý tưởng của Shiller sẽ giúp họ giàu có dễ dàng hơn. Nếu bạn có thể đạt lợi nhuận 12% trong 20 năm liên tục bằng
cách mua toàn bộ chỉ số S&P 500 đúng thời điểm (mua sai thời điểm thì sau 20 năm cũng chẳng lời đồng nào), thì bạn hãy tưởng tượng lợi nhuận khổng lồ bạn thu được nếu chỉ mua tích trữ những công ty tốt nhất được bán với giá thấp nhất, hơn là mua toàn bộ các công ty? Điều này, đương nhiên, chính xác là những gì mà ngài Buffett đã làm để thu về khoản lợi nhuận 24% mỗi năm và trở thành tỉ phú. Và đây là lần thứ hai trong cuộc đời đầu tư của tôi, chúng ta đang chứng kiến chỉ số S&P 500 có PE đang lùi dần về một con số. Lần đầu tiên tôi chứng kiến điều này là vào năm 1980 chính là lúc tôi bắt đầu tư, và tôi đã giàu lên từ đó.
Có thể nói cơ hội cuộc đời đang ở trước mắt chúng ta, đây là thời cơ để mua tích trữ cổ phiếu của những công ty có giá trị vào đúng lúc trong một thị trường chín muồi.
Làm sao ta biết được giá trị của công ty ta định mua tích trữ? Đừng vội lo lắng đến việc bạn nên đầu tư bao nhiêu vào công ty này, hoặc danh mục đầu tư của bạn cần có bao nhiêu công ty. Bạn cần phải nghiêm túc ngồi lại, đọc và thực hành từng bước mà tôi đã hướng dẫn trong cuốn sách Ngày Đòi Nợ (Pay Back Time).
Hãy ghi nhớ: giá cả và giá trị là hai thứ khác nhau hoàn toàn. Nhiều người không hiểu rõ về hai từ này. Ngay cả trên các chương trình truyền hình ở Mỹ, tôi cũng thấy nhiều chuyên gia về chứng
khoán cũng thường xuyên mập mờ giữa hai khái niệm này. “Thị trường hôm nay định giá trị của AT&T là bao nhiêu vậy, Bob?” “Thị trường đang định giá trị Apple hiện giờ là bao nhiêu nhỉ?” Nếu cả đến các tay đầu tư chuyên nghiệp còn lầm lẫn giữa giá cả và giá trị thì việc các nhà đầu tư thông thường hiểu sai có gì ngạc nhiên không nhỉ?
NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP sẽ phải chịu nhiều áp lực với bổn phận của mình hết quý này sang quý khác. Họ không thể có cái nhìn dài hạn với các khoản đầu tư của họ. Họ không thể mua
vào một doanh nghiệp để rồi tập trung vào giá trị của nó trong một khoảng thời gian dài. Họ phải tập trung vào giá cả hiện tại/giá cả của ngày hôm nay. Do đó, nếu giá của cổ phiếu đi xuống ngay sau
khi họ mua vào, thì khoản lỗ trên giấy tờ ngay lập tức sẽ có tác động tiêu cực tới báo cáo lợi nhuận quý của họ. Họ chẳng thể nào an lòng được cho dù biết chắc rằng giá trị của cổ phiếu cao hơn nhiều so với giá hiện tại. Họ bị những người góp tiền cho quỹ đầu tư – các cổ đông của họ – đánh giá định kỳ dựa trên chênh lệch lợi nhuận thu được từ giá mua và giá bán cổ phiếu của họ, so với thành tích
của những tay chuyên nghiệp ở các quỹ khác chứ không liên quan gì đến giá trị của một doanh nghiệp. Rồi sẽ có ngày giá cổ phiếu vọt lên, nếu họ mua khi giá cả thấp hơn giá trị, nhưng điều này cũng chả có ý nghĩa nhiều với những tay đầu tư chuyên nghiệp này?
Những người đầu tư vào quỹ hỗ tương sẽ nhanh chóng rút vốn và đưa cho một tay quản lý quỹ khác. Họ không còn sự lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận cái nhìn ngắn hạn, nhìn vào giá cổ phiếu, chứ không phải giá trị, để giữ được khách hàng, tức giữ được công việc của mình.
Trái lại, với những người mua tích trữ theo Quy tắc số 1, giá cả chỉ là điều kiện cần, vẫn chưa đủ để quyết định mua bán cổ phiếu. Tiền đầu tư là của bạn, nằm trong túi của bạn, bạn không bị ai đánh giá
về hiệu quả ngoại trừ chính bản thân mình, và như vậy chúng ta có thể có cái nhìn dài hạn với cổ phiếu đầu tư. Khi chúng ta biết rõ giá trị của một doanh nghiệp mà chúng ta đang mua vào, chúng ta sẽ vui vẻ với cái giá đã trả cho nó và không cảm thấy lo lắng nếu như giá cổ phiếu có đi xuống. Thực tế, đó chính là cơ hội. Ví dụ tôi có thể mua tờ giấy bạc trị giá 10 đô la với giá chỉ 5 đô la, tôi có buồn vì
người bán hạ giá xuống 3 đô la không? Làm sao mà buồn được? Tôi đã mua rẻ hơn 50% rồi và giờ tôi có thể mua thêm 10 đô la nữa với giá chỉ bằng 1/3 giá trị là 3 đô la. Tôi vui như bắt được vàng ấy chứ.
Tôi thực sự không lý giải được vì sao một số nhà đầu tư không hiểu được sự khác biệt giữa giá cả và giá trị. Tôi đã giải thích điều này ở khá nhiều sự kiện bàn về kiến thức đầu tư, nhưng trong khi một số người nghe một lần là hiểu ngay, thì một số khác mãi vẫn không hiểu. Sự hoang mang trong đôi mắt họ khiến tôi nghĩ rằng họ nghe tôi nói nhưng không tin điều tôi nói. Với họ, giá đã rơi thì giá trị hẳn
nhiên cũng phải rớt theo. Chắc chắn họ đã giàu có nếu họ nhận ra sự khác biệt giữa giá cả và giá trị.
Happy Live team biên soạn/Ngày Đòi Nợ
Có thể bạn quan tâm