fbpx

5 sai lầm trong ngân sách chi tiêu thường gặp nhất

Không quá khó để lập một ngân sách chi tiêu cơ bản. Nhưng ngay cả một kế hoạch chi tiêu chu toàn cũng có thể thất bại. Có rất nhiều sai lầm khiến chúng ta không tuân thủ ngân sách đã định, Tuy nhiên, chắc chắn rằng với mỗi sai lầm, bạn đều có cách thuyết phục.

Hãy đánh giá tình hình tài chính của bạn, cắt giảm chi tiêu, xếp ưu tiên các mục tiêu tài chính rồi lập một kế hoạch chi tiêu khác.

Sau đây là những sai lầm thường thấy nhất:

1. Lập ngân sách chi tiêu quá khắt khe

Với nhiều người, việc lập ngân sách cho tiêu chẳng có gì thú vị tuy nhiên với một số, có thể sẽ cảm thấy hào hứng. Chính vì lẽ đó, nhiều người phấn khích đến nỗi lập hẳn một ngân sách thiếu thực tế và quá khắt khe.

Tôi cũng từng như vậy. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về tài chính cá nhân và hào hứng dùng tiền cho những điều mình muốn. Tôi muốn trả nợ học phí nhanh nhất có thể, vì thế, tôi lập một ngân sách chi tiêu không dành một đồng nào cho việc vui chơi giải trí hay tiêu vặt.

Tôi không ngờ nó lại phản tác dụng. Thậm chí khoản tiêu vặt nhỏ nhất cũng có thể làm hỏng cả ngân sách của tôi và khiến nó trở nên vô dụng.

Một vấn đề khác của việc lập ngân sách quá khắt khe là bạn sẽ mệt mỏi vì phải kiềm chế bản thân. Đến khi không chịu được, bạn sẽ chi tiêu lu bù.

Bạn sẽ mệt mỏi vì phải kiềm chế bản thân.
Bạn sẽ mệt mỏi vì phải kiềm chế bản thân.

Kết quả là bạn tiêu xài nhiều hơn so với khi lập ngân sách một khoản nhỏ để tiêu vặt.

Hãy lập một ngân sách chi tiêu phù hợp với cuộc sống của bạn. Suy nghĩ thực tế khi xem xét ngân sách và phân phối các khoản chi tiêu. Đừng tự nhủ rằng bạn sẽ không bao giờ tiêu tiền theo hứng dù chỉ một lần, bởi làm thế khác nào tự đưa mình vào thế bí. Hãy cứ thoải mái một chút.

2. Lập ngân sách chi tiêu vượt quá khả năng xoay sở

Trái với một ngân sách quá khắt khe là “lạm phát mức sống”. Lạm phát mức sống nảy sinh khi bạn tiêu xài quá mức chi trả của mình. Nó có thể diễn ra một cách thầm lặng như: khi thì bạn đăng ký dịch vụ HBO theo yêu cầu, khi thì tiêu tiền vào bữa tối tại một nhà hàng sang trọng. Trước khi kịp nhận ra điều đó, bạn đã vung tay quá trán và tiêu nhiều hơn thu nhập của mình rồi. Để “chữa cháy”, nhiều người dùng tiền lương tháng sau để bù cho chi tiêu tháng trước.

Trước khi kịp nhận ra điều đó, bạn đã vung tay quá trán và tiêu nhiều hơn thu nhập của mình rồi.
Trước khi kịp nhận ra điều đó, bạn đã vung tay quá trán và tiêu nhiều hơn thu nhập của mình rồi.

Kế hoạch này có vẻ hợp lý, nhưng nó gây áp lực lên ngân sách và khiến bạn “làm đồng nào xào hết đồng nấy” hết lần này đến lần khác. Nhiều người mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đó bởi thu nhập của họ thật sự không đủ sống. Nhưng cũng có nhiều người lâm vào hoàn cảnh tương tự do họ lập ngân sách cho một lối sống không phù hợp. Nếu bạn thấy điều này đang giống với mình thì bạn nên lập một kế hoạch mới. Hãy đánh giá tình hình tài chính của bạn, cắt giảm chi tiêu, xếp ưu tiên các mục tiêu tài chính rồi lập một kế hoạch chi tiêu khác.

3. Lập ngân sách chi tiêu mà không có mục tiêu

Sau khi trả hết nợ, tôi không hề có mục tiêu cho ngân sách của mình. Tôi biết mình muốn dành dụm tiền và không tiêu quá số tiền mình kiếm được, bởi đó là lời khuyên của nhiều cuốn sách về tài chính cá nhân. Tuy nhiên, bởi tiết kiệm mà không có lý do cụ thể nên tôi cũng chẳng mấy chủ động trong chuyện này. Tôi mua nhiều thứ mình không cần và cũng chẳng màng kiểm soát tiền ăn uống. Kế hoạch của tôi rất đơn giản: tiêu xài tùy thích, rồi tiết kiệm phần còn lại.

