fbpx

9 nguyên tắc trù bị tài chính cho tuổi già (phần 2)

Tốc độ thay đổi của thế giới hiện đại và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật đang diễn ra như vũ bão, kéo theo đó là sự thay đổi về nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Trước kia lợi nhuận cao lên đến 10%, thì hiện tại lợi nhuận rất thấp chỉ khoảng 4%, nên ngày nay nếu chỉ tiết kiệm thôi khó có thể giàu được. Thực tế nguồn tiết kiệm của cá nhân chỉ có thể tăng giá trị ở các thị trường như bất động sản hay cổ phần mà thôi. Do đó, đầu tư đúng kênh sẽ giúp bạn  tiết kiệm thời gian và gia tăng giá trị tài sản nhanh chóng – một kế hoạch tài chính tuyệt vời cho “tuổi già của bạn”.

>> Xem lại phần 1 tại đây

Nguyên tắc 6: Những sản phẩm an toàn cũng không thể đảm bảo một tương lai an toànnhững sản phẩm an toàn

Không có giải đáp chính xác về phương pháp chuẩn bị tiền tiết kiệm cho tuổi già. Nhiệm vụ của bạn là phải có được những khoản tiền dành riêng cho mình dù có lạm phát hay không.

Những người ở độ tuổi 35 khi chuẩn bị khoản tiền về hưu có giá trị 5 tỷ won sẽ giành ra được khoản tiền hàng tháng khác nhau với tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận mỗi năm là 15% thì một tháng số tiền là 64 vạn won, tỷ suất lợi nhuận mỗi năm là 10% thì mỗi tháng là 120 vạn won (1,9 lần), tỷ suất lợi nhuận mỗi năm là 5% tức là mỗi tháng cần 217 vạn won (3,4 lần). Thêm nữa nếu áp dụng phần trăm lợi nhuận sau thuế là 3,8% của đầu tư dài kì mỗi năm 4,5% thì sẽ dẫn tới khoản để ra mỗi tháng là 249 vạn won (3,9 lần). Nếu bạn không thể để ra mỗi tháng 249 vạn won thì tương lai của bạn thật khó đảm bảo.

Tại Hàn Quốc sau khi thành lập chế độ lương hưu cá nhân vào năm 1994 thì đến bây giờ xu hướng bỏ qua các tỷ suất lợi nhuận có liên quan đến việc làm giảm thu nhập cá nhân và việc chưa qua thuế của tiền lương hưu đang mạnh. Mỗi năm với tỷ suất lợi nhuận khoảng 3% thì không thể đảm bảo được quãng thời gian hưu trí của mọi người một cách an toàn. Hàn Quốc thường xuyên thay đổi chính sách hỗ trợ hưu trí. Nếu chế độ tài chính không thể theo kịp sự thay đổi của thời đại thì chúng ta nên tự mình thay đổi trước. Tôi tin bạn có thể tìm được phương thức tốt nhất chuẩn bị cho tuổi già của mình.

Nguyên tắc 7: Luôn luôn sẵn sàng cho mọi thay đổiLuôn luôn sẵn sàng cho mọi thay đổi

Tốc độ thay đổi của thế giới hiện đại và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật đang diễn ra như vũ bão, kéo theo đó là sự thay đổi về nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Trước kia lợi nhuận cao lên đến 10%, thì hiện tại lợi nhuận rất thấp chỉ khoảng 4%, nên ngày nay nếu chỉ tiết kiệm thôi khó có thể giàu được. Thực tế nguồn tiết kiệm của cá nhân chỉ có thể tăng giá trị ở các thị trường như bất động sản hay cổ phần mà thôi. Chúng ta có thể có được những cơ hội nào từ thay đổi đó. Trong khoảng vài năm gần đây, những sự kiện xảy ra liên tiếp như giá trái phiếu biến động trong tỷ giá ngoại tệ, sự giảm sút của cổ phiếu và giá bất động sản, sự đổ vỡ của các dự án tổ hợp chung cư cao tầng, sự tăng vọt của các quỹ tiết kiệm, tái xây dựng, tái phát triển cũng gây sự chú ý và mở ra hàng loạt cơ hội phát triển.

Bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt cơ hội cho mình. Những biến động này cũng ảnh hưởng quan trọng tới việc trù bị cho tuổi già. Thời gian dự trù cho tuổi già ít thì cũng 10 năm, mà nhiều thì là 40 năm. Bạn có thể chuẩn bị tài chính cho tuổi già liên tục trong vòng 40 năm nhưng phần lớn sẽ cần đến sự thay đổi hoặc thêm bớt.

Bạn cũng cần chú ý tới sự thay đổi của bản thân mình. Giấc mơ về dự trù tương lai của bạn bây giờ với 10 năm sau có thể sẽ rất khác nhau. Vì thế dự trù tuổi già của bạn cũng phải khác đi.

Biến động thời đại mang đến cho chúng ta cơ hội. Nếu không có những biến động này thì chúng ta có thể sẽ cứ mãi mãi lặp lại cuộc sống giống hệt nhau.

Thêm vào đó nếu không có những biến động thì người giàu sẽ mãi mãi sống cuộc sống của người giàu và người nghèo mãi mãi sống cuộc sống của người nghèo. Cuộc sống có thể trở nên thú vị hơn với những thay đổi. Thay vì từ chối sự thay đổi và trốn tránh chúng thì bạn cần phải xem xét chúng, để có những quyết định phù hợp.

Nguyên tắc 8: Hãy lập bảng cân đối thu chi mỗi năm một lần, thực hiện sổ ghi chép chi tiêu gia đìnhHãy lập bảng cân đối thu chi mỗi năm một lần, thực hiện sổ ghi chép chi tiêu gia đình

Mlỗi năm một lần bạn cần phải lập ra bảng cân đối thu chi và kiểm tra các thu chi về tài chính cũng như mục lục các tài sản cá nhân. Kể cả những người không sử dụng bảng thu chi gia đình thì cũng nên mỗi năm một lần lập ra bảng tổng quát về tài chính của bản thân. Bạn có thể dành ra một ngày để lập bảng cân đối thu chi một năm, cũng có thể chỉ mất vài tiếng, công việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Qua quá trình phân tích, đánh giá tài sản cá nhân và số nợ bạn đang mắc phải, bạn có thể tự mình nhận thức phần nào về khả năng kinh tế của mình để đưa ra các kế hoạch tỉ mỉ, có hệ thống chứ không phải làm việc theo cảm tính. Thêm vào đó quá trình lập bảng cân đối chi tiêu có thể tăng sự quyết tâm cho những người kinh tế chưa vững chắc và sự tự tin cho những người có nền tảng kinh tế tốt.

Những người có nền tảng kinh tế chưa tốt cần phải hiện thực hoá sổ ghi chép chi tiêu gia đình. Chính vì chưa có sổ ghi chép chi tiêu gia đình nên việc thu chi của bản thân mới không cân đối như vậy. Bạn có thể sử dụng một chương trình quản lý chi tiêu gia đình trên máy tính, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Với những người có nền tảng tài chính chưa vững chắc thì ghi chép chi tiêu gia đình càng có tầm quan trọng. Phần lớn nguyên nhân của việc tài chính cá nhân chưa tốt là do “chi tiêu quá tay”. Khi bạn sử dụng ghi chép chi tiêu cá nhân thì bạn dễ dàng biết được quy mô tiêu dùng từng hạng mục mua sắm của bản thân. Nếu so sánh với mức mua sắm trung bình của mọi người thì bạn không khó phát hiện ra vấn đề của bản thân là gì.

Nếu trước bạn chưa có ý tưởng về trù bị cho tuổi già mà giờ đây bạn muốn chuẩn bị cho tương lai thì hãy bắt đầu từ việc lập bảng biểu chi tiêu cá nhân. Lập bảng biểu thu chi cá nhân, sau đó hãy lập ngay kế hoạch trù bị cho tuổi già.

Nguyên tắc 9: Trước tiên cần sống khỏe và sống vuiTrước tiên cần sống khỏe và sống vui

Tuy ai cũng biết tầm quan trọng của việc dự trù cho tuổi già nhưng phần lớn mọi người lại không thực hiện chúng. Bất kỳ ai nếu hiện tại không mắc phải vấn đề gì về sức khỏe thì đều có suy nghĩ rằng: “Có thể tôi sẽ…”. Thế nhưng trong số những người có vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe khi về hưu thì phần lớn họ đều là những người sống rất khỏe khi trẻ. Những người còn trẻ mà sức khỏe không tốt thì luôn luôn có ý thức quan tâm đến sức khỏe của bản thân, ngược lại, những người có sức khỏe tốt thường tự mãn và coi đó không phải là vấn đề phải đối mặt trong hiện tại nên coi thường sức khỏe, vì thế về già lại thường sống không khỏe mạnh.

Dù sao thì khi về già sức khỏe vẫn quan trọng hơn tiền bạc. Bạn nên bắt đầu luyện tập thể dục từ khi còn trẻ để có thể có sức khỏe tốt.

Bạn nên tìm cách để tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống của mình. Bạn hãy quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình, hãy quan tâm, chia sẻ với những người thân yêu. Cuộc sống càng ý nghĩa, bạn sẽ càng có nhiều năng lượng. Đó cũng chính là cách bạn chuẩn bị cho tuổi già của mình trong tương lai để bạn có một tuổi già sống vui – sống khỏe – sống hữu ích.

Trích từ sách Thịnh vượng tài chính tuổi 30

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề