3 mẹo sống sót khi thị trường sụp đổ
Vấn đề ở đây không phải là khi nào thị trường cổ phiếu sẽ sụp đổ. Mà bạn sẽ ứng phó ra sao nếu điều đó xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng từ bây giờ sẽ tốt hơn nhiều so với cố gắng xoay sở khi chuyện đã rồi.
Dù thời kỳ tăng trưởng đáng kinh ngạc đã kéo dài được hơn 10 năm kể từ vụ “sụp đổ của thế kỷ”. Thị trường cổ phiếu không phải lúc nào cũng đi lên. Thật vậy, cuộc khủng hoảng tài chính năm đó đã nhắc nhở chúng ta rất nhiều. Thị trường cổ phiếu hoàn toàn có thể đi xuống trong nhiều năm liền. Đặc biệt là nếu xuất phát với một định giá cao và kỳ vọng kéo dài.
Dù chẳng hay ho gì khi phải nghĩ về một viễn cảnh không may như vậy. Đã đến lúc phải lên kế hoạch phòng thân trong thời điểm thị trường liên tục ghi nhận định mới này. Xét cho cùng, đây là lúc bạn có nhiều tài sản nhất có thể mua bán. Chuyển từ tài sản sinh thu nhập sang tài sản bảo vệ thu nhập của chính mình.
3 điều cần chuẩn bị cho bản thân sắp tới
Không chỉ vậy, bạn còn có thể bán bớt những cổ phiếu có giá cao với số lượng ít nhất. Và sau đó bạn sẽ được thu về nhiều tiền nhất. Dưới đây là 3 điều nên làm để chuẩn bị cho bản thân trước những kịch bản xấu nhất của thị trường cổ phiếu.
1. Dành ra số tiền bạn sẽ cần tiêu trong vòng 5 năm tới
Một trong những quy tắc quan trọng nhất của bạn chính là tiền phân bổ tài sản liên quan đến thị trường cổ phiếu. Đó là số tiền bạn cần chi tiêu từ danh mục đầu tư trong vòng năm năm tới. Thật buồn nếu bạn đã từng bỏ qua quy tắc đó trong thị trường tăng trưởng.
Nhưng đừng lo, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để quay trở lại với quỹ đạo. Chuyển đổi đủ số tiền cần thiết thành tiền mặt hoặc trái phiếu có khung thời gian đầu tư phù hợp. Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bạn cần toàn bộ số tiền từ thị trường cổ phiếu này. Số tiền mà bạn cần cho chi phí sinh hoạt trong 5 năm tới ở dạng tiền mặt hoặc trái phiếu.
2. Các khoản thu nhập khác vẫn có thể giúp bạn trang trải
Nếu bạn còn thu nhập từ nguồn khác, ví dụ lương làm việc, lương hưu hoặc các nguồn an sinh xã hội khác. Nó có thể trang trải một phần nào chi phí của bạn. Đồng thời, bạn sẽ không phải tiền mặt hóa phần này ra khỏi danh mục đầu tư.
Nhưng nếu bạn dự định bán cổ phiếu mua xe, chi trả tiền đại học cho con cái, hoặc chi tiêu khác trong 5 năm tới. Hiện tại chính là thời điểm để rút phần tiền đó ra khỏi thị trường cổ phiếu.
3. Đánh giá thị trường cổ phiếu dựa trên tiềm năng dài hạn của bạn
Cuối cùng, cổ phiếu vốn là những tài sản tài chính đại diện cho quyền sở hữu một phần những công ty phát hành. Theo thời gian, giá trị cổ phiếu của một công ty vẫn dựa trên kỳ vọng của thị trường. Đối với dòng tiền của hãng theo năm tháng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với mỗi ngày biến động, không phải lúc nào giá thị trường cổ phiếu cũng gần với giá trị hợp lý của công ty. Đó là cơ hội đầu tư của bạn.
Sau khi thị trường đi lên, rõ ràng có ít nhất vài cái tên mà bạn đang nắm giữ. Không thực sự có giá như những gì mà thị trường định giá chúng. Nếu có thể xác định đâu là những cái tên đang bị định giá quá cao.
Nếu xét theo tiềm năng tạo tiền trong dài hạn, bạn có thể bán bớt và thu về tiền mặt. Đây vừa là cách để tạo tiền cho nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Vừa đảm bảo bạn có tiền để đầu tư vào những cơ hội mua hấp dẫn sẽ xuất hiện khi thị trường đi xuống.
Hãy để cổ tức cho bạn biết về tình hình kinh doanh công ty
Ngoài chức năng tạo thu nhập định kỳ, cổ tức còn có thể cho bạn biết nhiều điều khác nữa. Về những gì đang thực sự xảy ra với các yếu tố cơ bản của công ty, bất kể giá thị trường cổ phiếu đang biến động ra sao.
Tỷ lệ chi trả cổ tức cho bạn biết tương quan giữa số tiền bạn được nhận và số tiền công ty kiếm ra. Tỷ lệ chi trả thấp kết hợp với lợi tức cao thường cho thấy các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty đó. Tốt hơn nhiều so với những gì thị trường đang đánh giá.
Mối tương quan giữa cổ tức và thị trường cổ phiếu
Tương tự, vì một công ty trả cổ tức dựa trên khả năng tạo ra tiền mặt của mình. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng cổ tức ngay cả khi giá cổ phiếu giảm. Nghĩa là nhà đầu tư có nhiều tiền mặt hơn mà không cần bán cổ phiếu khi giá giảm.
Cổ tức tăng khi giá cổ phiếu giảm có thể là lý do để bạn xem xét cơ hội mua thêm cổ phiếu. Thuận tiện hơn nữa là bạn còn có thêm tiền mặt để tận dụng cơ hội đó.
Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Vấn đề ở đây không phải là khi nào thị trường cổ phiếu sẽ sụp đổ. Mà là bạn sẽ ứng phó ra sao nếu điều đó xảy ra. Với thị trường cổ phiếu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Có lẽ bạn đã sẵn sàng hơn để chuẩn bị trước mọi sóng gió có thể xảy ra. Hiện tại là thời điểm tuyệt vời để làm điều đó.
Như ba lời khuyên trên cho thấy, công tác chuẩn bị không hề đáng sợ nếu bạn làm điều đó ngay từ bây giờ. Trước khi thị trường cổ phiếu sụp đổ. Đợi đến sau khi thị trường thực sự sụp đổ mới cuống cuồng điều chỉnh. Đến khi đó bạn mới nhận ra rằng “chuẩn bị” lúc mọi chuyện đã rồi tốn kém và đau thương ra sao.
Nguồn: investor
Có thể bạn quan tâm
Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường