3 hiểu lầm tai hại mà sinh viên rất dễ gặp phải trong công cuộc quản lý tài chính
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người giàu cần quản lý tài chính, thì khoảng cách giữa bạn và họ chỉ có thể ngày càng lớn hơn.
Đa phần sinh viên đại học chưa có thu nhập kinh tế ổn định và độc lập nên hầu hết họ đều bỏ qua những khái niệm về quản lý tài chính. Trên thực tế, đối với sinh viên đại học, việc quản lý tài chính là điều rất cần thiết. Dưới đây là ba hiểu lầm cực kỳ tai hại mà các sinh viên đại học thường mắc phải trong công cuộc quản lý tài chính của mình.
Đầu tiên, tài chính là trò chơi của người giàu. Theo một bảng khảo sát, 14% sinh viên đại học tin rằng quản lý tiền bạc là trò chơi của người giàu. Quan niệm này thực sự quá bảo thủ. Hãy lấy Yu’e Bao – nền tảng ví điện tử của Jack Ma. Chỉ cần bạn bỏ tiền vào Yu’e Bao, điều này tương đương với việc mua một quỹ tiền tệ. Lợi tức khoảng 2,5%, vượt xa lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng là 0,35% tại Trung Quốc. Hơn nữa, Yu’e Bao có ngưỡng đầu tư thấp, gần gũi với người sử dụng, đặc biệt rất phù hợp với việc quản lý tài chính của sinh viên đại học. Chỉ cần lấy Yu’e Bao làm ví dụ cũng đủ để chứng minh việc quản lý, đầu tư tài chính hoàn toàn không phải chỉ dành cho người giàu.
Khoảng cách giữa người giàu và người không có nhiều tiền ở đâu? Người không có nhiều tiền chấp nhận bán sức lao động để kiếm tiền, trong khi người giàu giỏi kiếm tiền từ chính đồng tiền họ đã kiếm được. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người giàu cần quản lý tài chính, thì khoảng cách giữa bạn và họ chỉ có thể ngày càng lớn hơn.
Mặt khác, dù quản lý tài chính một khoản nhỏ không thể khiến bạn trở nên giàu có nhưng thói quen quản lý tài chính tốt và tích lũy thu nhập theo thời gian sẽ khiến hầu bao của bạn rủng rỉnh hơn nhiều so với việc không quản lý tài chính.
Hiểu lầm thứ hai của sinh viên, gửi tiền vào ngân hàng là phương pháp tiết kiệm đúng đắn nhất. Cũng trong bảng khảo sát trên, 30,8% sinh viên đại học tin rằng tiền tiết kiệm để trong thẻ là an toàn nhất và quan niệm này đã ăn sâu vào lòng người dân. Có thể nói người Trung Quốc rất thích tiết kiệm, có một thống kê đã chỉ ra rằng một người Trung Quốc có 100 tệ (khoảng 347K) sẽ lập tức gửi 46 tệ (khoảng 160K) vào ngân hàng. Ngược lại, người Mỹ lại tiêu 100.5 đô la (khoảng 2.338 triệu) cho mỗi 100 đô la (khoảng 2.326 triệu) họ kiếm được.
Nhưng xét theo tình hình thị trường hiện nay, một khi lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm liên tục, chỉ số giá tiêu dùng từ lâu đã vượt qua thì tiền gửi ngân hàng sẽ ngày càng ít đi. Trước đây, đã có nơi từng đưa tin rằng một bà cụ đã gửi 5.000 tệ vào ngân hàng trong 15 năm. 15 năm sau bà nhận được 6.900 tệ. 5.000 tệ cách đây 15 năm và bây giờ số tiền bà nhận được là 6.900 tệ, tỷ giá nhân dân tệ đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, ngoài bất lực chấp nhận, bà không thể làm gì khác.
Vẫn có những quỹ quản lý tài sản với lãi suất cao và rủi ro thấp chính là hiểu lầm thứ ba. Báo cáo tin rằng một mặt, nó cho thấy sinh viên đại học chưa thiết lập một khái niệm quản lý tài chính lành mạnh và an toàn; mặt khác, nó cho thấy rằng có một số quỹ phải gắn mức báo động đỏ đang được quảng bá trong môi trường đại học.
Rủi ro và lợi nhuận luôn song hành. Nếu bạn muốn thu được lợi nhuận cao, bạn phải chấp nhận rủi ro lớn. Tuy nhiên, vẫn có những quỹ quản lý tài sản với rủi ro cao nhưng lãi suất lại cực thấp, nhưng những quỹ có lãi suất cao và rủi ro thấp không hề tồn tại, bởi vì không ai là kẻ ngốc. Nếu có một thứ tốt như vậy, chắc chắn sẽ không đến lượt bạn phải đắn đo có nên đầu tư hay không. Có rất nhiều trò lừa đảo đằng sau nhiều mức lãi suất vượt hẳn so với lẽ thường. Việc bạn chạy theo lãi suất cao một cách mù quáng rất dễ rơi vào bẫy, cuối cùng sẽ mất trắng.
Cho nên, quản lý tài chính của sinh viên đại học có thể bắt đầu từ một số quỹ tài chính ít rủi ro hơn. Chẳng hạn như gửi tiền ngân hàng, đó là cách vô cùng dễ dàng, đơn giản mà sinh viên nên bắt đầu làm quen trong công cuộc quản lý tài chính.