fbpx

5 mục tiêu nên ghi nhớ để ngân sách không bao giờ bị “thâm”

Mục tiêu của bạn có thể đơn giản như tiết kiệm đủ tiền đi du lịch hoặc nghỉ hưu vào tuổi 50. Hoặc có thể là cả hai! Thiết lập ngân sách rõ ràng giúp bạn dễ dàng thiết lập cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và theo dõi tình hình.

Dưới đây là một số ý tưởng về cách sử dụng ngân sách hợp lý để giúp bạn đạt được mục tiêu bạn đặt ra.

1. Những ngày xài tiền như mưa

Luôn có những khoản chi phí phát sinh khó mà tránh được như thay lốp xe, thay nhớt hoặc sửa tivi, tủ lạnh, thay gas máy lạnh… Bạn nên có một quỹ riêng, trích ra tầm 5% lương mỗi tháng để dự trữ sẵn. Đến lúc cần dùng thì chúng ta sẽ không bị bất ngờ và loay hoay thu xếp.

2. Nghĩ xa hơn tiền lương tháng sau

Khi bạn làm mà luôn suy nghĩ về tiền lương tháng tiếp theo, điều đó có thể là bạn đang đốt tiền lương hiện tại một cách quá đà rồi, có thể bạn đang sống vượt quá khả năng của mình.

Vì không có công việc nào được đảm bảo lâu dài cả và cả những hóa đơn hàng tháng cũng vậy. Bạn có thể bị cho thôi việc vào ngày mai, trở về lại con số 0 rất nhanh chóng, vì vậy bạn cần có các khoản để riêng ra rõ ràng, phòng ngừa cho những trường hợp khẩn cấp, để bạn không còn phải phụ thuộc vào lương tháng tiếp theo. Hơn nữa, bạn cần vượt xa tư duy tiền lương tháng tiếp theo để suy nghĩ về hình ảnh tài chính dài hạn của bạn và cách bạn có thể tiết kiệm cho mục tiêu trong tương lai.

Nếu bạn chia sẻ thu nhập và chi phí hàng tháng với một người khác ví dụ như vợ/chồng, thì mục tiêu dài hạn là kiếm được một khoản thu nhập tốt để bạn có thể có nhiều sự lựa chọn linh hoạt hơn nếu vợ bạn muốn ở nhà nuôi con, bị thất nghiệp hoặc bị ốm hoặc bị thương và không thể làm việc.

3. Mục tiêu ngắn hạn

Đối với mục tiêu ngắn hạn, ví như vé đi nhạc hội, đôi giày. Bạn phải đánh đổi thôi, nếu thường xuyên ra ngoài ăn thì nay cần hạn chế lại. Nếu tháng đó vừa phải chi tiền mừng đám cưới, mua vé xem ca nhạc vừa phải mua bộ đồ mới để dự đám cưới, ắt hẳn bạn có một tháng tốn kém nhưng đừng quên chắt chiu những khoản khác lại để cân bằng.

4. Hãy yêu bản thân

Nếu tất cả các khoản tiết kiệm của bạn đi vào các hoạt động như trả nợ và tiết kiệm cho sửa chữa không mong muốn và các hóa đơn y tế, thì có lẽ bạn sẽ rất sợ hãi khi nghĩ đến. Nỗi sợ là một động lực tuyệt vời, nhưng nó chẳng vui tí nào. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang phải trả nợ và muốn xong xuôi càng nhanh càng tốt thì bạn cũng nên dành một khoản để làm “giãn” bản thân ra. 

Có nhiều người nói họ làm việc mà không cần nghỉ ngơi, nhưng hãy cân nhắc điều đó. Bạn có thể để khoản tiền đó để trả hóa đơn, mua sắm quần áo nhưng vẫn là không thể bù được khi bạn làm việc quá sức và căng thẳng. Rồi bạn sốt, mệt phải truyền nước biển hoặc bạn rủ bạn bè đi nhậu cho vui, thế là cũng tốn kém mà. Tới đây thì bạn lại nói là “không tốn kém bằng đi du lịch” nhưng bạn sẽ không có được vài ngày thư giãn và phục hồi đó là những gì du lịch mang lại.

Tùy thuộc vào tình hình tài chính của bạn, để xem bạn có thể dành ra bao nhiêu cho bản thân nhưng nhất định là phải dành ra đấy. Hãy biết tự chăm sóc bản thân như rong chơi với bạn bè hoặc tổ chức một bữa ăn nhẹ, tham gia các trò chơi giải trí…

5. Tránh những khoản nợ không có ích

Hãy tránh nợ tiêu dùng, Ví dụ như mua chiếc xe trả góp, tài sản đó không chỉ mất giá mỗi năm, mà chi phí để duy trì và vận hành tốn kém, bạn còn phải mất tiền lãi hàng tháng. Hãy nghĩ đến những thứ đảm bảo hơn và mua sắm trong khả năng của mình thôi bạn nhé.

Nguồn: TraderViet

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề