5 thói quen tài chính bạn nên bắt đầu thực hiện ngay
Những thói quen tài chính tốt sẽ rất hữu ích cho con đường đi đến giàu có của bạn và sau đây là 5 thói quen rất dễ dàng mà bạn có thể bắt đầu ngay. Không bao giờ là muộn khi bạn muốn sử dụng tiền của mình theo một cách mới hiệu quả hơn, với trung bình 66 ngày để tạo nên một thói quen mới. Hãy tham khảo 5 thói quen giúp bạn đạt được các mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn.
1. Tự tạo lập bảng vốn
Hãy theo dõi số tiền thu nhập bạn tiêu vào các khoản chi tiêu cố định (tiền nhà, tiền điện nước, internet…) và các chi phí linh hoạt biến động mỗi tháng (như tiền ăn chơi, tiền du lịch, shopping…). Bạn có thể làm điều này bằng cách truyền thống là viết tay vào sổ hoặc sử dụng một công cụ trực tuyến giúp theo dõi điều này cho bạn (các ứng dụng quản lý chi tiêu, bảng excel, google sheet..). Sau mỗi tháng, hãy xem lại các khoản chi tiêu và xem có những mục có thể được giảm bớt hay loại bỏ. Ví dụ: bạn có thể đã quên về các khoản thanh toán hàng tháng tự động được thiết lập cho các dịch vụ bạn không còn sử dụng. Thói quen này sẽ giúp bạn có cơ hội xem xét lại chi phí và đảm bảo rằng khoản phí đó có cần thiết cho gia đình bạn hay không. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết được các khoản tiết kiệm của bạn có tích cực hơn không.
2. Mở và duy trì một quỹ tiền khẩn cấp
Nhiều năm trước, cha mẹ và ông bà của chúng ta thường xuyên nói về việc tiết kiệm tiền cho một ngày nào đó xui xẻo. Khoản tiền tiết kiệm đó chính là quỹ khẩn cấp. Bạn sẽ không ngờ được một ngày nào đó đột ngột bị sa thải, mất tiền hay cô bồ thông báo lỡ tiêu hết tiền trong thẻ. Quỹ khẩn cấp sẽ là cứu tinh cho bạn vào những lúc nguy cấp. Mỗi người, tùy theo lương bổng mà có thể tự đề ra mức quỹ cần đạt và số tiền mỗi tháng tích cóp vào quỹ.
Tài khoản này nên có tính thanh khoản, có nghĩa là bạn có thể sử dụng tiền trên khi thật sự cần. Tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sẽ là lựa chọn tốt cho khoản tiền này. Bạn sẽ muốn xác định kích thước quỹ khẩn cấp của bạn và bắt đầu tích lũy quỹ cho đến khi bạn đạt được số tiền đó.
Một khi bạn đạt được số tiền mong muốn bạn chỉ nên sử dụng các khoản tiền này cho trường hợp khẩn cấp. Sau khi giải quyết việc khẩn cấp, bạn sẽ cần làm đầy lại tài khoản này vào thời gian sớm nhất.
3. Ưu tiên lo cho bản thân trong tương lai trước nhất
Lý tưởng nhất là bạn chi trả những khoản cần thiết để nuôi bản thân mình về già trước và học cách sống tùy theo khoản tiền còn lại sau đó. Ý ở đây không phải là ưu tiên việc làm đẹp hay mua sắm, nhưng ở đây là tìm cách vạch ra kế hoạch nghỉ hưu cho mình. Tùy theo loại hình lao động mà bạn có thể chuẩn bị khoản tiền khi về già này. Nếu là nhân viên thì nên tham gia vào chính sách lương hưu của công ty. Nếu là trader thì phải tự trích lợi nhuận và thiết lập kế hoạch nghỉ hưu cho mình. Cả khoản về hưu bao nhiêu là phù hợp để bạn đủ sống và các khoản thu sau khi nghỉ hưu để đảm bảo bạn vẫn sống khỏe sống trẻ.
4. Xem lại các mục tiêu chi trả của bạn mỗi năm
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các sự kiện về tài chính và các cột mốc quan trọng ảnh hưởng đến chúng ta trong suốt một năm. Bạn chắc chắn sẽ không muốn tiền bạc của mình bị tiêu vào những mục đích không phải ưu tiên cao nhất. Tên “người thụ hưởng” cần được xem xét ít nhất mỗi năm hoặc nếu bạn trải qua một sự kiện hoặc thay đổi lớn về cuộc sống. Ví dụ về những lần mà bạn muốn xem lại những ưu tiên tài chính này là: sự ra đời của một đứa trẻ, cháu, hôn nhân, ly dị, tử vong, khuyết tật hoặc thay đổi việc làm.
5. Tái cân bằng vốn hàng năm
Tái cân bằng là điều bạn cần xem xét ít nhất mỗi năm – cho dù bạn tự quản lý danh mục đầu tư hay sử dụng một cố vấn tài chính. Việc tái cân bằng sẽ giúp bạn duy trì sự phân bổ và rủi ro trong danh mục đầu tư với các mục tiêu dự kiến. Tuy nhiên, thói quen này lại bị nhiều người xem nhẹ do họ tự tin rằng mình luôn phân chia rõ ràng và chính xác những khoản vốn đầu tư vào các thị trường, và với hi vọng mình luôn có lợi nhuận. Mọi người nên lưu ý rằng đôi khi một số khoản đầu tư sẽ không còn sinh lời hoặc thậm chí lỗ, thời điểm đó bắt buộc mọi người phải điều chỉnh danh mục đầu tư để thiết lập các kế hoạch chốt lời lỗ cần thiết. Ví dụ như một khoản đầu tư bị thua lỗ thì rủi ro của bạn tăng từ 10% lên 60%, lúc này bạn sẽ cần giảm bớt rủi ro bằng cách giảm vốn hoặc tập trung vào nhóm tài sản lợi nhuận để bù đắp thiệt hại.
Thực hiện năm thói quen đơn giản này sẽ giúp bạn đạt được cả mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn đồng thời hạn chế chi tiêu thiếu hiệu quả trong cả năm.
Nguồn: Trader/Investopedia
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh