5 điểm căng thẳng thế giới phải đối mặt khi kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc
Kỷ nguyên tiền rẻ đã kết thúc, song thị trường tài chính thế giới vẫn chưa cảm nhận hết tác động của nó, đặc biệt trong năm 2023.
Bên cạnh việc tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương tại Mỹ và Vương quốc Anh đang siết chặt chính sách hơn nữa bằng cách bán bớt trái phiếu mà họ nắm giữ, và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ sớm tham gia vào làn sóng này. Nomura ước tính bảng cân đối kế toán của ba ngân hàng sẽ giảm 3,000 tỷ USD trong năm nay.
Cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử có vẻ dễ bị tổn thương. Đây là hai trong số những tài sản rủi ro tăng vọt khi các ngân hàng trung ương đua nhau bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính để kích thích lạm phát trong những năm gần đây.
“Khi bạn thắt chặt tiền tệ đến mức chưa từng có, khả năng cao là bạn sẽ gặp phải những vấn đề chưa từng gặp, đó có thể áp lực về thanh khoản hay áp lực trên thị trường nhà ở”, Guy Miller, Giám đốc chiến lược của Zurich Insurance Group, cho biết.
Happy Live xin chào quý nhà đầu tư, thông tin từ video này được trích dẫn từ trang thông tin điện tử vietstock, bài do Kim Dung dịch từ Reuters. Sau đây là 5 điểm căng thẳng mà thế giới sẽ phải đối mặt trong năm 2023 khi kỷ nguyên tiền rẻ đã kết thúc.
Không còn “con cưng” công nghệ
Từng là “con cưng” trong kỷ nguyên tiền rẻ, cổ phiếu công nghệ đang bị nhiều nhà đầu tư xa lánh ngay cả sau khi đã phục hồi trong tháng 01/2023. Nguyên nhân là lãi suất cao hơn khiến nhà đầu tư phải tiêu tốn nhiều hơn để đánh cược vào tăng trưởng thu nhập tiềm năng của những doanh nghiệp đầu cơ hoặc đang ở giai đoạn đầu.
Khi sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế ở mức cao, nhà đầu tư thường tìm kiếm lợi nhuận đáng tin cậy từ cổ tức để bảo vệ danh mục đầu tư. Điều đó làm cho những công ty công nghệ như Apple, với tỷ lệ cổ tức dưới 1%, có vẻ dễ bị tổn thương.
James Harries, Nhà quản lý quỹ cấp cao tại Troy Asset Management, cho biết: “Chúng ta đang ở giai đoạn mà mức định giá rất cao của cổ phiếu đã vấp phải chính sách mang lại ít sự hỗ trợ hơn. Vì vậy, triển vọng đang tối dần”.
Các công ty công nghệ đã không duy trì được sự thịnh vượng của thời kỳ đại dịch, buộc cắt giảm việc làm sau nhiều năm tuyển dụng rầm rộ. Chủ sở hữu Google, Alphabet, có kế hoạch sa thải khoảng 12,000 nhân viên; trong khi Microsoft, Amazon và Meta đang cắt giảm gần 40,000 vị trí.
Rủi ro vỡ nợ tăng cao
Những lo ngại về tình hình vỡ nợ của doanh nghiệp vẫn gia tăng khi lãi suất lên cao, mặc dù nguy cơ suy thoái kinh tế đã giảm bớt phần nào.
S&P Global cho biết châu Âu năm 2022 có số vụ vỡ nợ cao thứ hai kể từ năm 2009. Họ dự báo tỷ lệ vỡ nợ của Mỹ và châu Âu sẽ lần lượt là 3.75% và 3.25% vào tháng 09/2023 so với mức 1.6% và 1.4% một năm trước đó. Thậm chí, họ không loại trừ khả năng con số có thể lên tới 6% và 5.5%.
Michael Scott, người quản lý danh mục đầu tư của Man GLG, cho biết thị trường chưa đánh giá đầy đủ rủi ro vỡ nợ gia tăng.
Tư nhân hoá
Quy mô thị trường nợ tư nhân tăng vọt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên 1,400 tỷ USD từ mức 250 tỷ USD vào năm 2010.
Bản chất thả nổi lãi suất của nguồn vốn này đã hấp dẫn các nhà đầu tư và trở nên phổ biến khi tài sản rủi ro tăng giá nhờ lãi suất giảm mạnh sau năm 2008.
Song thực tế hiện nay là lãi suất cao hơn đồng nghĩa là các công ty bị nặng gánh hơn khi suy thoái kinh tế xuất hiện, phủ bóng đen lên khả năng tạo ra đủ tiền mặt để trả chi phí lãi vay ngày càng tăng.
Will Nicoll, CIO của bộ phận tài sản tư nhân và tài sản thay thế tại M&G Investments, cho biết: “Ba tháng trước, chúng tôi còn đang nói về chu kỳ tín dụng lần đầu tiên diễn ra sau nhiều thập kỷ, nhưng bây giờ mọi người dường như đã quên mất điều đó”.
“Mùa đông” của tiền điện tử
Chi phí đi vay tăng cũng đã khuấy đảo thị trường tiền điện tử trong năm 2022. Giá bitcoin giảm 64% và khoảng 1,300 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu.
Bitcoin đã phục hồi nhẹ trong thời gian gần đây nhưng tâm lý thận trọng vẫn còn. Sự sụp đổ của nhiều công ty tiền điện tử lớn, đáng chú ý nhất là FTX, khiến nhà đầu tư gánh chịu những khoản lỗ lớn. Công ty cho vay của Genesis mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, với khoản nợ ít nhất 3.4 tỷ USD.
Việc này cũng thúc đẩy làn sóng kêu gọi cần có nhiều quy định hơn đối với tài sản này. Ngoài ra, năm 2023 bắt đầu bằng một làn sóng cắt giảm nhân sự mới khi các công ty chuẩn bị cho thời kỳ gọi là “mùa đông” của tiền điện tử.
Bán bất động sản
Thị trường bất động sản, lĩnh vực phản ứng đầu tiên với việc tăng lãi suất, bắt đầu rạn nứt vào năm ngoái và năm 2023 sẽ khó khăn với giá nhà ở Mỹ, dự kiến giảm 12%.
Theo các nhà quản lý quỹ được BofA khảo sát, lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc có thể là nguồn cơn gây ra một sự kiện nào đó về tín dụng.
Cũng theo dữ liệu từ công ty luật Weil, Gotshal & Manges, bất động sản châu Âu được cho là đang gặp khó khăn chưa từng thấy kể từ năm 2012.
Trọng tâm của thị trường hiện nay là làm cách nào để lĩnh vực này trang trải được nợ nần. Giới quan chức cảnh báo lợi nhuận của các ngân hàng châu Âu có nguy cơ bị ảnh hưởng đáng kể do giá nhà trượt dốc.
Công ty quản lý đầu tư bất động sản AEW ước tính Vương quốc Anh, Pháp và Đức có thể bị thiếu hụt 24 tỷ EUR nguồn vốn tài trợ bằng nợ cho đến năm 2025. May mắn thay, bảng cân đối của ngân hàng hiện được định vị tốt hơn để hấp thụ các khoản lỗ, vì vậy ít ai mong đợi điều tương tự như năm 2008 lặp lại.
Nếu bạn cảm thấy video này hữu ích, đừng quên đăng ký kênh Happy Live, ấn vào nút chuông thông báo cũng như theo dõi Fanpage Happy Live với chế độ yêu thích để là người sớm nhất cập nhật tin tức thị trường và những video hữu ích về bài học và kiến thức đầu tư thành công. Hẹn gặp các bạn ở những video tiếp theo.
Hà An
Happy Live tổng hợp