fbpx

101 lời khuyên tài chính cá nhân: Tại sao người giàu càng giàu – người nghèo càng nghèo?

Tại sao người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo? Sự khác biệt của họ đến từ Tư duy? Hành động? Thói quen? Gia cảnh? Hay nguyên nhân nào khác? 

Nội dung bài viết này được trích từ cuốn sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm, cuốn sách được viết bởi nhà đầu tư, chuyên gia tài chính có hơn 17 năm kinh nghiệm trên TTCK, cuốn sách cung cấp 101 bài học vỡ lòng và thông thái giúp bạn từng bước xây dựng cho tương lai tài chính thịnh vượng của chính bạn.

Những vòng xoáy suy nghĩ về cơm ăn áo mặc luôn đau đáu một gánh nặng trong tâm trí và bạn không thể nào “giải thoát” khỏi nó, vô tình chúng lại trở thành “kẻ dẫn dắt” đi lệch hướng với đam mê, với ước mơ và hoài bão của bạn.

Những vòng xoáy đi xuống này chính là mấu chốt của sự tắc nghẽn tư duy, chi phối hành động và khiến những người giàu sẽ ngày càng giàu có, và người nghèo ngày càng nghèo đi là như vậy.

Vòng xoáy đi lên, vòng xoáy đi xuống là gì? Bạn có thể tìm đọc trong cuốn sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng (Phiên bản mới) 

Lý do số 1: TƯ DUY

Vì sao tôi lại nhắc đến tư duy đầu tiên?

Bắt đầu với tư duy của người nghèo trước nhé.

Có thể bạn đã nghe rất nhiều người hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận của chính cuộc đời họ “Tại bạn sinh ra đã ở vạch đích”, “Bởi vì bạn có vốn, giàu sẵn thì làm gì chả đúng!”, “Giàu trước đã rồi mới nghĩ đến chuyện có tư duy giàu hay không, nhiều người nghèo nhưng họ vẫn hạnh phúc!”,… Hàng trăm lý do “tại”, “bởi” như thế này, thế kia luôn luôn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của họ dẫn đến cảm xúc ganh tỵ, đố kỵ và “tư duy con cua” sẽ từ đó mà xuất hiện.

Bạn hiểu “tư duy con cua” là như thế nào không?

Tư duy con cua hay tâm lý con cua (Crab Mentality) là một từ ngữ sử dụng như một phép ẩn dụ để thể hiện sự ích kỷ, thiển cận trong hành vi của con người trong xã hội theo kiểu: “Nếu tôi không có được thì bạn cũng sẽ không thể nào có được”.

Thí nghiệm này lặp lại, trong xô chỉ có một mình con cua, thì nó không khó khăn gì có thể bò ra ngoài, nhưng nếu trong xô có vài con cua, trong quá trình cố gắng tự giải thoát, chúng sẽ kéo những con khác xuống dưới. Cuối cùng, không con nào có thể thoát khỏi cái xô, bởi vì chúng cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện mục đích của mình.

Chúng ta sống dựa vào các hệ thống và quy tắc, từ khi sinh ra đến năm 7 tuổi, ta đã tự hình thành riêng một hệ thống của mình. Nếu so sánh ta với một chiếc máy tính, thì 7 năm đầu tiên của đời người chính là giai đoạn tải và cài đặt các chương trình.

Người nghèo cho rằng kiếm tiền là khó khăn, đời người sinh ra vốn để chịu khổ.

Người giàu lại cho rằng kiếm tiền rất đơn giản, quan trọng là thực thi đúng và đều đặn mỗi ngày.

Người giàu không ngại trao đi hay trả phí để đem lại một điều gì đó cho người khác, hoặc cho bản thân họ – miễn là thứ đó ý nghĩa và giúp ích cho sự phát triển cuộc sống.

Người nghèo thì lại thích sự miễn phí và nhận từ người khác nhiều hơn, vì họ mải bận tính toán giá trị của từng thứ trao đi.

Lý do số 2: CÁCH TRUYỀN TẢI TƯ DUY QUA CÁC THẾ HỆ

Tâm lý của đấng sinh thành luôn mong muốn con cái của họ có một cuộc sống ổn định và thật bằng phẳng, nhưng chính lối tư duy này sẽ vô tình kìm hãm sự phát triển và đột phá của những đứa trẻ khi chúng trưởng thành.

Có những gia đình đầy đủ điều kiện hỗ trợ con cái học tập và phát triển từ nhỏ, với mong muốn sau này khi tốt nghiệp, con của họ sẽ có một công ăn việc làm ổn định, gia đình đầm ấm và làm công ăn lương suốt quãng thời gian sau đó, như vậy là đã quá tốt rồi.

Nhưng chính lối suy nghĩ và giáo dục này sẽ khiến tư duy và tầm nhìn của một đứa trẻ bị giới hạn, chúng muốn bứt phá ra khỏi giới hạn và rào cản đó, nhưng không dám làm vì sợ thất bại.

Thay vì nói với con là hãy cố gắng học để sau này có một công việc ổn định, hãy nói với chúng rằng: “Học để làm chủ cuộc đời của chính con, và thành công hay thất bại là do con quyết định cho cuộc đời mình”.

Bên cạnh đó, rất nhiều đứa trẻ khác sinh ra trong một gia đình không quá dư dả. Nếu bạn là bậc sinh thành, bạn sẽ lựa chọn rèn luyện con mình như thế nào?

“Gia đình mình không khá giả, nhưng bố mẹ luôn cố gắng, ủng hộ việc học tập và phát triển của con, cứ học đi, cứ làm và trải nghiệm, nỗ lực hết mình để chinh phục giấc mơ thành công và giàu có”, hay là “Gia đình mình quá nghèo, con biết đó, hãy nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ, sau này bố mẹ cho con mảnh đất, căn nhà rồi cưới vợ sinh con”?

Đây là những câu chuyện rất điển hình xảy ra ở hầu hết trong các gia đình. Thay vì định hướng và vạch sẵn tương lai cho con mình trong tầm nhìn giới hạn, hãy cố gắng lắng nghe tâm tư,nguyện vọng và định hướng, ước mơ của chúng.

Hãy thường xuyên hỏi bản thân và dành sự quan tâm đến con cái, bạn bè, những người bạn thân yêu bằng 10 câu hỏi này, đây là phương pháp giúp bạn đào sâu hơn vào mọi vấn đề của cuộc sống và cũng là cách mà bạn làm cho những vấn đề thực sự “chín”.

Nguồn: Trích sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm / Happy Live Team tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề