fbpx

Chiến tranh thương mại (Trade War) Mỹ vs. Trung Quốc: Lưỡng bại câu thương

P/S: Bài này Alexander đăng lại từ một cuộc phỏng vấn của báo Người đưa tin với Tiến sĩ Khoa học Võ Đại Lược. Những nhận định của Tiến sĩ Võ Đại Lược, người là một trong những cây đa, cây đề về chiến lược và nghiên cứu kinh tế thế giới của Việt Nam. Ông vốn nguyên là Viện Trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Đây là những luận giải đầy thuyết phục của Giáo sư Võ Đại Lược về cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc và ảnh hưởng của nó tới kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng.

chiến tranh thương mại

Tôi tóm lược như sau:

  • Bản chất sâu xa của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là gì?

Cuộc chiến thương mại hiện nay chỉ là dấu hiệu dễ thấy nhất của một cuộc chiến lớn hơn nhiều, nhằm giành quyền lực và tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 21.

Điều mà chúng ta thấy là cuộc xung đột giữa hai quốc gia về mặt địa chính trị, giữa một bên là “American First” (Nước Mỹ trên hết) và một bên là “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc) cùng Con đường tơ lụa.

chiến tranh thương mại

  • Tác động của cuộc chiến tới Mỹ và Trung Quốc? 

Mỹ có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Có nhiều lý do khiến Trung Quốc chịu thiệt nặng hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ: Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang có nhiều vấn đề như tồn tại nhiều nợ xấu. Thứ hai, Trung Quốc còn đang đối mặt với thực trạng bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản.

  • Các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao? 

Cuộc chiến thương mại xảy ra không chỉ khiến Mỹ và Trung Quốc thiệt hại mà còn tác động đến cả thế giới.

Cả Trung Quốc và Mỹ hiện đều có các hoạt động thương mại, buôn bán với các nước trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu Đông Nam Á có hoạt động thương mại, buôn bán lớn với Trung Quốc. Vì lẽ đó nên chắc chắn căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tác động đến châu Á và Việt Nam.

Tác động này thể hiện ở một số điểm. Nếu Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, họ có thể sẽ tăng cường xuất khẩu sang các nước khác ở châu Á và Việt Nam.

Hàng hoá Trung Quốc tràn vào Việt Nam và các nước trong khu vực và điều này gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước.  Hơn nữa, các nước đang xuất khẩu vào Mỹ cũng có thể sẽ gặp khó khăn khi Mỹ sẽ áp thuế với chính các loại hàng mà có nguyên liệu hay nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là tác động trực tiếp nhất với Việt Nam.

cơ hội Việt Nam từ chiến tranh thương mại

Việt Nam hiện xuất siêu vào Mỹ nhiều tỷ USD nên chúng ta có thể sẽ phải chịu sức ép từ Mỹ. Đặc biệt, hiện nay nhiều thứ hàng chúng ta phải nhập nguyên liệu, rồi gia công chế biến từ Trung Quốc và khi hàng này được xuất sang Mỹ thì sẽ có thể bị gây khó dễ.

Đọc thêm chi tiết bài phỏng vấn gốc của Báo người đưa tin ở dưới đây: 

Châm ngòi cuộc chiến thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc đều thiệt hại

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc chưa tìm được lối thoát khi giới chức hai nước khép lại đàm phán mà không đạt được bước đi cụ thể nào hướng tới chấm dứt những màn “so găng” giữa hai nền kinh tế hàng đầu. Điều này không chỉ khiến Mỹ và Trung Quốc thiệt hại mà còn tác động đến cả thế giới. Để làm rõ hơn vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với ông Võ Đại Lược, Tiến sĩ khoa học, Chủ tịch trung tâm Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tổ chức phi Chính phủ).

Có bình luận cho rằng bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay không đơn thuần là vấn đề kinh tế nằm ở mấy chục tỷ hàng hóa bị đánh thuế mà đây là dấu hiệu của cuộc chạy đua giành quyền lực và tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 21. Ông nhận định sao về vấn đề này?

Thâm hụt thương mại của Mỹ hiện khá cao và trong thâm hụt ấy, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, tính ra đến cả trăm tỷ USD.

Thế nên khi lên làm Tổng thống ông Trump muốn có một trật tự thương mại công bằng, nghĩa là phải cân bằng về thương mại.

Ông muốn nước nào xuất vào Mỹ bao nhiêu thì nước đó cũng phải mua hàng của Mỹ bấy nhiêu. Do vậy, ông Trump đặt lại tất cả quan hệ thương mại với các nước, bao gồm cả Trung Quốc.

Tổng thống Trump chưa bao giờ che giấu tham vọng “American First” (Nước Mỹ là trên hết). Mọi thứ khác đều là thứ yếu và có thể chỉ là công cụ để phục vụ mục tiêu chính là theo đuổi lợi ích Mỹ.

Bởi vậy, cuộc chiến thương mại hiện nay chỉ là dấu hiệu dễ thấy nhất của một cuộc chiến lớn hơn nhiều, nhằm giành quyền lực và tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 21.

Điều mà chúng ta thấy là cuộc xung đột giữa hai quốc gia về mặt địa chính trị, giữa một bên là “American First” (Nước Mỹ trên hết) và một bên là “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc) cùng Con đường tơ lụa.

Và trong bối cảnh hai bên liên tục áp đặt các mức thuế cao với số hàng hóa trị giá hàng chục tỷ của đối phương, chưa có dấu hiệu gì cho thấy cuộc chiến tranh thương mại có thể hạ nhiệt. Ngoài kinh tế, Mỹ cũng còn muốn nhằm vào ngành công nghệ cao của Trung Quốc. 

Tiêu điểm - Châm ngòi cuộc chiến thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc đều thiệt hại

Ông Võ Đại Lược,

Cuộc chiến tranh thương mại có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ra sao thưa ông?  

Tổng thống Trump từng đe dọa áp đặt thuế trừng phạt lên toàn bộ 500 tỷ USD mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu như Mỹ thực hiện điều này thì chắc chắn nền kinh tế của cả hai nước sẽ bị tác động.

Mỹ có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Có nhiều lý do khiến Trung Quốc chịu thiệt nặng hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ: Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang có nhiều vấn đề như tồn tại nhiều nợ xấu. Thứ hai, Trung Quốc còn đang đối mặt với thực trạng bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản.

Vì lẽ đó nên nếu thêm việc đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ nữa, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng và rất có thể dẫn đến tình trạng nổ các bong bóng đó. Nếu hai quả bóng đó nổ thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

Mỹ cũng bị tác động từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhưng mức độ tác động thấp hơn bởi tổng giá trị hàng hoá Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ ở mức 150 tỷ USD. Nếu Trung Quốc áp thuế với 150 tỷ USD hàng hoá này, Mỹ hoàn toàn có thể có cách ứng phó.

Có nhiều mặt hàng trong số hàng bị áp thuế này nếu không xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ có thể tìm nơi khác để xuất khẩu. Nhưng với tổng giá trị hàng hoá xuất sang Mỹ tới 500 tỷ USD, Trung Quốc không dễ để chuyển hướng xuất khẩu sang nơi khác.

Sự căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể khiến nền kinh tế toàn cầu bị cuốn vào cuộc chạy đua thương mại. Ông có thể phân tích kỹ hơn tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc với các nước trên thế giới?

Cuộc chiến thương mại xảy ra không chỉ khiến Mỹ và Trung Quốc thiệt hại mà còn tác động đến cả thế giới.

Cả Trung Quốc và Mỹ hiện đều có các hoạt động thương mại, buôn bán với các nước trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu Đông Nam Á có hoạt động thương mại, buôn bán lớn với Trung Quốc. Vì lẽ đó nên chắc chắn căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tác động đến châu Á và Việt Nam.

Tác động này thể hiện ở một số điểm. Nếu Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, họ có thể sẽ tăng cường xuất khẩu sang các nước khác ở châu Á và Việt Nam.

Hàng hoá Trung Quốc tràn vào Việt Nam và các nước trong khu vực và điều này gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước.  Hơn nữa, các nước đang xuất khẩu vào Mỹ cũng có thể sẽ gặp khó khăn khi Mỹ sẽ áp thuế với chính các loại hàng mà có nguyên liệu hay nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là tác động trực tiếp nhất với Việt Nam.

Việt Nam hiện xuất siêu vào Mỹ nhiều tỷ USD nên chúng ta có thể sẽ phải chịu sức ép từ Mỹ. Đặc biệt, hiện nay nhiều thứ hàng chúng ta phải nhập nguyên liệu, rồi gia công chế biến từ Trung Quốc và khi hàng này được xuất sang Mỹ thì sẽ có thể bị gây khó dễ.

Đây cũng chính là lý do mà chúng ta đã có chủ trương chuyển hướng nhập nhiều nguyên liệu từ nhiều nước khác để giảm bớt áp lực nhập hàng từ Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!     

 

Các viết cùng chủ đề