fbpx

5 bước xây dựng chiến lược thương hiệu triệu đô

Mô hình kinh doanh sản phẩm hoặc công ty của bạn là một kho tàng kiến thức thực sự có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược hiệu quả. Hãy tham khảo 5 bước xây dựng chiến lược thương hiệu triệu đô dưới đây.

Cách hợp lý duy nhất để bán sản phẩm là tạo ra một chiến lược thương hiệu dựa trên các yếu tố như truyền thông, khách hàng và giá trị mang lại. Nghe quen quen đúng không? Chính xác! Những yếu tố của một mô hình kinh doanh đó sẽ trở thành nền tảng cho sứ mệnh của bạn.

Vì vậy, hãy suy nghĩ cách sử dụng kiến thức đó vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm tạo ra một thương hiệu mạnh.

5 bước xây dựng chiến lược thương hiệu triệu đô

1. Phân khúc khách hàng

Bạn sẽ không tìm thấy một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty nào đặt mục tiêu là nhắm đến tất cả các phân khúc. Bạn là một nhà sản xuất thịt? Tôi nghĩ bạn có thể bỏ qua những người ăn chay. Nếu bạn sản xuất xe lăn, thì thị trường bạn nhắm đến khá là hạn chế.

Đây là thực tế. Ngay cả khi bạn sản xuất ra một cái gì đó chung chung hơn một chút, bạn cũng sẽ không bao giờ bán được sản phẩm đó cho tất cả mọi người. Con người thích thương hiệu, luôn có một số thương hiệu phổ biến hơn trong một phân khúc cụ thể nào đó. Đừng chống lại điều này, mà hãy thích nghi.

Mục tiêu của bạn là hiểu thị trường và khách hàng của bạn. Chiến lược của bạn phải được điều chỉnh theo theo sở thích của các phân khúc bạn đang hướng đến.

5 bước xây dựng chiến lược thương hiệu triệu đô

2. Giá trị mang lại

Bạn đang bán cái gì vậy? Bạn có thể trả lời câu hỏi đó không? Khách hàng của bạn có cần nó không? Có lẽ nào đối với họ, sản phẩm của bạn chưa đủ giá trị?

Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn phải trao giá trị cho khách hàng của mình. Họ phải tin rằng nếu mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ có lợi. Không ai muốn lãng phí tiền của mình, vì vậy hãy thuyết phục họ rằng: tin tưởng thương hiệu của bạn không phải là một sự lãng phí.

Chiến lược của bạn nên tập trung vào việc trình bày những lợi ích đó. Tất nhiên, tuyên bố của bạn phải được điều chỉnh theo một phân khúc khách hàng cụ thể. Tôi tin rằng bạn có nhiều hơn một phân khúc. Hãy hiểu từng người một trong số họ, và chắc chắn rằng giá trị thương hiệu được trình bày theo cách phù hợp nhất cho phân khúc bạn muốn hướng đến.

5 bước xây dựng chiến lược thương hiệu triệu đô

3. Truyền thông

Điều này khá khó. Với sự phát triển của internet, dịch vụ và phương tiện truyền thông xã hội, bạn có vô số sự lựa chọn “kênh” mà bạn sẽ dùng để tiếp cận khách hàng.

Để chọn kênh tốt nhất bạn cần hiểu hai điều:

1. Thói quen của phân khúc khách hàng bạn muốn hướng đến là cái nào?

2. Bạn và công ty của bạn sẽ cảm thấy thoải mái đối với kênh nào?

Câu hỏi thứ nhất sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn các phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Câu hỏi thứ hai sẽ cho phép bạn chuẩn bị tuyên bố và tuyên bố của bạn làm sao phải tự nhiên nhất.

Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn phải thuyết phục mọi người tin tưởng bạn. Sẽ không ai tin tưởng bạn nếu tuyên bố của bạn không tự nhiên và có vẻ như hơi giả tạo.

4. Quan hệ khách hàng

Nói tiếp cận khách hàng vậy thôi, nhưng đó là xây dựng mối quan hệ bền chặt. Trước đây, chuyện này không mấy quan trọng vì thói quen của chúng ta rất khác nhau. Không có phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo đã được “tiêu thụ” theo một cách hoàn toàn khác. Cả thế giới đều khác nhau.

Bây giờ chúng ta có thể kết nối 24/7. Xây dựng mối quan hệ bền chặt và tình cảm là nền tảng của một thương hiệu mạnh.

Làm thế nào có thể xây dựng? Thật dễ dàng, hãy vận dụng những điều tôi đã viết ở trên:

– Chọn phân khúc khách hàng và hiểu họ.

– Chuẩn bị một tuyên bố thương hiệu mà bạn sẽ giới thiệu đến phân khúc bạn chọn. Hãy nhớ rằng, mỗi phân khúc sẽ phải khác một chút.

– Chọn một kênh truyền thông phù hợp nhất cho mỗi phân khúc.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, luôn kết nối với họ. Đừng bỏ qua những ý kiến và câu hỏi của khách hàng. Hãy thành thật.

Đây chính là cách bạn xây dựng mối quan hệ và nền tảng để bạn tạo nên một thương hiệu lớn mạnh.

5. Nguồn thu nhập

Có vẻ nguồn thu nhập không liên quan lắm đến thương hiệu nhưng thực ra là có. Chúng ta muốn tạo nên thương hiệu lớn mạnh tại vì chúng ta muốn bán được sản phẩm. Mỗi phân khúc khác nhau sẽ có thói quen chi tiêu khác nhau. Thương hiệu của bạn và toàn bộ chiến lược sản phẩm phải điều chỉnh theo đó.

Một vài người thì thích trả tất tần tật một lần, một vài người thì thích trả góp. Ngoài ra cũng có một vài người không muốn trả tiền, hoặc họ muốn trải nghiệm miễn phí trước rồi mới quyết định mua hay không.

Cách bạn muốn kiếm tiền sẽ quyết định tuyên bố của bạn. Bạn sẽ có một cách tiếp cận khác với khách hàng muốn trả góp so với một khách hàng muốn thực hiện thanh toán toàn bộ trong một lần.

Tài nguyên, đối tác, chi phí … không phải là nền tảng của chiến lược, nhưng họ sẽ cho bạn biết bạn có thể làm gì và khả năng của bạn là gì.

Hãy nhớ rằng một kế hoạch kinh doanh được xác định rõ ràng sẽ mô tả cấu trúc của công ty, sản phẩm và thương hiệu của bạn từ mọi góc độ. Xây dựng thương hiệu mạnh là một chiến dịch dài hạn. Nó không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Bạn phải suy nghĩ trước.

Nếu bạn biết công ty của bạn chẳng có ai sáng tạo thì bạn cần phải tìm giải pháp. Hoặc bạn phải tuyển dụng ai đó hoặc bạn sẽ thuê công ty ngoài làm một vài hoạt động liên quan đến chiến lược. Khi bạn sắp xếp ổn cả rồi, thì bạn mới có thể lên kế hoạch cho những bước kế tiếp …..

Tất cả mọi quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến chiến lược thương hiệu của bạn. Chỉ có một kế hoạch được xác định rõ ràng mới giúp bạn đạt được thành công.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách LÀM GIÀU TỪ KINH DOANH

10 cuốn sách kinh doanh thực chiến thời đại "bình thường mới"

Đọc thêm

Các viết cùng chủ đề