Khi mắc nợ, có thể bạn cũng sẽ làm như thế. Bạn không có định hướng rõ ràng, vì vậy bạn chỉ trả nợ hàng tháng và tiêu hết phần còn lại. Thay vì coi mục tiêu tiết kiệm là thứ yếu, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ càng về điều này. Bản thật sự muốn dùng tiền vào việc gì? Nếu đó là một mục tiêu lớn, bạn có thể chia nó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Ví dụ, sau khi trả hết nợ, tôi dành thời gian suy nghĩ về mục tiêu tài chính của mình, và tôi quyết định dùng tiền để đi du lịch nước ngoài – điều tôi chưa từng làm trước đó. Thế là đi du lịch nước ngoài đã trở thành mục tiêu ngân sách mới của tôi.

4. Quên những chi phí thất thường

Nếu bạn cứ mãi “vỡ kế hoạch” vì tháng nào cũng xuất hiện những khoản phí mới, thì chắc hẳn bạn đã không dự trù cho những chi phí bất thường. Đây là một vấn đề ngân sách phổ biến nhưng dễ khắc phục: xác định những chi phí bất thường hàng quý, hằng năm và những chi phí có vẻ ngẫu nhiên khác, rồi thêm nó vào ngân sách.

Hãy nhớ lại mọi chi phí thất thường của bạn, và nếu bạn không nhớ ra thì hãy kiểm tra những bản sao kê tài khoản ngân hàng trong năm gần đây (hoặc sổ chi tiêu của bạn). Sau đây là những chi phí phổ biến và mọi người thương quên tính vào ngân sách của mình:

– Chi phí bảo hiểm xe

– Chi phí điện, nước tăng thêm vào mùa hè và mùa đông

– Chi phí cho du lịch

– Chi phí khám chữa bệnh

– Chi phí bảo trì xe

– Chi phí cho những lần sửa chữa nhà

– Chi phí mua dụng cụ học tập

Bạn có thể dễ dàng dự trù các chi phí này bằng cách tính tổng mỗi loại phí trong một năm rồi chia trung bình cho 12 tháng. Nếu mỗi năm bạn dành trên 400USD cho kỳ nghỉ thì tức là mỗi tháng bạn phải để dành 33USD. Bạn cứ để riêng khoản tiền đó ra mỗi tháng, như vậy bạn sẽ có sẵn tiền mặt khi trả hóa đơn.

Bạn có thể dễ dàng dự trù các chi phí này bằng cách tính tổng mỗi loại phí trong một năm rồi chia trung bình cho 12 tháng.
Bạn có thể dễ dàng dự trù các chi phí này bằng cách tính tổng mỗi loại phí trong một năm rồi chia trung bình cho 12 tháng.

Tuy nhiên có những chi phí bạn không thể lường trước được. Tháng này có đám cưới người bạn thân. Tháng sau lại phải thay ắc-quy mới cho xe. Nếu tháng nào cũng có việc, bạn nên dự trù sẵn cho những việc đó. Trong ngân sách, hãy thêm vào hạng mục “Khoản chi khác” bao gồm một ít tiền mặt cho những chi phí dự tính trước hoặc không dự tính trước hàng tháng. Ngân sách của bạn có thể bị dàn trải nhiều nhưng ít ra bạn có tiền để chi trả khi cần.

5. Không dự phòng cho tình huống xấu

Những chi phí thất thường cũng cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị quỹ dự phòng khẩn cấp. Khi xe bạn hỏng thì bạn có tiền sửa chữa thay vì thâm hụt ngân sách của vài tháng sau cho đến khi bạn ổn định trở lại. Điều này có thể mất thời gian nhưng hãy dành ra một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn tránh được việc thâm hụt ngân sách.

Ngoài việc đảm bảo ngân sách bằng cách lập quỹ dự phòng khẩn cấp, bạn cần dự trù cho tình huống xấu bằng cách trừ hao. Như Femme Frugality nói, “Lập ngân sách hào phóng. Chi tiêu dè dặt. Lập ngân sách hào phóng nghĩa là nếu bạn nghĩ mình cần 75 USD để đổ xăng tháng này, hãy ghi vào ngân sách 100 USD. Nghĩa là bất kể bạn nghĩ chi phí là bao nhiêu, hãy trừ hao nhiều hơn con số đó.” Đây là một kế hoạch phòng thủ, nhưng đối với việc lập ngân sách thì đó là một kế hoạch thông minh.

Một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn tránh được việc thâm hụt ngân sách.
Một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn tránh được việc thâm hụt ngân sách.

Cho dù thu nhập của bạn là bao nhiêu đi nữa, bạn cũng đừng nên phó mặc ngân sách và không bao giờ kiểm tra kế hoạch chi tiêu. Ngân sách của bạn có thể thay đổi theo những đổi thay trong đời bạn. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra lại kế hoạch để đảm bảo rằng nó vẫn còn phù hợp.

Nguồn: Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề