25 kinh nghiệm thương trường học từ Tam Quốc
Những điển tích, những mẩu chuyện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã không còn gì xa lạ với mỗi chúng ta, thế nhưng những bài học từ nó thì không phải ai cũng có thể nhìn thấy được.
1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy: CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.
Tuy Lưu Bị là dòng dõi hoàng tộc, nhưng hoàng tộc cách những 17 đời nên gia đình đã bị cắt hết bổng lộc – không còn gì cả. Và trước khi lập nên nghiệp lớn, ông đã làm nghề buôn chiếu.
2. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.
Lã Bố từng nhận Đinh Nguyên và Đổng Trác làm cha nuôi, nhưng cũng tự tay giết chết họ. Được Lưu bị cho nương nhờ cuối cùng lại phản Lưu bị nên khi bị Tào Tháo bắt, mặc dù rất ngưỡng mộ tài năng và muốn thu phục Lã Bố. Nhưng chỉ 1 câu kích của Lưu Bị ( kích Tào Tháo làm cha Lã Bố – làm Tào Tháo hiểu ra, nếu nhận Lã Bố làm con thì chỉ có đường chết) Tào Tháo đã cho đao phủ giết chết Lã Bố.
3. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
Bàng Thống là 1 người rất có tài, tài năng của ông ấy có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng. Khi Lưu Bị tổ chức thi cử, tìm kiếm hiền tài, khi đó ông cũng đứng ra ứng thí, bài viết của ông rất hay. Tuy nhiên khi Lưu Bị cho gọi ông ấy vào, nhìn mặt mũi của ông ( xấu xí, luộm thuộm quá ) Lưu bị đành nghe lời sàm tấu, chỉ cho ông 1 chức quan nhỏ. Mãi sau mới biết ông là hiền tài và trọng dụng ông.
4. Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.
Trước khi xuống núi theo Lưu bị, Gia Cát Lượng có thể lên giúp Tào Thao hay những chúa công khác. Theo Tào tháo thì được mang danh chính ngôn thuận hơn, vì Tào Tháo nắm giữ vua Hán. Nhưng ông cũng rất rõ, khi đó Tào Tháo đã bình định được gần hết quần hùng rồi, trong tay lại rất nhiều nhân tài giúp đỡ. Nếu ông theo Tào thì đất phát triển của ông sẽ rất ít.
5. Tào Tháo dựa vào chính sách của nhà nước rồi thâu tóm các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể và lập nên Tập Đoàn Bắc Ngụy.
Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.
Khi Hán Hiến Đế – vị vua cuối cùng của nhà Hán chạy đến Lạc Dương, trong các chư hầu thời đó như Viên Thuật, Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lưu Biểu … gần như không ai chịu tiếp giá cả. Khi đó Tào Tháo hiểu rõ 1 điều, dù nhà Hán đã tàn, tuy nhiên dân chúng vẫn còn quy thuận, nhớ đến nhà Hán, nắm được Hán Hiến Đế là có thể ra được mệnh lệnh thiên hạ, danh chính ngôn thuận. Vì thế dù có cách xa hơn nhiều chư hầu khác nhưng Tào Tháo đã ngày đêm xua quân tiếp đón Hiến Để, để lấy viên ngọc đó về mình, tránh vào tay kẻ khác.
6. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.
Tích: Sau khi Mã Đằng (cha Mã Siêu) bị Tào Tháo giết chết thì Mã Siêu thay cha đứng đầu nghĩa quân Tây Lương. Tuy nhiên vì không có tài thao lược và bị Tào Tháo lừa nên ông bị đánh bại, quân Tây Lương tan rã. Cuối cùng ông đành xin về dưới trướng của Lưu Bị và được mệnh danh là 1 trong Ngũ Đại Hổ Tướng của Tây Thục.
7. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: Dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.
Điển tích: Mã Tốc là học trò của Gia Cát Lượng, ông học rất giỏi, đối đáp lý luận rất hay. Đã có lúc Gia Cát Lượng còn so sánh tài năng của ông với cả Lục Tốn – Kẻ đã lãnh đạo Đông Ngô đánh tan 70 vạn đại quân của Lưu Bị. Tuy nhiên đó chỉ là lý luận, khi giao chiến với Tư Mã Ý ông lại thất bại nặng nề, khiến toàn quân bị tiêu diệt, cuối cùng đành phải lấy cái chết để tạ tội.
8. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra: Đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
Đại Kiều, Tiểu Kiều đều là 2 đại mỹ nhân trong Tam quốc, lấy được Tôn Sách – chúa Đông Ngô và Chu Du – Đại tướng của Đông Ngô. Nhưng tiếc 1 điều là cả 2 vị này đều chết sớm. Đại Kiều, Tiểu Kiều đành sống cô quả đến cuối đời.
9. Kết cục của Trương Phi cho ta thấy: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.
Trương Phi suốt ngày đánh mắng, chửi rủa thuộc hạ, thậm chí khi Quan công chết, vì thương nhớ anh mà Trương Phi ép thuộc hạ quá mức, khiến họ chỉ còn đường làm phản.
10. Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy: Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.
Hoàng Trung quy hàng và theo Lưu Bị khi đó đã ngoài 60 tuổi tuy nhiên ông tỏ ra là 1 đại tướng cừ khôi. Không thua kém gì bất cứ tướng tài trai trẻ nào, ông còn có tài bắn cung, thậm chí còn có khả năng lấy được đầu Quan Vũ. (Khi Quan Vũ và Hoàng Trung giao chiến, ban đầu Hoàng Trung thua, tuy nhiên vì già nên Quan Vũ không giết. Trận sau đó, Hoàng Trung đã sử dụng tài bắn cung trăm phát trăm trúng của mình, ông chỉ giơ cung lên nhưng cố ý bắn trượt, để trả cái ơn tha mạng trận trước đó). Ông được xếp là 1 trong Ngũ Đại Hổ Tướng của nước Thục.
11. Từ câu chuyện Tam cố thảo lư (ba lần tới lều tranh) ta thấy: Một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.
12. Kinh nghiệm của Tôn Quyền cho ta thấy: Dù có tin tưởng đến mấy cũng không được cho anh em bạn bè mượn đất để kinh doanh. (Nếu không có giấy tờ, tài sản thế chấp)
Đất Kinh Châu ban đầu vốn dĩ không phải của họ Tôn, tuy nhiên khi Lưu Bị bị Tào tháo đuổi đến đường cùng, Tôn quyền ra tay ứng cứu. Khi giao chiến với Tào tháo Đông Ngô cũng thiệt hại nhiều hơn Lưu Bị rất nhiều nên có thể nói khi chiến thắng Tào Tháo rồi, Kinh Châu là của Đông Ngô cũng hợp lẽ.
Tuy nhiên Lưu Bị lại nghe kế của Gia Cát Lượng chiếm lấy để dựng cơ đồ. Bao nhiêu năm sau đòi mãi không được, nhân cơ hội Quan Vũ đánh Tào Tháo, Tôn Quyền mới có cơ hội cướp lại được. Tuy nhiên cũng phải trả cái giá là bị Lưu Bị đưa hơn 70 vạn quân sang đánh suýt chút nữa mất nước.
13. Kinh Nghiệm của Trần Cung: Ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
Trần Cung từng giúp đỡ Tào Tháo ngay từ buổi đầu mới lập nghiệp, tuy nhiên sau khi thấy Tào Tháo tàn sát nhiều người vô tội, thậm chí ngay người giúp đỡ mình cũng không tha nên ông bỏ đi. Sau về với Lã Bố, tuy nhiên Lã Bố chỉ hữu dũng, vô mưu ngay cả khi sắp chết đến nơi cũng không biết thậm chí còn ăn chơi, hưởng lạc rồi bị Tào Tháo giết. ông thì bị bắt. Tào Tháo trọng ơn cứu mạng ngày xưa nên có ý tha chết và khuyên ông qui hàng. Nhưng Trần Cung vẫn một mực từ chối, nguyện chọn cái chết trong sự nuối tiếc của Tào Tháo.
14. Kinh nghiệm của Chu Du: Việc mà để đàn bà xen vào thì hỏng hết. Trong Tân Tam Quốc, Chu Du đã mất rất nhiều công sức mới có cơ hội giết được Gia Cát Lượng, tuy nhiên vợ y – Tiểu Kiều lại ngầm cứu Gia Cát, khiến bao nhiêu công sức của ông đổ bể hết.
15. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy: Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.
16. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: Chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
Hoa Đà chữa bệnh cho Tào Tháo, khuyên phải đập đầu ra để mổ, tuy nhiên Tào Tháo lại quá đa nghi. Nghe xong nghĩ Hoa Đà nói láo, muốn giết ông vì xưa nay chưa ai đập vỡ đầu mà sống cả, nên đã cho Hoa Đà vào nhà lao, xử trảm.
17. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
18. Kinh nghiệm Tuân Úc cho thấy, giỏi đến đâu nhưng trái ý chủ thì ko nhận được hậu quả tốt đẹp.
Tuân Úc giống như quân sư của Tào Tháo, hỗ trợ giúp đỡ Tào Tháo rất nhiều, nhưng cuối đời vì không ủng hộ Tào Tháo xưng vương mà bị Tào Tháo ép phải tự sát. 19. Bài học của Lưu Thiện: Giả ngây ngô còn giữ được mạng lâu dài 20. Về Lưu Biểu: Tiền bạc đất đai nhiều mà không có tầm nhìn thì sớm muộn gì cũng mất hết.
19. Bài học của Lưu Thiện: Giả ngây ngô còn giữ được mạng lâu dài
20. Về Lưu Biểu: Tiền bạc đất đai nhiều mà không có tầm nhìn thì sớm muộn gì cũng mất hết.
21. Lại nói về Quan Vũ: Khinh địch ắt chết thảm.
Quan Vũ là một đại tướng lừng lẫy, tuy nhiên ông lại quá kiêu ngạo, khinh địch. Tôn Quyền – chúa 1 phương ngang với Lưu Bị, Tào Tháo khi đó muốn cầu thân với ông, bằng cách xin gả con gái cho. Nhưng ông không những từ chối mà còn nhục mạ họ Tôn. Coi thường, khinh địch, coi cả đất Giang Đông không có ai ra gì. Đó là 1 trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc ông bị chính người của Giang Đông giết chết.
22. Còn từ Nguỵ Diên cho thấy: Nhân viên mà đã có ý tạo phản thì trước sau gì nó cũng phản.
Còn từ Nguỵ Diên cho thấy: Nhân viên mà đã có ý tạo phản thì trước sau gì nó cũng phản.
Trong Tân Tam Quốc, có nhiều đoạn có nói Ngụy Diên có ý tạo phản và bị Gia Cát Lượng giết chết, nhưng sự thật không hẳn vậy.
Đó là vì phần nhiều là do La Quán Trung viết ra (Thậm chí ngay cả việc chọn người đóng Ngụy Diên cũng chọn người có tướng gian tà, phản trác) Về phần này vẫn có nhiều tranh luận. Còn giả sử thế chăng nữa thì ông làm vậy cũng là vì phần nhiều là bị Gia Cát Lượng o ép, ngay từ đầu đã nghi kỵ, không tin tưởng ông.
Nếu như nói 1 cách khách quan có thể nói, ông có cái dũng như Ngũ Đại Hổ Tướng của Tây Thục, không thua kém ai trong 5 người họ là bao. (Khi vào Ích Châu, chiếm Tây Thục hay đánh với Tào Tháo ở Hán Trung. Và thậm chí là nhiều trận đánh sau này, tên của ông luôn được nhắc đến cùng với Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung – Ngũ Đại Hổ Tướng nước Thục. Và khi đánh trận ông cũng luôn quên mình, xung phong đánh những trận khó… cũng thể hiện 1 phần điều đó)
Không chỉ thế, ngoài ra ông còn là 1 nhà quân sự kỳ tài. Chính việc bày mưu cho Gia Cát Lượng đánh Ngụy bằng đường tắt, kết thúc chiến tranh nhanh nhất. Giành thắng lợi hoàn toàn, mà ngay cả Tư Mã Ý cũng lo sợ điều đó – Là do ông nghĩ ra.
Tuy nhiên ông lại quá thẳng tính, dù biết là Gia Cát Lượng có nhiều thành kiến với ông ngay từ đầu rồi. Nhưng khi biết có những cái sếp mình không đúng, thậm chí quá sai – ông lại nói thẳng quá,… điều này khiến Gia Cát Lượng không an tâm + những thành kiến sẵn có đã đẩy ông vào cái thế mang tiếng là phản chủ. Rồi cũng vì thế mà chọn sai đại tướng thay mình (Khương Duy) Khiến cho nhà Thục diệt vong ngay sau đó.
23. Về phần Vương Tư Đồ thì muốn giết được hổ lớn thì phải dùng đến “Liên hoàn kế”, chứ dụ hổ ra khỏi hang chưa chắc đã bắt được hổ.
24. Kinh nghiệm từ Đổng Trác cho ta thấy, đãi ngộ nhân viên không xứng đáng, cắt thưởng tùy tiện thì sẽ có ngày sấp mặt.
25. Kinh nghiệm của Tư Mã Ý: Đi làm thuê cho người khác chẳng thà tự mở công ty.
Tích: Tư Mã Ý hầu hạ cả 4 đời vua nhà Tào, không phải là ông cam chịu, mà là ông chờ thời. Ông sẵn sàng mài Kiếm cả mấy chục năm chỉ để vung Kiếm 1 lần. Và chính vì công lao to lớn của cha mà con cháu ông Tư Mã Chiêu đã lập nên nước Tấn, thống nhất 3 nước – Mở ra 1 triều đại mới cho Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU