fbpx

Phương châm đầu tư: Tính trước rủi ro, khỏi vấp rủi ro

Trước mỗi giao dịch, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là “rủi ro” bằng cách tư duy và hành động theo phương châm: “trước hết, phải nghĩ đến rủi ro”, bạn biết chính xác điều gì sẽ xảy ra nếu mắc sai lầm. Trong giao dịch, biết được số tiền thua lỗ khi bạn sai còn quan trọng hơn cả biết được mức lãi khi bạn đúng, vì nếu bạn mất sạch tiền, cuộc chơi sẽ kết thúc. Nếu bạn tự mãn và không cảnh giác với rủi ro, bạn sẽ không bao giờ có được thành công lớn, hoặc thậm chí mất tất cả những gì bạn đã rất khó khăn mới có được.

Thoát lệnh ở mức nào

Khi các nhà đầu tư tìm thấy một cổ phiếu mà họ yêu thích, tất cả đều nghĩ đến việc mua vào và bao nhiêu tiền sẽ kiếm được từ giao dịch này. Họ chỉ ngửi thấy mùi lợi nhuận! Họ càng yêu thích cổ phiếu này nhiều bao nhiêu, họ càng mong muốn mua vào nhiều bấy nhiêu. Lòng tham dẫn tới sự mất kiên nhẫn, và thường vội vàng nhảy vào mua trước khi suy nghĩ một cách thấu đáo. Tuy nhiên, “nghĩ đến lợi nhuận đầu tiên” không phải là con đường dẫn tới sự thành công lớn. Để có được thành tích giao dịch siêu hàng và sống sót trong thị trường con gấu, bạn phải kiểm soát được rủi ro cho mỗi giao dịch và mỗi ngày. Đây là điểm khởi đầu để xác định mức cắt lỗ.

Tham lam sẽ dẫn đến mất kiên nhẫn
Tham lam sẽ dẫn đến mất kiên nhẫn

Với phương châm “hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên”, bạn phải hiểu rủi ro vốn có cho mỗi giao dịch và chuẩn bị tâm thế đối diện với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra. Nếu muốn đạt được tỷ suất sinh lợi lớn khi đầu tư cổ phiếu, bạn phải xác định mức độ rủi ro sẵn sàng gánh chịu, và có kế hoạch đóng lệnh nhằm bảo vệ tài khoản tránh gặp những khoản lỗ lớn.

Hầu hết các nhà đầu tư không bao giờ sử dụng lệnh dừng lỗ hoặc họ có cố gắng tránh sử dụng nó. Khi cổ phiếu họ vừa mới bán ra đảo chiều tăng trở lại, họ thường nghĩ đến “lợi nhuận trước” thay vì “rủi ro trước”. Giao dịch mà không hề sử dụng lệnh dừng lỗ giống như lái xe không cần thắng. Có thể bạn sẽ né tránh được vật cản trong vài lần nhưng nếu bạn lái xe mà không cần thắng, bạn nghĩ mình sẽ đi được bao xa trước khi gặp phải tai nạn?

Tuân thủ kỷ luật

Hãy lưu ý sử dụng lệnh “dừng lỗ mềm” có nghĩa bạn phải thoát ra nếu cổ phiếu giảm về mức giá X, việc tuân thủ kỷ luật sử dụng lệnh dừng lỗ này rất dễ bị quên, khiến cho bạn bám chặt lấy các giao dịch thua lỗ, và tự nhủ rằng bạn sẽ thoát khỏi vị thế khi cổ phiếu hồi phục: “cầu cho giá quay trở lại điểm hòa vốn và tôi sẽ thoát ra ở đó”. Nhưng cổ phiếu cứ giảm dần và khoản thua lỗ ngày càng trở nên lớn hơn. Đối với hầu hết các nhà giao dịch, sẽ rất khó khăn để bán khi gặp một khoản lỗ lớn. Thực ra mỗi khoản lỗ đều bắt đầu rất nhỏ. Vì thế, cách duy nhất để không gặp phải khoản lỗ lớn là phải chấp nhận khoản lỗ nhỏ trước khi nó biến thành quả cầu tuyết không thể nào kiểm soát nổi.

Tránh đặt lệnh dừng lỗ theo cảm xúc

Tránh đặt lệnh dừng lỗ theo cảm xúc
Tránh đặt lệnh dừng lỗ theo cảm xúc

Mọi người đều có “một mức cắt lỗ theo cảm xúc” cho dù bạn có thừa nhận nó hay không. Thời điểm bạn không thể chấp nhận thêm bất cứ khoản lỗ nào nữa chính là mức cắt lỗ cảm xúc của bạn. Đối với hầu hết các nhà giao dịch, lệnh dừng lỗ cảm xúc không phải là lệnh dừng lỗ được tính toán dựa trên hệ thống giao dịch. Thay vào đó, nó đủ lớn để tạo nên những tổn thất tài chính và tâm lý. Khi chạm vào mức dừng lỗ cảm xúc, bạn chắc chắn rơi vào khủng hoảng niềm tin bên cạnh tổn thất về vốn. Kết quả là, bạn sẽ không còn khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt.

Bao nhiêu rủi ro là quá nhiều?

Bạn chỉ nên sử dụng mức cắt lỗ khoảng 10% hoặc thấp hơn, vì thua lỗ sẽ chống lại bạn theo quy luật hình học. Khi lỗ nhiều hơn 10%, bạn sẽ rất khó khăn để trở về với điểm hòa vốn. Hãy quan sát các con số sau để hiểu rõ đặc tính nguy hiểm của thua lỗ.

Khi khoản lỗ 5%, bạn chỉ cần đạt được mức lãi 5.26% để hòa vốn, với khoản lỗ 10%, bạn cần lãi 11% để hòa vốn. Nhưng nếu gặp khoản lỗ 40% bạn cần phải có tỷ suất sinh lợi khoảng 67% để hòa vốn. Sau khi thua lỗ 50%, bạn cần phải đạt được tỷ suất sinh lợi 100%. Và nếu bạn mất 90% vốn, bạn cần tạo ra tỷ suất sinh lợi 900% để hòa vốn! bao nhiêu cổ phiếu bạn mua có thể tăng tới 900%, 100% hoặc thậm chí là 67%?.

Lựa chọn mức đặt cược dựa vào rủi ro

Đặc cược vào rủi ro
Đặc cược vào rủi ro

Lệnh dừng lỗ thực sự là một phần quan trọng trong quá trình lựa chọn cổ phiếu, bạn không thể kiểm soát rủi ro khi bán, nhưng bạn có thể kiểm soát rủi ro khi mua. Bạn chấp nhận khoản lỗ khi bán nhưng khoản lỗ này nên được định trước và dựa trên các tính toán khoa học. Bạn nên chịu đựng mức lỗ 25% nếu như kỳ vọng mức lãi chỉ 10% hoặc 15%? Nếu bạn thường xuyên mua cổ phiếu với lợi nhuận cao hơn rủi ro, bạn sẽ có được thành quả tốt theo thời gian vì hệ thống giao dịch có kỳ vọng toán học dương. Nhưng nếu bạn đặt cược chống lại bản thân và chấp nhận rủi ro lớn hơn mức lãi kỳ vọng, bạn có thể đang đi tới sòng bạc.

Giao dịch gần điểm nguy hiểm

Để kiểm soát rủi ro, bạn muốn tham gia mua ở gần điểm đặt lệnh dừng lỗ nhất có thể. Đây được gọi là giao dịch gần với ” điểm nguy hiểm” (hình 2-1). Nên dành thời gian để xây dựng kỹ năng quan trọng phân biệt hành vi giá bình thường và bất bình thường. Mua tại điểm phá vỡ và thiết lập lệnh dừng lỗ theo tỷ lệ phần trăm sụt giảm là điểm khởi đầu tốt và chắc chắn sẽ giúp bạn có thành quả vượt trội so với các nhà giao dịch khác. Tuy nhiên những nhà giao dịch vĩ đại biết làm như thế nào để phân biệt hành động giá hợp lý với hành động giá nguy hiểm, và họ giao dịch gần với điểm mà cổ phiếu đó đang phát ra những tín hiệu cảnh báo và giao dịch không thuận lợi.

Hình 2-1 Cổ phiếu Medivation (mã MDVN) năm 2012 tăng 112% trong 7 tháng. Cổ phiếu này xuất hiện điểm phá vỡ thoát ra khỏi một khung giá nhỏ và sau đó kéo ngược trở lại gần điểm phá vỡ (hay mức nguy hiểm)
Hình 2-1 Cổ phiếu Medivation (mã MDVN) năm 2012 tăng 112% trong 7 tháng. Cổ phiếu này xuất hiện điểm phá vỡ thoát ra khỏi một khung giá nhỏ và sau đó kéo ngược trở lại gần điểm phá vỡ (hay mức nguy hiểm)

Mục tiêu là nhằm có được điểm đặt lệnh dừng lỗ tối ưu mà tại đó đủ hấp thụ những biến động giá bình thường, nhưng đủ gần điểm nguy hiểm để không gánh quá nhiều rủi ro. Các nhà giao dịch thông minh thường đặt lệnh dừng lỗ dựa trên hành động kỹ thuật của giá cùng với thuật toán riêng của họ. Giao dịch gần điểm nguy hiểm làm giảm rủi ro khi mở vị thế.

Bạn biết điều gì bạn có thể kiểm soát

Thực sự, chỉ bốn thứ trong giao dịch bạn có thể kiểm soát trực tiếp. Trước khi thực hiện giao dịch bạn có thể kiểm soát:

kiểm soát

– Mã cổ phiếu nào nên mua
– Nên mua số lượng bao nhiêu
– Khi nào mới bắt đầu mua
sau khi tham gia giao dịch, bạn có thể kiểm soát:
– Khi nào nên bán

Như vậy, có ba quyết định được thực hiện trước khi tham gia giao dịch và chỉ một quyết định sau khi tham gia giao dịch là có thể kiểm soát trực tiếp. Một khi bạn sở hữu cổ phiếu, bạn không thể kiểm soát liệu nó sẽ tăng hay giảm, giống như bạn không thể điều khiển thời tiết. Cổ phiếu, cũng giống như thời tiết, nó sẽ diễn ra theo cách nó phải diễn ra. Điều bạn nên làm là nghiên cứu kỹ lưỡng, mở vị thế và hy vọng sẽ đạt được thành công nhờ những tiêu chí giao dịch đúng đắn.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không diễn ra giống như kỳ vọng của ban? Biết được điều gì có thể kiểm soát trực tiếp giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm nhìn tổng quát và tập trung sự chú ý, năng lượng vào việc bạn có thể làm để quản trị rủi ro. Chỉ có một quyết định bạn có thể kiểm soát trực tiếp sau khi mua vào (là khi bạn bán).

Ai đúng và ai có thể sai

Đưa ra quyết định cắt lỗ yêu cầu bạn phải chấp nhận khái niệm chỉ bạn mới sai, thị trường không bao giờ sai. Đây là một hiện thực đau đớn đối với nhiều nhà giao dịch vì cái tôi trong mỗi con người. Tất cả chúng ta đều có cái tôi của mình, nhưng khi cái tôi trở thành yếu tố chi phối quyết định đầu tư, hiếm khi nào đạt được kết quả tốt. Cái tôi chịu trách nhiệm 100% cho sự ngang bướng, khi bạn kiên trì nắm giữ các khoản lỗ, và không chịu thừa nhận sai. Cái tôi khiến bạn luôn tìm lý do để biện hộ “tôi đang đầu tư vào một công ty tốt không thể phá sản, vì thế tôi không bao giờ bán cổ phiếu”.

Cái tôi là một cạm bẫy trong đầu tư
Cái tôi là một cạm bẫy trong đầu tư

Nếu bạn không tin cái tôi tác động mạnh mẽ đến hoạt động giao dịch của bạn hãy xem xét tình huống sau:

– Tình huống A: bạn mua cổ phiếu và sau đó bắt đầu rớt mạnh. Bạn quyết định bạn và chấp nhận khoản lỗ 2500 đôla. Ngày tiếp theo, cổ phiếu này bất ngờ tăng vọt trở lại và đáng ra bạn sẽ có khoản lãi 25000 đôla cho giao dịch này. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?

– Tình huống B: Bạn mua cổ phiếu và sau đó, nó giảm. Bạn quyết định bán và chấp nhận khoản lỗ 2500 đôla. Ngày tiếp theo, cổ phiếu này mở khoảng trống giảm giá và rơi thẳng đứng. Nếu bạn không chịu cắt lỗ ở ngày hôm trước và vẫn nắm giữ giao dịch này, bạn có thể đã lỗ 25000 đôla. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào

Trong hai tình huống trên, bạn đều lỗ 2500 đôla.

Tôi sẽ bán khi nào cổ phiếu quay lại điểm hòa vốn. Nghe quen phải không nào? bạn mua cổ phiếu tại mức 35 đôla và cảm thấy do dự khi nó giảm xuống còn 32 đôla. Cổ phiếu này sau đó giảm xuống còn 26 đôla và bạn mong muốn có cơ hội được bán tại mức giá 32 đôla. Khi cổ phiếu giảm xuống còn 16 đôla, bạn tự hỏi bản thân, tại sao tôi không bán tại 32 đôla hoặc thậm chí 26 đôla khi mà tôi có thể thoát ra khỏi thị trường với khoản lỗ nhỏ? Lý do mà các nhà đầu tư rơi vào tình huống này là vì họ không có cơ một kế hoạch tốt để xử lý rủi ro và dẹp bỏ cái tôi của bản thân.

Chiến lược giao dịch chỉ hữu ích khi bạn sẵn lòng tuân thủ các quy tắc. Một kế hoạch tốt cần sự kỹ luật để thực thi nó. Đây là điều không ai làm thay bạn. Đó là vì cái tôi của bạn không chấp nhận sai lầm và nỗi đau khi bạn gặp phải “sai lầm” tạo nên vấn đề. Để khắc phục điều này, bạn cần phải có cái nhìn liên hệ giữa việc chấp nhận khoản lỗ nhỏ và nỗi đau của khoản lỗ lớn. Điều này giúp bạn có thể chấp nhận khoản lỗ nhỏ trước khi nó biến thành khoản lỗ lớn.

Nguồn: sách Cách Tư Duy Và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán

CÁCH TƯ DUY VÀ GIAO DỊCH CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: NHỮNG BÍ MẬT & QUY TẮC GIAO DỊCH CỦA PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH