6 thương hiệu để lại dấu ấn trong 10 năm qua
Các chuyên gia về xây dựng thương hiệu đã đưa ra danh sách những thương hiệu để lại dấu ấn đặc biệt tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ qua.
Trong 10 năm qua, châu Á đã có những thay đổi lớn về công nghệ, chính trị và văn hóa. Nền kinh tế đang phát triển cùng với việc đa phần là dân số thuộc tầng lớp trung lưu đã khiến châu Á trở thành một khu vực “nóng”.
Do đó, nhiều thương hiệu đã tập trung đầu tư và đổi mới tại khu vực này. Một số thương hiệu, từ những startup địa phương đến các thương hiệu toàn cầu, đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường này.
Dưới đây là danh sách các thương hiệu được 2 chuyên gia đến từ công ty tư vấn chiến lược thương hiệu Landor và creative agency AnalogFolk đánh giá là thành công rực rỡ trong 10 năm qua.
1. WeChat
Đầu tiên trong danh sách này có thể kể đến WeChat. Đây là siêu ứng dụng đầu tiên, góp phần lớn trong việc thay đổi hành vi người tiêu dùng, từ cách kết nối với người khác cho đến cách thanh toán hằng ngày. Định hướng phát triển mới của Facebook cũng chịu ảnh hưởng đâu đó từ sự thành công của siêu ứng dụng này.
2. Airbnb
Airbnb đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm du lịch của chúng ta, mang đến cảm giác “thuộc về” dù có đi đến bất kì đâu. Chỉ hơn 10 năm trước, Brian Chesky gửi Joe Gebbia một email với ý tưởng giúp họ “kiếm thêm vài đô”. Giờ đây, công ty được định giá 38 tỷ USD, không chỉ mang đến doanh thu cho doanh nghiệp mà còn có thu nhập cho các chủ sở hữu căn hộ. Airbnb hiện có số lượng phòng nhiều hơn 5 thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại.
3. Netflix
Netflix đã thay đổi cách chúng ta xem phim, một cách toàn diện. Thậm chí, cụm từ “Chill cùng Netflix” đã trở thành một cụm từ tiếng lóng của giới trẻ bây giờ.
4. Air Asia
“Ai cũng có thể bay”. Trong thập kỉ qua, Air Asia đã “bình dân hóa” hành trình du lịch trong khu vực, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới ở từng quốc gia mà hãng bay này xuất hiện. Không có thương hiệu nào trong khu vực APAC tạo ra tác động lớn đến ngành du lịch như Air Asia. Thương hiệu này mang đến cơ hội trải nghiệm bay lần đầu tiên cho rất nhiều khách hàng, với mức giá phải chăng.
Tăng 17% công suất so với năm trước chỉ trong quý 1 năm 2019, hãng bay này đã sẵn sàng để có thể hoạt động ở hiệu suất tốt nhất, chắp cánh bay cho nhiều người hơn.
5. Uniqlo
Với chủ trương ứng dụng công nghệ để đổi mới trang phục cùng mức giá hợp lí, Uniqlo là thương hiệu thời trang đặc trưng của thập kỉ qua.
Trong bối cảnh nhiều thương hiệu thời trang thành công với các sản phẩm đề cao tính năng như áo khoác ấm nhất (Canada Goose) hoặc áo phông lạnh (trang phục thể thao Columbia), triết lí kinh doanh của Uniqlo đã thực sự chiếm lĩnh thị trường.
Uniqlo đã thực sự nghĩ khác, như ông Tadashi Yanai, sáng lập công ty, đã từng chia sẻ rằng: “Uniqlo không phải là một công ty thời trang, mà là một công ty công nghệ”.
Đây là thương hiệu thời trang đầu tiên ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm chất lượng hơn với khách hàng phổ thông với lời hứa “giá hợp lí, chất lượng cao”. Thay vì chạy theo các xu hướng thời trang, Uniqlo tập trung vào chức năng sản phẩm thông qua công nghệ. Điều này đã đảm bảo cho tăng trưởng của thương hiệu trong thập kỉ qua.
6. LG và Samsung
Trong khu vực APAC và cả trên quy mô toàn cầu, thương hiệu quốc gia nổi bật nhất trong suốt thập kỷ qua chắc chắn phải kể đến Hàn Quốc. Trước năm 2010, trào lưu phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc chỉ mới bắt đầu nổi lên. Khi đó, ngoài khu vực châu Á, chưa ai biết đến các trào lưu này.
10 năm sau, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. LG và Samsung là 2 thương hiệu gia dụng quen thuộc với nhiều gia đình và nền âm nhạc Hàn Quốc đã đạt vị trí số 1 trên toàn thế giới.
Không chỉ vậy, nhiều người tiêu dùng xếp hàng để mua các sản phẩm làm đẹp đến từ Hàn Quốc. Điều đó khiến các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới phải chạy theo để tung ra những sản phẩm tương tự với các sản phẩm đặc trưng đến từ quốc gia này, như BB Cream.
Và như một hệ quả tất yếu, ngành du lịch cũng mở rộng, số lượng khách du lịch tăng từ 600.000 người đến 1,6 triệu người mỗi tháng.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman