fbpx

5 kế hoạch quản lý tài chính biết càng sớm càng ích lợi cho bạn

Một trong những bằng chứng “hùng hồn” nhất cho sự trưởng thành của bạn là khả năng tự lập và quản lý tài chính. Vậy, đâu là những kể hoạch hoàn hảo giúp quản lý túi tiền của bạn? 

Kế hoạch quản lý tài chính

Quản lý và lập kế hoạch tài chính có thể làm cho đời sống vật chất và tinh thần của bạn trở nên dễ dàng hơn và việc kiểm soát thu nhập sẽ giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn phía trước.

Bạn nên nhớ rằng, những điều bạn làm vào giai đoạn 20 tuổi sẽ là những “viên gạch” đầu tiên tạo thành nền tảng cho nửa đời về sau. Cách chi tiêu vào giai đoạn này có thể tác động một phần đến cuộc sống tài chính của bạn trong những năm 30, 40 và hơn thế nữa. Vì vậy, hãy lập kế hoạch quản lý tiền bạc ngay từ hôm nay bằng những cách sau:

Tạo ngân sách riêng

Lập ngân sách với mục đích chính là theo dõi thu nhập, hóa đơn và chi phí các khoản để tính toán số tiền bạn có thể chi tiêu và những gì có thể chi trả mỗi tháng. Tạo ngân sách và duy trì thường xuyên, đều đặn là nền tảng thành công về tài chính, vì nó giúp bạn cân nhắc trước khi chi tiêu cho một món đồ phù hợp với khả năng của mình và tránh nợ nần.

Ông Corbin Green, giám đốc phát triển và cố vấn tài chính ở Salt Lake City cho biết: “Mọi người cần phải hiểu số tiền mình đang có và đặt nó trong một kế hoạch cụ thể”.

Khi tạo ngân sách, bạn nên viết ra:

– Thu nhập: Bạn kiếm được bao nhiêu cho mỗi kỳ thanh toán?

– Chi phí và các khoản thanh toán định kỳ: Tiền thuê nhà, phí dịch vụ, tiền lãi phải trả và gas tăng thêm bao nhiêu mỗi tháng?

– Các khoản nợ: Bạn nợ bao nhiêu cho các khoản vay sinh viên và nợ thẻ tín dụng, tiền vay bạn bè…?

Sau khi bạn cân nhắc thu nhập và chi phí, bạn có thể bắt đầu lập ngân sách của mình.

Để riêng tiền để tiết kiệm đầu tiên

Để tiền tiết kiệm ra đầu tiên

Khi bạn đã vạch ra các chi phí ban đầu của mình, chẳng hạn như trả lãi ngân hàng, trả tiền mua ô tô góp, thanh toán dịch vụ bản thân, điều đó rất quan trọng nhưng quan trọng hàng đầu đó là bạn cần xây dựng một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn.

Mitch Green nói: “Hãy nhớ gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm trước tiên, sau đó mới đến các hóa đơn thiết yếu. Sai lầm lớn nhất tôi thấy các thế hệ trẻ mắc phải là không tiết kiệm ngay từ khi mới bắt đầu đi làm, họ luôn bất cần và chỉ nhận thức được tầm quan trọng của khoản tiết kiệm khi chạm “ngưỡng cửa” 30 tuổi”.

Hãy xem một ví dụ: Giả sử bạn muốn có 1 triệu Đô la tiền tiết kiệm khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 65, bạn sẽ cần tiết kiệm ít nhất 381 Đô la một tháng bắt đầu từ tuổi 25. Con số đó tăng lên đến 820 đô la một tháng bắt đầu từ tuổi 35 và 1.920 Đô la một tháng ở tuổi 45.

Nếu bạn muốn đi du lịch nhiều hơn và làm nhiều thứ thú vị hơn khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm 30% thu nhập sẽ tạo ra sự khác biệt lớn sau này. Thực hiện việc tiết kiệm nhất quán, đều đặn và có thể coi nó là việc làm mặc định mỗi khi nhận lương.

Bắt đầu một quỹ khẩn cấp

Ngoài khoản hưu trí, bạn cần bắt đầu một quỹ khẩn cấp. Một quỹ khẩn cấp là tiền dành riêng để trang trải cho một khoản chi phí bất ngờ. Thông thường, bạn cần ít nhất 3 đến 9 tháng để tạo nên được một quỹ khẩn cấp, số tiền lúc ấy mới đủ nhiều. Và nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra (chẳng hạn như bị bệnh hoặc sa thải), bạn mới có thể sử dụng số tiền trong đó dễ dàng hơn, duy trì việc thanh toán hóa đơn được lâu hơn khi bạn đang tìm một công việc mới.

Cân nhắc và giải quyết các khoản nợ của bạn

giải quyết nợ

Vào thời điểm bạn 20, có thể bạn muốn mua điện thoại, mua xe, máy tính cá nhân để phục vụ cho công việc của mình. Và bạn nghĩ đến việc mượn ngân hàng?

Hãy suy tính việc này thật kỹ, bạn có thể mượn người thân để có thể giảm thiểu lãi suất mà mình phải chịu. Vì tại thời điểm này, thu nhập của bạn có thể không ổn định và điều đó sẽ làm lịch sử tín dụng của bạn xấu đi nếu trả nợ trễ cho ngân hàng.

Và cách tốt nhất để giải quyết các khoản nợ của bạn đó là: Trước tiên, hãy liệt kê tất cả những khoản bạn nợ và ưu tiên hoàn trả những khoản có lãi suất cao và cố gắng giải quyết chúng nhanh nhất có thể. Sau khi đã trút bỏ gánh nặng khỏi những khoản nợ lớn sinh lãi cao, bạn có thể trích thu nhập hàng tháng của mình để giải quyết tiếp những khoản còn lại.

Mua bảo hiểm cho bản thân

Có thể bạn chưa biết, độ tuổi 20 là thời điểm tốt để bạn nghĩ về các loại bảo hiểm.

Khi bạn bước vào tuổi trưởng thành, bạn luôn muốn được đảm bảo về bản thân và tài chính với bảo hiểm đầy đủ. Tận dụng các chính sách nhân viên được cung cấp tại nơi làm việc của bạn – bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khuyết tật ngắn hạn và dài hạn.

Đừng để bản thân làm việc cực nhọc và đổ bệnh, sau đó lại phải tốn hết số tiền kiếm được để chữa trị. Tốt nhất bạn nên chú ý đến sức khỏe và sự an toàn của mình bằng cách lựa chọn gói bảo hiểm tốt như bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ,…Thậm chí khi bạn du lịch nhiều, hãy mua bảo hiểm du lịch để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy đến.

Quản lý tiền và biết bắt đầu từ đâu với kế hoạch tài chính có thể là quá sức và khó hiểu – đặc biệt là khi bạn ở độ tuổi 20 trở lên. Tài chính có thể phức tạp, nhưng nó rất cần thiết để giáo dục bản thân, gặp người có kinh nghiệm và hãy bắt đầu có những cuộc trò chuyện tài chính sớm nhất có thể.

Theo Thời đại

Các viết cùng chủ đề