9 việc cần làm để quản lý tài chính tuổi 20
Ở độ tuổi 20, các bạn trẻ thường ít khi lo nghĩ đến việc ổn định tình hình kinh tế, quản lý tài chính cá nhân.Thường là tiền bạc chẳng có bao nhiêu để mà quản lý.
Thế nhưng kể cả trong tình huống đó, bạn vẫn nên lựa chọn bắt đầu từ bây giờ. Để sớm tạo dựng được một nền tảng kinh tế tốt và ổn định cho tương lai. Nếu bạn hiểu và muốn đạt được nguyện vọng như vậy, thì dưới đây là 9 việc cần làm mà bạn nên sớm bắt tay để quản lý tài chính cá nhân.
Giáo dục bản thân về tài chính cá nhân
Đa số chúng ta không được học cách quản lý tài chính cá nhân ở trường học. Hay thậm chí là từ chính cha mẹ mình. Đây thật sự là một thiếu sót lớn bởi kinh nghiệm và kiến thức về tài chính là điều vô cùng quan trọng.
Vậy nên bạn cần phải tự tìm tòi và học hỏi về lĩnh vực này. Sau khi đọc một vài cuốn sách hay khóa học, bạn sẽ sớm nhận ra rằng, chúng thường xoay quanh những vấn đề khá giống nhau. Tuy vậy, với những góc nhìn khác nhau từ những tác giả khác nhau. Chắc hẳn chúng sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn rất nhiều về những nguyên tắc cơ bản trong tài chính cá nhân.
Lập bảng ngân sách cá nhân
Sau khi có được kiến thức, việc đầu tiên cần làm để quản lý tài chính cá nhân chính là lập bảng ngân sách. Lấy ra vài mẩu giấy hay tải vè một app quản lý chi tiêu. Và bắt đầu viết nhanh những khoản thu chi của bản thân.
Việc liệt kê hết ra như vậy sẽ giúp bạn có một cái nhìn bao quát. Từ đó nắm bắt rõ hơn về những khoản chi tiêu không cần thiết. Bảng ngân sách giúp ta có thể đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Cũng như cách phân phối tiền bạc vào từng hạng mục cụ thể để có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất.
Nghiên cứu những dịch vụ bảo hiểm y tế
Nếu nơi làm việc của bạn có mua bảo hiểm y tế cho nhân viên, vậy thì bạn không cần bận tâm quá nhiều. Nhưng trong trường hợp ngược lại, hãy tự tìm hiểu về những gói bảo hiểm y tế chọn lựa một chương trình phù hợp nhất.
Những người trẻ thường chủ quan với sức khỏe của mình. Nhưng dù có như thế nào đi nữa, hãy chọn cho mình một bước đi an toàn. Không ai biết trước được bệnh tật hay tai nạn có thể xảy ra lúc nào. Tốt hơn hết là hãy cứ phòng hộ cho bản thân mình một cách cẩn thận.
Theo dõi điểm tín dụng
Có đủ tiêu chuẩn tín dụng là một điều rất quan trọng và cần thiết khi bạn muốn vay thế chấp hay vay tiền mua ô tô. Bởi đó là cơ sở duy nhất để ngân hàng có thể biết và kiểm soát được khả năng chi trả khoản nợ của bạn.Vì vậy, bạn có thể bắt đầu theo dõi tiêu chuẩn tín dụng của mình qua bảng thống kê tín dụng hàng năm.
Việc kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên, ít nhất một lần một năm. Còn giúp bạn có thể nắm bắt những khoản vay bất hợp pháp, thực hiện bởi những kẻ trộm danh tính dưới danh nghĩa của chính bạn. Phát hiện được sớm những tình trạng như vậy. Bạn sẽ có khả năng báo với các nhà chức trách và xử lý vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Lập quỹ tài chính khẩn cấp
Đôi khi sẽ có những khoản thanh toán hóa đơn ập đến đột ngột. Ví dụ như hỏng xe, tai nạn, trộm cắp… Nhưng nếu có thói quen duy trì một khoản tiền dự phòng, bạn sẽ không quá lúng túng khi rơi phải những tình cảnh kể trên.
Lập tài khoản hưu trí cá nhân
Sau khi bạn đã lập được quỹ khẩn cấp và trả hết các khoản vay lãi suất cao, hãy lập một tài khoản hưu trí cá nhân. Albert Einstein đã nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận được sự giàu có, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó.” Vậy nên kể cả với số tiền nhỏ cũng hãy bắt đầu tiết kiệm sớm. Bởi lãi kép sẽ giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên nhiều lần.
Bắt đầu một công việc phụ
Thay vì chỉ tiết kiệm tiền, hãy tìm kiếm thêm cho mình một nguồn thu nhập khác. Bằng việc làm quen với cách kiếm tiền từ nhiều công việc khác nhau. Bạn không chỉ gia tăng kiến thức và kinh nghiệm. Mà còn dành dụm được thêm không ít tiền cho bản thân.
Đặc biệt trong một thị trường đầy sự biến động và cạnh tranh như hiện nay. Bạn không thể mong chờ có một khoản lương ổn định từ duy nhất một công ty được. Bởi vậy, khi có nhiều hơn một nguồn thu nhập bạn sẽ giảm được đáng kể rủi ro “trắng tay” khi thất nghiệp của mình.
Luyện tập kỹ năng thương lượng
Biết cách thương lượng khôn khéo, bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn, và cả kiếm được nhiều hơn nữa.
Bạn có thể thực hành thương lượng khi thực hiện bất kỳ hành động mua bán nào. Từ nhà cửa, xe cộ, các dụng cụ thiết bị, hoá đơn tiền điện thoại… Đừng ngần ngại trong việc luyện tập. Hãy nhớ kỹ rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Bạn thậm chí còn có thể thương lượng để yêu cầu được trả mức lương cao hơn nữa. Dù chỉ là một lượng tăng nhỏ so với ban đầu. Thì bạn cũng sẽ gia tăng được một khoản thu nhập đáng kể qua thời gian dài!
Lập mục tiêu tài chính lâu dài
Nếu bạn có thể thực hiện được những điều kể trên. Bạn đã bước lên một nấc thang hiểu biết cao hơn so với những người đồng lứa. Sau đó, khoảng thời gian tiếp theo sẽ là thời gian thích hợp để bạn đặt ra những mục tiêu và quản lý tài chính về mặt lâu dài. Nó có thể là kế hoạch trả trước cho một căn nhà của riêng bạn. Hay cũng có thể là mục tiêu giá trị tài sản cần đạt được trước tuổi 40.
Dù kế hoạch của bạn có là gì. Hãy dành một khoảng thời gian ngắn, liệt kê chúng ra một cách thật rõ ràng và dần bắt tay vào những công việc gần nhất.
Happy Live Team
Nguồn: Volunteer For Education