fbpx

6 bài học “đắt giá đến ngàn đời” từ Thành Cát Tư Hãn

Nổi tiếng tham vọng và tàn nhẫn nhưng Thành Cát Tư Hãn cũng được biết đến là một người khiêm tốn, hào hiệp và trung thành. Vậy người đàn ông này đã làm thế nào để đạt được những thành công vĩ đại đến vậy cho lịch sử?

Thành Cát Tư Hãn (Chinghis Khan, 1162-1227) là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Con số thống kê từ thời Trung Cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời bấy giờ) đi 11%.

Thành Cát Tư Hãn (Chinghis Khan, 1162-1227) là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh
Thành Cát Tư Hãn (Chinghis Khan, 1162-1227) là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh

Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng tàn bạo trong quá trình chinh phạt. Tuy nhiên, khi cai trị đất nước, ông bãi bỏ hình thức tra tấn, chấp nhận tự do tôn giáo, thống nhất các bộ lạc khác nhau, bỏ đặc quyền quý tộc, cải cách giáo dục và nâng cao đặc quyền của phụ nữ trong xã hội Mông Cổ. Có thể nói những tư tưởng của Thành Cát Tư Hãn là vô cùng tiến bộ trong thời buổi bấy giờ. Ông không bao giờ vì lợi ích của cá nhân mà luôn vì lợi ích của cả dân tộc. Đó chính là lý do vì sao người Mông Cổ kính trọng ông đến vậy.

Không phải tự nhiên mà Thành Cát Tư Hãn đạt được những thành công vang dội. Tất cả là nhờ trí thông minh, khả năng lãnh đạo, những bài học và chiến thuật mà cho đến ngàn đời sau vẫn đáng để chúng ta học tập.

không có việc gì viên mãn

1. Luôn nghĩ đến kết cục

Đối với những chiến binh Mông Cổ, không có bất cứ danh dự cá nhân nào nếu thua trận. Thành Cát Tư Hãn từng nói, không có gì là viên mãn cho đến khi nó thực sự kết thúc. Việc luôn nghĩ đến kết thúc có lẽ là cách Thành Cát Tư Hãn tự động viên chính mình và cũng là động lực giúp ông đạt được mục đích.

2. Có tầm nhìn tầm nhìn

Không có tầm nhìn về mục tiêu, chúng ta không thể kiểm soát được cuộc sống của mình, càng không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác. Đó là tôn chỉ trong mọi hành động của Thành Cát Tư Hãn.

Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn thấy được rằng, tất cả những người thành công đều là những người có tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn ấy không phải là sự thấy trước được tương lai, mà là sự hiểu biết sâu và rộng về các lĩnh vực, về những cơ hội và cả rủi ro ở nơi mà chúng ta đang dấn thân vào.

3. Tự tín nhiệm bản thân

Tự tín nhiệm bản thân hay nói cách khác là tin vào chính mình. Mặc dù có rất nhiều việc bạn có thể nhờ cậy người khác nhưng đừng bao giờ quên không ai đáng tin cậy hơn chính bản thân mình.

Thành Cát Tư Hãn có rất nhiều người bên cạnh hỗ trợ nhưng ông không bao giờ để họ biết hết về kế hoạch của mình. Cuộc sống có rất nhiều điều đáng để trân trọng nhưng không có gì giá trị hơn chính bản thân mình.

4. Khiêm tốn và hào hiệptrấn áp sự kieu căng

Thành Cát Tư Hãn từng nói: “Việc làm chủ sự ngạo mạn còn khó hơn cả việc săn một con sư tử hoang dã. Nếu bạn không thể trấn áp sự kiêu căng trong mình, bạn không thể trở thành người lãnh đạo”.

Không như nhiều vị xây dựng nên các đế chế khác, Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.

Sự khoan dung này có một ý nghĩa chính trị – Đại Hãn biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn. Nhưng vấn đề không chỉ vậy. Bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.

Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ.

5. Sống có chừng mựcsống có chừng mực

“Ta ghét sự xa hoa. Khi anh có những bộ quần áo đắt tiền, những con ngựa tốt hay phụ nữ xinh đẹp, không phải anh đang sở hữu chúng mà đang trở thành nô lệ của chúng. Chúng sẽ khiến anh dễ dàng quên đi mục đích của mình. Và rồi một ngày anh sẽ mất tất cả”. Đó là lời mà Thành Cát Tư Hãn từng nói.

Ngày nay, khi điều kiện sống của con người ngày càng trở nên tốt hơn, nhiều người đã vì thế mà quên đi mục đích sống của mình. Việc hưởng thụ cuộc sống và những thành quả mình đạt được không có gì xấu nhưng bạn hãy biết sống có chừng mực, sống trong điều kiện của mình và đừng bao giờ quên đi mục đích sống và làm việc.

6. Muốn thay đổi thế giới, hãy thay đổi dần dần

Không một ai sinh ra đã là thiên tài, có tất cả các kỹ năng cần thiết để chiến thắng. Thành Cát Tư Hãn đạt được thành công là bởi cả một quá trình dài học tập, thích nghi với thực tế, sống kỷ luật và có ý chí mạnh mẽ.

Chúng ta cũng có thể làm được như vậy. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể bởi thành công không bao giờ đến ngay mà phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách. Hãy thay đổi dần dần ngay từ chính những việc nhỏ nhất, nhất định thành công sẽ đến gần với bạn.

Nguồn: Cafef

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                              ĐẶT TRƯỚC

Các viết cùng chủ đề