fbpx

19 quy tắc tiền bạc giúp bạn kiểm soát về tài chính

Tiền bạc là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta có thể điều hướng thế giới phức tạp này nhưng nếu bạn không biết cách để làm đồng tiền thì bạn sẽ rơi vào những vấn đề nhức đầu liên quan đến tài chính.

Chẳng ai muốn dành thời gian cả đời trở thành một kẻ tôn thời tiền, nhưng điều đó cũng không có nghĩa việc bạn lơ là tình hình tài chính của bản thân là đúng. Nếu bạn không biết cách quản lý tài chính của mình thì bạn dễ sa vào cảnh tiền tháng nào xào tháng đó, nhưng nếu bạn quá chú tâm vào việc kiếm tiền thì bạn sẽ sớm bỏ lỡ những mục đích ý nghĩa hơn trong cuộc sống của mình. Cân bằng là điều chúng ta cần phải thực hiện và sau đây chính là 19 quy tắc giúp bạn có thể kiểm soát tài chính hiệu quả và tránh việc bị ảm ảnh bởi đồng tiền: 

19 quy tắc tiền bạc giúp bạn kiểm soát về tài chính

1. Chi tiêu ít hơn thu nhập – đầu tư số tiền dư – tránh nợ nần

2. Chỉ cần làm điều đơn giản này là bạn sẽ trở nên giàu có. Không chỉ về khía cạnh tiền bạc. 

3. Mang nợ có nhiều điểm tương đồng và mang lại những hiệu ứng tương tự như khi bạn bị đỉa bám vậy. 

4. Hãy lấy con dao sắc bén nhất của bạn ra và bắt đầu cạo những con đỉa nhỏ đó đi.  

5. Nếu lối sống của bạn chỉ vừa đủ – hoặc vượt quá thu nhập của mình – thì bạn chẳng khác gì một nô lệ của sự giàu có. 

6. Hãy tránh những người vô trách nhiệm về mặt tài chính. Không bao giờ kết hôn hoặc cho phép những người này tiếp cận tiền của bạn. 

7. Hãy tránh xa các cố vấn đầu tư. Rất nhiều người trong số họ chỉ lo cho lợi ích của riêng mình. Vào thời điểm bạn đã có đủ kiến thức để chọn một cố vấn đầu tư tốt, bạn đã biết đủ để tự xử lý vấn đề tài chính của riêng mình. Không ai chăm sóc tiền của bạn tốt hơn bạn cả. 

8. Bạn là chủ những thứ bạn sở hữu, và do đó chúng cũng sở hữu chính bạn. 

9. Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng không gì quý hơn sự tự do của chính bạn cả. 

10. Những lựa chọn trong cuộc sống không phải lúc nào cũng liên quan đến tiền bạc, nhưng bạn phải luôn hiểu rõ, những lựa chọn mà bạn đưa ra sẽ gây nên các tác động tài chính như thế nào. 

11. Đầu tư hợp lý không hề phức tạp. 

12. Hãy tiết kiệm một phần trong mỗi đô la bạn kiếm được, nếu không nó sẽ làm chủ bạn. 

*Thay phiên bản Việt Nam thì hãy tiết kiệm 1 phần trong 1,000 đồng bạn kiếm được 

13. Phần trăm thu nhập mà bạn tiết kiệm và đầu tư càng lớn, bạn càng sớm có F-You Money. 

*F-You Money: có đủ tiền để không phải đưa ra quyết định vì iền. Nguồn gốc của cụm từ này là chỉ những người có nhiều tiền đến mức có thể nói F-You với bất kỳ ai mà không sợ hậu quả gì. Bạn không cần phải giàu như Jeff Bezos mới có thể có F-You Money. Bạn chỉ cần có khoản vừa đủ để đạt được mục đích của mình. Một khoản F-You Money vô cùng quan trọng là khoản tiền đủ để bạn có thể sống nốt quãng đời còn lại mà không phải làm việc vì tiền, hay còn gọi là nghỉ hưu sớm. Nghỉ hưu sớm không phải vì bạn lười biếng, mà nghỉ hưu sớm là chấm dứt quãng thời gian bạn phải làm việc vì tiền. Sau khi nghỉ hưu, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc nếu bạn thích, hoặc muốn làm gì thì làm. 

Nguồn: cafef.vn 

14. Hãy thử tiết kiệm và đầu tư 50% thu nhập của bạn. Nếu không có nợ, điều này hoàn toàn khả thi. 

15. Đây là vẻ đẹp khi tỷ lệ tiết kiệm của bạn cao: Bạn học cách sống hạnh phúc với ít tiền hơn, mặc dù bạn đang có nhiều tiền hơn để đầu tư.  

16. Thị trường chứng khoán là một công cụ mạnh mẽ tạo nên sự giàu có và bạn nên đầu tư vào nó. Nhưng bạn cần biết rằng, thị trường và giá trị cổ phiếu của bạn đôi khi sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Đây là việc hoàn toàn bình thường và trong tầm mong đợi. Khi điều này xảy ra, hãy lờ những đợt giảm giá đi và mua thêm cổ phiếu. 

17. Làm điều này sẽ khó hơn bạn nghĩ rất nhiều. Mọi người xung quanh bạn sẽ hoảng sợ. Các phương tiện truyền thông sẽ la hét hối thúc bạn: Bán, Bán, Bán!

18. Không ai có thể đoán trước được khi nào những đợt rớt giá này sẽ xảy ra, mặc dù những người tự cho rằng họ có thể dự đoán được điều này tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Họ chỉ đang hoang tưởng, hoặc cố gắng bán cho bạn một thứ gì đó, hoặc cả hai điều này. Hãy lờ họ đi. 

19. Khi bạn có thể sống được bằng 4% số tiền đầu tư mỗi năm, bạn đã độc lập về tài chính. 

Trích từ ấn phẩm Con đường đi đến sự giàu có 

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề