fbpx

4 chiến lược đầu tư mà người trẻ có thể học tập từ Warren Buffett

Bài viết về 4 chiến lược đầu tư từ tỷ phú Warren Buffett dưới đây sẽ thách thức quan điểm chưa-chắc-ăn-chắc mà thế hệ trước hay quan niệm.

Hai thế hệ Millennials và baby Boomers không những cách biệt tuổi tác mà còn khác biệt về phong cách sống, tuy nhiên họ lại có một điểm chung về mặt quản lý tài chính cá nhân là đều tập trung phân bổ tài sản vào tiền mặt.

Liệu biện pháp “ăn chắc mặc bền” này có mang lại sự giàu có cho chúng ta?

Các quan niệm đầu tư của tỷ phú Warren Buffett có thể cung cấp cho giới trẻ nhiều chiến lược đầu tư và đã được chứng minh là con đường dẫn đến thành công cho cổ đông lớn nhất của Berkshire Hathaway này.

Những chiến lược đầu tư của tỷ phú Warren Buffett và các quan niệm của ông có thể dạy cho các traders thế hệ Millennial những chiến thuật dài hạn.

1. Tận dụng lợi thế sống lâu và kiên nhẫn

Lợi thế của những nhà đầu tư Millennial là họ có đến vài thập kỷ để tiết kiệm trước tuổi nghỉ hưu của mình, họ có thể học tập tính kiên nhẫn mà Buffett tiết lộ trong chiến lược mua cổ phiếu dài hạn của ông.

Sự kiên nhẫn gần như là điểm mạnh nhất của ông và là một trong những yếu tố làm gia tăng lợi nhuận trong danh mục đầu tư của ông.

Robert Johnson, Hiệu trưởng của Cao đẳng Dịch vụ Tài chính Mỹ, cho rằng: “Đầu tư vào thị trường cần phải là một cuộc marathon chứ không phải chạy nước rút.

Buffett từng nói: ‘Thời gian nắm giữ yêu thích của chúng tôi là mãi mãi’, và ông ấy sống theo phương châm đó.”

Một số doanh nghiệp mà Buffett nắm giữ nhiều nhất là American Express, Coca-Cola và Wells Fargo, và ông bắt đầu tích lũy chúng lần lượt vào năm 1991, 1988 và 1989.

Warren Buffett

Johnson cũng cho biết: “Đầu tư là mua các công ty tốt với giá hấp dẫn và kiên nhẫn. Đầu tư không phải là lướt sóng cổ phiếu.”

2. Chỉ đầu tư vào cái mình hiểu

Millennials nên thực hành theo chiến lược của Buffett “chỉ đầu tư vào cái mình hiểu”, K.C. Ma, là CFA và giám đốc chương trình đầu tư của Roland George tại Đại học Stetson ở Deland, Fla cho biết.

Đó là lý do tại sao Buffett tránh xa các công ty có hàm lượng công nghệ lớn, ngoài mua cổ phiếu của IBM và Apple.

Vì trên thực tế Millennial sáng tạo ra kênh truyền thông mạng xã hội, họ tránh tất cả các liên lạc xã hội truyền thống và thay thế nó bằng tương tác kênh truyền thông, ông nói.

Một chiến lược hiệu quả khác là triết lý “ban lãnh đạo phù hợp”  của Buffett và họ “thần tượng các CEO thế hệ của mình, họ tin tưởng vào lời hứa của Elon Musk, tầm nhìn của Mark Zuckerberg”.

Ma nói. “Đây là lý do tại sao họ đầu tư vào Tesla, Facebook, Snap, Twitter, Google và Netflix.”

3. Không mua cổ phiếu cao hơn giá trị thực của nó

Để làm theo một trong những nguyên lý đầu tư của Buffett, “hãy trả một mức giá hấp dẫn không vượt quá giá trị nội tại.” Đối với hai phần ba thế hệ Millennials, việc đầu tiên sau khi chuyển giao tài sản là sa thải người tư vấn tài chính của bố mẹ họ, Ma nói.

“Tất cả đều lớn lên trong thời đại công nghệ và họ tin rằng mọi thứ đều có thể tự học mà không cần liên hệ trực tiếp. Điểm mấu chốt là Millennials không muốn trả 1% đến 2% chi phí cho một thứ gì đó mà họ nghĩ rằng họ có thể đơn giản tự mình tra google.”

4. Tham lam khi người khác sợ hãi

Trong khi các thị trường có thể trải qua những giai đoạn cực kỳ biến động, thì đứng ngoài lề luôn là một khái niệm lạc hậu.

Johnson  cho rằng chấp nhận một số rủi ro trong đầu tư khá là cần thiết. Buffett từng nói “sợ hãi khi những người khác tham lam và tham lam khi những người khác đang sợ hãi.”

Ngụ ý này là các nhà đầu tư nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro còn thế hệ Millennials thì thường có thái độ quá ư thận trọng khi phân bổ tài sản của họ.

Rủi ro

Thường các nhà đầu tư càng trẻ tuổi càng sở hữu danh mục đầu tư phân bổ vốn nhỏ hơn và tập trung lượng tiền mặt nhiều hơn. Sức chịu rủi ro thực sự là khả năng và độ sẵn sàng của một nhà đầu tư dám đương đầu với rủi ro.

Johnson cho biết: “Người trẻ tuổi có khả năng chịu rủi ro bởi vì họ có một thời gian dài, nhưng họ thường không sẵn sàng chấp nhận rủi ro do lo sợ thị trường sụt giảm.

Một nghiên cứu gần đây của UBS cho thấy Millennials và thế hệ bố mẹ họ có lượng phân bổ tài sản tương tự nhau – phân bổ thấp vào cổ phiếu và phân bổ quá mức vào tiền mặt. Cả hai thế hệ đều phải hứng chịu trận “đại hồng thủy” tài chính trong cuộc sống của họ”.

Buffett nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của Ngân hàng New York Mellon năm 2010 và Bank of America năm 2011 khi các cổ phiếu tài chính không còn được ưa chuộng.

Ông ấy tham lam, khi những người khác sợ hãi.

Nguồn: The Street

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MU

Các viết cùng chủ đề